PHẦN II : NỘI DUNG
2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
2.1.6. Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự
tự chịu trách nhiệm tại Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
Thứ nhất, nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của KBNN Tiền Giang chủ yếu là từ NSNN. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí của KBNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Quản lý chi NSNN là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện tiết kiệm, hợp lý theo đúng chính sách, chế độ, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của KBNN trong từng thời kỳ. Quản lý tài chính tại KBNN Tiền Giang là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong bố trí và sử dụng ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch NSNN.
Thứ hai, Quản lý tài chính tại KBNN Tiền Giang có vai tr cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi) của đơn vị. Nguồn lực tài chính là nền tảng, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ, tăng cường cơ sở vật chất và góp phần quan
trọng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Quản lý tài chính hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cán bộ, công chức.
Thứ ba, Quản lý tài chính tại KBNN Tiền Giang góp phần tuân thủ hành lang pháp lý đối với quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính; nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và hợp lý, từ việc xây dựng các định mức, tiêu chuẩn, lập kế hoạch đến các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu tài chính, nhằm đạt được mục tiêu của kinh tế vĩ mô.