PHẦN II : NỘI DUNG
3.2.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ
3.2.2.1. Đổi mới quy trình lập dự toán, thực hiện dự toán được giao và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước
Hoàn thiện công tác lập dự toán
Công tác lập dự toán của KBNN Tiền Giang nên chuyển sang thực hiện theo phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Với đặc thù của hoạt động KBNN là kết quả đầu ra tương đối rõ thì việc áp dụng lập ngân sách theo kết quả đầu ra hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển KBNN theo từng giai đoạn nên việc xây dựng dự toán cho khoảng thời gian thực hiện chiến lược là có thể thực hiện được.
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa trên cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra, qua đó giúp cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả và hiệu lực.
Lập ngân sách theo kết quả đầu ra bao hàm một khuôn khổ chiến lược và cơ chế phân bổ nguồn lực liên quan đến các đầu ra và kết quả. Do đó, cần xây dựng một khuôn khổ chiến lược trung hạn (từ 3 đến 5 năm) có xác định các mục tiêu hàng năm, gắn kết giữa việc quản lý phân bổ nguồn lực với quản lý thực hiện trong khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Những yếu tố cơ bản của quy trình chiến lược đó là: đánh giá những đặc điểm quan trọng trong lĩnh vực hoạt động, quản lý của đơn vị, xác định các kết quả chủ yếu nhằm phấn đấu đạt được, lựa chọn tập hợp các đầu ra tốt nhất để hướng tới đạt được các kết quả đã lựa chọn trong khuôn khổ trung hạn (3 - 5 năm), xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực hiện kế hoạch, đánh giá năng lực của đơn vị trong việc cung cấp hỗn hợp các đầu ra nhằm đạt được các kết quả đã lựa chọn và xây dựng hệ thống báo cáo nhằm cung cấp thông tin quản lý.
Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khả thi của dự toán, KBNN Tiền Giang lập dự toán kinh phí phải xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn từ 3 đến 5 năm của đơn vị. Khi đó đơn vị dự toán cấp trên, cơ quan tài chính thẩm định, bố trí dự toán kinh phí hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch sử dụng kinh phí.
Theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, dự toán ngân sách của đơn vị sẽ được lập gồm 2 phần:
- Ngân sách cơ bản: Ngân sách cơ bản hay c n gọi là cơ sở tối thiểu được xây
dựng nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động cơ bản của đơn vị (bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên). Trong ngân sách trung hạn, các hoạt động cơ bản của đơn vị tạo nên cơ sở tối thiểu để lập ngân sách cơ bản. Cơ sở tối thiểu từng bước được hình thành thông qua đánh giá một cách có hệ thống các hoạt động và chức năng của đơn vị trên cơ sở hàng năm. Với cách làm này, dần dần các khoản chi tiêu không hiệu quả sẽ được loại trừ ra khỏi ngân sách cơ bản. Phần tiết kiệm sẽ dành cho các mục tiêu ưu tiên.
- Ngân sách phát triển: Trong khuôn khổ trung hạn, ngân sách phát triển được
lập dựa vào các chiến lược ưu tiên của đơn vị. Để đảm bảo cho việc tài trợ có hiệu quả các mục tiêu ưu tiên, các nguồn lực dành cho chương trình có liên quan đến thứ tự ưu tiên đưa vào ngân sách phát triển. Ngân sách phát triển cũng có cơ sở tối thiểu. Cơ sở tối thiểu được tạo lập từ những ưu tiên phát triển trong nhiều năm. Một khi ưu tiên đã được hoàn thành thì nguồn ngân sách cho phần ưu tiên đó sẽ loại trừ và thay thế vào đó là các ưu tiên mới.
Dự toán ngân sách = Ngân sách cơ bản + Ngân sách phát triển
Quản lý quy trình dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn: Với tầm nhìn chiến lược trung hạn, dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn được soạn lập theo nguyên tắc cuốn chiếu 3 năm trên cơ sở có dự báo về mức độ và cơ cấu chi tiêu. Năm đầu của khuôn khổ chi tiêu trung hạn được xem là năm không có thay đổi chính sách và là cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách cho 3 năm tiếp theo. Trong trường hợp Nhà nước có thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của đơn vị, trên cơ sở của ngân sách cơ bản và hướng dẫn của
KBNN, KBNN Tiền Giang tiến hành tính các tham số làm thay đổi dự toán và điều chỉnh các yếu tố thay đổi trong dự toán ngân sách cơ sở tối thiểu cho các năm c n lại theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Về chế độ báo cáo trong khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, yêu cầu KBNN Tiền Giang phải lập báo cáo hàng năm gửi KBNN, bao gồm các bản báo cáo sau:
- Báo cáo kết quả: Mục đích của báo cáo kết quả là phân tích đầy đủ mối quan
hệ giữa đầu ra và kết quả; xác định tất cả các kết quả phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả có thống nhất với mục tiêu hay không; những kết quả phát sinh từ các đầu ra của đơn vị...
- Báo cáo đầu ra: Để truyền tải thông tin hữu ích về kết quả, cũng như các nguồn lực và quá trình thực hiện cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, đơn vị cần lập báo cáo về đầu ra. Báo cáo đầu ra không phân tích quá chi tiết các đầu ra hoặc liệt kê một cách sơ lược các danh mục đầu ra mà được xác định các đầu ra ở mức hợp lý. Đối với lĩnh vực KBNN, báo cáo đầu ra được căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chất lượng công tác quản lý quỹ NSNN, công tác kiểm soát chi, huy động động vốn cho đầu tư phát triển, an toàn kho quỹ…
Những khía cạnh cần cân nhắc để lập báo cáo đầu ra ở mức hợp lý bao gồm: các nguồn tài liệu liên quan đến các đầu ra để đạt được những kết quả dự kiến; cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở hoạt động của đơn vị để xác định trách nhiệm và quá trình cung ứng các đầu ra; danh mục của các hoạt động phải có tiêu thức đồng nhất khi được tổng hợp thành mỗi đầu ra cho mục đích báo cáo chi phí.
- Báo cáo chi phí: Mục đích của báo cáo này là cung cấp toàn bộ thông tin về
chi phí; cung cấp cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên thông tin lựa chọn những người cung cấp đầu ra thay thế; hình thành cơ sở cho việc tài trợ thông qua tiến trình lập dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực tài chính.
Thực hiện theo dự toán được giao:
* Kinh phí thường xuyên: Căn cứ dự toán chi NSNN được giao, KBNN Tiền Giang chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện dự toán chi NSNN quý. Đến cuối quý để xác định kinh phí đã sử dụng, kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập cho
CBCC và trích lập quỹ theo quy định.
* Kinh phí đầu tư phát triển, hiện đại hóa:
Căn cứ nội dung danh mục dự toán được Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt, KBNN Tiền Giang tổ chức triển khai thực hiện, việc quản lý sử dụng phải đảm bảo đúng quy định về phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư XDCB theo quy định.
Công tác quyết toán kinh phí NSNN :
Trong thời gian qua, công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán của KBNN các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lượng, khối lượng công việc thực hiện. Để khắc phục các hạn chế này, cần thay đổi quy định về xét duyệt, thẩm định quyết toán kinh phí hoạt động của KBNN các cấp hiện nay theo hướng:
- KBNN Tiền Giang lập báo cáo quyết toán hàng năm theo mẫu biểu quy định (kèm theo Thuyết minh báo cáo tài chính), trong đó báo cáo tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động được lập theo chế độ báo cáo trong khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước KBNN về công tác quản lý và tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí NSNN. Quy định này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ tài chính về sử dụng kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và các quy định hiện hành về chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị đối với các nội dung, nhiệm vụ của đơn vị và phù hợp với chủ trương nâng cao tính tự chủ và tăng cường chế độ trách nhiệm với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, khi lập Báo cáo quyết toán năm phải đánh giá và thuyết minh đầy đủ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, cũng như công tác quản lý, sử dụng kinh phí trong năm, khắc phục hạn chế về chất lượng Báo cáo quyết toán chưa đảm bảo và đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời gian qua.
- Trên cơ sở Báo cáo quyết toán của KBNN Tiền Giang, KBNN thực hiện đối chiếu, thẩm định số liệu quyết toán theo từng nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt và dự toán được giao trong năm, tình hình chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế hoạch NSNN.
3.2.2.2. Tiếp tục thực hiện mô hình kế toán tập trung tại Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
Năm 2015 KBNN đã triển khai và thực hiện đồng bộ mô hình KTNB tập trung tại KBNN tỉnh :
- KBNN Tiền Giang là đơn vị dự toán cấp 3 thuộc KBNN, tổ chức công tác kế toán của đơn vị dự toán cấp 3.
- KBNN cấp huyện là đơn vị thực hiện công tác báo sổ, định kỳ hàng tháng mang hồ sơ, chứng từ về KBNN tỉnh để kiểm tra, hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Việc triển khai đạt được kết quả:
Công tác chỉ đạo điều hành: KBNN Tiền Giang thực hiện công tác tuyên truyền đến toàn thể CBCC trong đơn vị hiểu được mục đích, ý nghĩa và chủ trương của KBNN trong thực hiện KTNB tập trung tại KBNN tỉnh. Đồng thời xây dựng Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện KTNB tập trung.
Công tác xây dựng, ban hành văn bản: Trên cơ sở các văn bản của KBNN và
chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 2345/QĐ-BTC, ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nước Tiền Giang xây dựng sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính (Quyết định số 16/QĐ- KBTG ngày 02/02/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN Tiền Giang, Quyết định số 17/QĐ-KBTG ngày 19/12/2014 về việc ban hành Quy chế chi tiêu và một số định mức chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN Tiền Giang, và công văn số 511/KBTG-TV ngày 02/12/2014 về việc chuẩn bị triển khai KTNB tập trung tại KBNN cấp huyện.
Công tác khóa sổ, chuyển sổ: Để triển khai công việc này, KBNN Tiền Giang
chủ động xây dựng kế hoạch (có chia ra thời gian tổ chức thực hiện các công việc cụ thể) như việc chốt số liệu bàn giao về KBNN tỉnh, xử lý các nguồn kinh phí và chuyển số dư các nguồn kinh phí về KBNN tỉnh kịp thời theo đúng quy định.
Thực hiện thống nhất các nội dung từ khi khâu lập hồ sơ, chứng từ và các bảng chấm công để hưởng các chế độ theo cơ chế chi tiêu nội bộ của KBNN Tiền
Giang. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; giảm thiểu các sai sót trong chi tiêu tài chính nội bộ nhưng vẫn đảm bảo sự chủ động của các đơn vị trong việc sử dụng kinh phí được giao để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi.
Đối với chi thường xuyên thực hiện theo dự toán đã bố trí, các khoản chi thanh toán cá nhân cho CBCC thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ cho CBCC toàn tỉnh (thực hiện công khai trên Trang thông tin nội bộ trước khi chi chuyển tiền qua ngân hàng vào tài khản cá nhân - ATM của CBCC). Từ đầu năm triển khai, hướng dẫn cho các đơn vị chủ động lập kế hoạch chi quý, xác định kinh phí tiết kiệm hàng quý để chi bổ sung thu nhập cho CBCC.
Dự toán chi mua sắm tài sản, chi cải tạo - sửa chữa trụ sở làm việc: KBNN
Tiền Giang tổ chức phân khai dự toán toán và lập kế hoạch, triển khai thực hiện tập trung tại KBNN tỉnh.
Nhìn chung, qua 3 năm triển khai mô hình KTNB tập trung nhận thấy hiệu quả mang lại cao, CBCC làm công tác KTNB chuyên nghiệp, hiệu quả và chất lượng. Tiếp tục thực hiện mô hình KTNB tập trung trong thời gian tới để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý tài chính của KBNN Tiền Giang.
3.2.2.3. Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng nguồn tài chính
Việc công khai nhằm phát huy quyển làm chủ của CBCC trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được cấp, công tác tổ chức cán bộ của đơn vị, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của KBNN; đồng thời nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình việc quản lý và sử dụng NSNN của đơn vị.
Công khai phải được thực hiện đúng quy định về nội dung, phạm vi, thời gian, đối tượng công khai; đảm bảo công khai dân chủ có tổ chức và tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ.
Phạm vi cần công khai: chỉ tiêu lao động, kinh phí hoạt động của đơn vị, phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm, việc hình thành và sử dụng các
quỹ của đơn vị,…
Nội dung cần công khai:
* Công khai báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cũng như kết quả thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra giúp cho việc thực hiện các kiến nghị của thanh tra được nghiêm túc và tăng cường sự giám sát của CBCC đối với việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của thanh tra, kiểm tra.
* Về dự toán chi
Công khai trong việc lập dự toán chi nhằm mục đích tổng hợp được ý kiến rộng rãi trong toàn đơn vị về dự toán bố trí để thực hiện nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Tránh trường hợp công chức làm nhiệm vụ kế toán không cụ thể hoá được kinh phí tương ứng với các nhiệm vụ của hoạt động kiểm toán và nhiệm vụ thực hiện kế hoạch của đơn vị trong năm ngân sách tiếp theo.
Công khai dự toán được KBNN phân bổ, kể cả dự toán được điều chỉnh, bổ sung trong năm để công chức và người lao động trong đơn vị nắm được, chủ động đề xuất thực hiện nhiệm vụ và có thể giám sát công tác chấp hành chi.
* Về chấp hành chi
Hàng quý, 6 tháng, năm kế toán phải thực hiện tổng hợp quyết toán kinh phí và công bố công khai để công chức và người lao động nắm được việc sử dụng kinh phí có