Các yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn lên men lỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 29 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Thức ăn lên men lỏng

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn lên men lỏng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men bao gồm: loại vi sinh vật có mặt, số lượng vi sinh vật có mặt, nhiệt độ, pH,...

Số lượng vi khuẩn lactic có mặt thực tế trong thức ăn chăn nuôi hoặc số lượng vi khuẩn lactic được thêm vào quyết định đến mức độ sản sinh axit lactic. Số lượng vi khuẩn lactic nhiều sẽ làm sự sản sinh vi khuẩn lactic diễn ra nhanh hơn so với quá trình sản sinh các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella

hoặc E.coli. Olstorp et al. (2008) báo cáo rằng thành phần các loài vi khuẩn trong lên men thức ăn chăn nuôi dạng lỏng thay đổi trong suốt quá trình lên men, họ chỉ ra rằngPediococus pentosaceus có mật độ chủ yếu khi bắt đầu xảy

ra sự lên men, nhưng sau 3 ngày, Lactobacillus plantarum trở thành loài có mật độ chủ yếu.

Sự phân bố và có mặt của nấm men cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn lên men cả tích cực và tiêu cực. Nấm men có khả năng gắn kết các vi khuẩn có trong ruột trên bề mặt của chúng, bằng cách gây trở ngại trong gắn kết các vi khuẩn này với biểu mô ruột. Do đó, nồng độ nấm men cao trong thức ăn chăn nuôi lên men dạng lỏng sẽ làm giảm các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy vậy, nồng độ nấm men cao có thể là kết quả của sự sản sinh mùi thối làm giảm tính ngon miện của thức ăn.

Hình 2.1. Tương tác trong thức ăn lỏng lên men giữa các vi sinh vật

Các thông số khác như nhiệt độ lên men, pH, tỷ lệ nước trong thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của thức ăn chăn nuôi lên men dạng lỏng. Jensen and Mikkelsen (1998) đã báo cáo rằng nên lên men thức ăn chăn nuôi ở nhiệt độ ít nhất là 20°C với pH < 4,5 vì các nguồn bệnh từ ruột như E.coli và

Salmonella không chịu được giá trị pH < 4,5. Beal et al. (2003) nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến sự loại trừ Salmonella, kết quả cho thấy thời gian yêu cầu để hạn chế các vi khuẩn này ở 300C ngắn hơn nhiều so với ở 200C. Do đó, dù nhiệt độ tối thiểu được lựa chọn tối ưu cho lên men thức ăn chăn nuôi dạng lỏng là 200C thì ở nhiệt độ 300C vẫn thích hợp hơn bởi nó cho phép sản sinh acid lactic nhanh hơn và sự loại trừ các nguồn bệnh liên quan đến ruột cũng diễn ra nhanh hơn.

Vi sinh vật: - Vi khuẩn lactic - Nấm men - Trực khuẩn... Các chất dinh dưỡng - Carbone hydrate - Xơ, Protein - Axit amin - Vitamin... Lên men: - Thời gian - Nhiệt độ - Thức ăn - Tỉ lệ nước...

Lượng nước trong quá trình ủ men cũng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn lên men. Tỷ lệ nước trong thức ăn thường được sử dụng cho sản xuất thức ăn dạng lỏng hoặc lên men thức ăn dạng lỏng có thể dao động giữa 1:1,5 và 1:4,0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)