Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 47 - 49)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% giá thành sản xuất. Trong những năm gần đây giá nguyên liệu thô luôn biến động bất thường, làm cho người chăn nuôi rất khó có thể dự đoán được sự thay đổi của nó. Đồng thời, giá thịt lợn thành phẩm không những không cao lên mà lại còn có lúc giảm xuống, biến động không tùy thuộc vào giá nguyên liệu mà tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Từ thực trạng trên, các chủ trang trại bắt đầu tự trộn thức ăn nhiều hơn, không phụ thuộc vào giá thành thức ăn chăn nuôi sản xuất sẵn nữa, họ bắt đầu chủ động tìm hiểu, tận dụng các nguyên liệu có sẵn và phối trộn phù hợp với trại của mình. Tuy nhiên, sử dụng các nguyên liệu thức ăn tinh phối trộn với các phụ phẩm, thức ăn thô xanh cũng cần được lựa chọn làm sao giảm chi phí lại đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi lại rất quan trọng.

Sau khi nghiền và trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ ở bảng 3.2 chúng tôi lấy mẫu thức ăn ở 4 thời điểm khác nhau. Kết quả phân tích thành phần của hỗn hợp thức ăn được trình bày trong bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 có thể thấy ở công thức TN1 và công thức TN2 sau khi ủ đều có giá trị dinh dưỡng tăng lên, cụ thể CP tăng qua các thời điểm 72h, 120h và 168h lần lượt với công thức TN1 là 1,18%, 1,62 và 2,1%; với công thức TN2 lần lượt là 0,93%, 1,36% và 2,35%. Xơ NDF giảm tương ứng là 8,53%, 9,65% và 12,65% đối với TN1; giảm tương ứng với TN2 là 9,2%, 10,34%, 12,3%; giá trị năng lượng tăng tương ứng là 12,9%, 15,8%, 22,9% đối với TN1 và tăng tương ứng là 14,3%, 17,3%, 22,2% đối với TN2. Tuy nhiên các loại xơ khó tiêu hóa như ADF hay CF đều giảm không đáng kể.

So sánh giữa lô ĐC với lô TN1 và TN2 chúng tôi thấy tại thời điểm 0h ở cả 2 lô thí nghiệm đều có năng lượng và hàm lượng protein thấp hơn lô đối chứng. Nhưng đến thời điểm ủ được 168 h thì năng lượng và protein ở 2 lô thí nghiệm đều tăng lên cao ngang bằng với lô đối chứng. Như vậy, lên men thức ăn theo công thức của chúng tôi làm tăng giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn và đặc biệt lên men làm giảm tỉ lệ xơ khó tiêu trong các nguyên liệu thức ăn, trong quá trình lên men vi sinh vật sẽ phân giải xơ thành các chất dễ tiêu hóa, từ đó tăng tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn. Đây là giải pháp tốt với các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng hạn chế hoặc không cân bằng hoặc chứa nhiều xơ khó tiêu hóa.

Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (n = 3) Chỉ tiêu ĐC2 TN1 3 TN24 0h 72h 120h 168h 0h 72h 120h 168h DENRC, kcal/kg VCK 3053,94 2503,10 2825,93 2899,38 3075,93 2481,58 2836,57 2911,15 3031,65 MENRC, kcal/kg VCK 2989,04 2459,60 2770,27 2839,87 3009,97 2439,22 2783,13 2853,94 2966,36 CP, %VCK 17,50 15,50 16,68 17,12 17,60 15,30 16,23 16,66 17,65 NDF, %VCK 24,98 32,10 23,57 22,45 19,45 32,70 23,50 22,36 20,40 ADF, %VCK 10,12 16,60 16,65 16,26 15,38 16,90 16,69 16,30 15,97 CF, %VCK 5,63 11,80 11,86 11,50 10,76 12,20 12,08 11,71 11,35 EE, %VCK 5,86 5,10 5,63 5,53 5,36 5,00 5,40 5,31 5,31 Ash, %VCK 6,83 9,10 10,31 10,00 9,41 9,00 10,01 9,71 9,42 SCHO, %VCK 44,83 38,16 43,81 44,89 48,17 38,05 50,21 52,10 54,88

Ghi chú: DE: Năng lượng tiêu hóa (tính theo NRC 1998); ME: Năng lượng trao đổi (tính theo NRC 1998); CP: protein thô, EE: mỡ thô; CF: xơ thô; NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit; Ash: khoáng tổng số; SCHO: cacbon hydrate hòa tan (SCHO = 100 - CP-NDF-EE-Ash.

2 ĐC: Thức ăn hỗn hợp tự phối trộn (bảng 3.2)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xác định hàm lượng acid hữu cơ và độ pH của thức ăn lên men qua các thời điểm khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Kết quả cho thấy, ở cả 2 lô thí nghiệm hàm lượng các axit hữu cơ tăng dần qua các thời điểm lên men, đồng thời giá trị pH giảm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản thức ăn. Tuy nhiên nếu thời gian quá dài (>7 ngày trong mùa hè) thức ăn có thể bị quá chua, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và lượng thu nhận ở lợn.

Đã có một số nghiên cứu về lên men và ủ chua thức ăn để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho các nguyên liệu thức ăn. Nguyễn Văn Sáu (2002) cho biết lên men bèo lục bình bằng cách phơi nắng và ủ chua theo tỉ lệ 4 lục bình 1 rỉ mật có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của bèo lục bình. Đặng Văn Lợi (2000) cũng đã sử dụng chủng A. Niger phân lập được từ bã sắn của nhà máy sản xuất tinh bột để lên men bã sắn làm thức ăn cho gia súc. Sau 21 giờ lên men hàm lượng protein thô đạt 10,1% chất khô, trong quá trình lên men bã sắn bởi A. niger, xianua bị thuỷ phân hoàn toàn.

Bảng 4.2. Hàm lượng axít hữu cơ và độ pH của thức ăn lên men Thành phần acid hữu cơ Thành phần acid hữu cơ

TN1 (n = 3) (n = 3)TN2 0h 72h 120h 168h 0h 72h 120h 168h pH 6,5 6,0 6,0 5,5 6,5 6,0 6,0 5,5 AXHC tổng sô, % VCK - 2,04 2,17 2,25 - 1,81 2,12 2,31 Lactic, % VCK - 1,51 1,63 1,70 - 1,31 1,43 1,49 Butyric, % VCK - 0,21 0,22 0,23 - 0,15 0,37 0,48 Acetic, % VCK - 0,11 0,15 0,16 - 0,11 0,13 0,13

Như vậy, lên men thức ăn theo phương pháp của chúng tôi làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn, kết quả này tương đương với kết quả các nhà nghiên cứu khác. Nguyễn Hưng Quang và cs. (2009) đã chỉ ra rằng ủ chua củ sắn với muối sau 30 ngày ủ protein tăng từ 2,14% -3,17%. Đặng Văn Lợi (2000) cho biết sau 21 giờ lên men hàm lượng protein thô đạt 10,1% chất khô, trong quá trình lên men bã sắn bởi A. niger, xianua bị thuỷ phân hoàn toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 47 - 49)