Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men ở trong nước và nước ngoài
VÀ NƯỚC NGOÀI
2.5.1. Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam có 80% dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trong đó chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phần lớn các hộ chăn nuôi lợn hiện nay đa số vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình.
Đã có rất nhiều hộ chăn nuôi vay vốn để đầu tư chuồng trại nuôi theo mô hình bán công nghiệp. Sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp do các nhà máy thức ăn chăn nuôi cung cấp nhưng cám công nghiệp đến được chuồng nuôi của bà con có giá quá cao do phải gánh thêm nhiều nấc phân phối và phí vận chuyển. Đặc biệt việc lợn ăn cám công nghiệp nhiều, thiếu rau xanh trong khẩu phần ăn nên có sức đề kháng rất thấp. Nếu việc vệ sinh chuồng trại và phòng dịch không đạt yêu cầu thì lợn rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó rất nhiều gia trại, nông trại đã lỗ phải treo chuồng. Vì vậy thức ăn dạng lỏng tận dụng được các phụ phẩm của ngành công nghệ chế biến thực phẩm như phụ phẩm của ngành làm rượu, làm ethanol, làm bia, làm đậu nành, làm bánh kẹo..., hạ được giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm được chi phi phơi sấy các phụ phẩm dạng ướt. Không những thế sử dụng thức ăn lỏng lên men giúp cho quá trình tiêu hóa protein được cải thiện, pH giảm, kích thích hoạt động phân giải protein trong dạ dày và làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày, cho phép thêm thời gian để tiêu hóa trong dạ dày sẽ diễn ra, nhờ vậy mà thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Chăn nuôi lợn bằng thức ăn dạng lỏng (liquid feeding) là công nghệ chăn nuôi lợn đang được áp dụng rộng rãi ở châu Âu, nhất là sau khi EU ban bố lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi vào năm 2006 tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn rất ít nghiên cứu về thức ăn lên men lỏng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Oánh và cs. (2015) cho thấy bã rượu có tỉ lệ acid lactic cao và pH thấp, sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn với mức 11- 40% với lợn nái và 11- 40% với lợn thịt có thể hạn chế được bệnh đường tiêu hóa.
Nguyễn Bá Mùi (2004) đã chỉ ra rằng: thay thế 10 và 15% năng lượng trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua không làm ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con lúc 21 và 30 ngày tuổi đồng thời chi phí cho 1 kg lợn con cai sữa ở khẩu phần thay thế rẻ hơn từ 450 - 700 đồng so với khẩu phần không thay thế.
Vũ Duy Giảng và Lê Quang Thành (2015) cho biết: thức ăn lỏng là thức ăn chứa các nguyên liệu thức ăn khô cùng với nước, tỷ lệ chất khô chiếm khoảng 20 - 30% khối lượng thức ăn. Thức ăn lỏng được chia thành các loại:
- Thức ăn lỏng không lên men (nguyên liệu khô trộn với nước ngay trước khi cho ăn, tỷ lệ thức ăn/nước vào khoảng 1/2 - 1/3).
- Thức ăn lỏng lên men (thức ăn ngâm trong nước được lên men tự nhiên hoặc lên men bằng vi khuẩn lactic).
- Thức ăn lỏng axit hoá bằng axit lactic (bổ sung 40 - 42g axit lactic/kg chất khô vào hỗn dịch thức ăn để đưa pH về 4,0).
Nuôi dưỡng lợn bằng thức ăn dạng lỏng so với thức ăn dạng khô có nhiều ưu điểm, đó là:
- Thức ăn dạng lỏng tận dụng được các phụ phẩm của ngành công nghệ chế biến thực phẩm như phụ phẩm của ngành làm rượu, làm ethanol, làm bia, làm đậu nành, làm bánh kẹo..., hạ được giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm được chi phi phơi sấy các phụ phẩm dạng ướt. Trong khi đó thức ăn khô muốn tận dụng phụ phẩm dạng ướt thì phải phơi sấy thành dạng khô, chi phí cho việc phơi sấy làm giá thức ăn tăng cao
- Thức ăn dạng lỏng giảm được việc sử dụng kháng sinh và một số hoá dược nhờ bổ sung các chế phẩm lên men sản sinh axit lactic hay bổ sung trực tiếp axit lactic, làm cho pH đường ruột giảm thấp (4,0 - 4,5). Ở môi trường này vi khuẩn bệnh như E.coli và Salmonella bị ức chế và bị loại bỏ, hạn chế được tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá, nhất là ở lợn con sau cai sữa.
- Thức ăn lỏng lên men có pH thấp đã giúp tăng hoạt tính của pepsin ở dạ dày, từ đó nâng cao được tỷ lệ tiêu hoá protein thức ăn. Khi pH đường ruột thấp, vi khuẩn bệnh ở ruột bị loại bỏ, niêm mạc ruột được bảo vê, ruột khoẻ, nhờ vậy khả năng tiêu hoá hấp thu thức ăn được nâng cao và chức năng miễn dịch của ruột cũng được cải thiện.
- Sử dụng thức ăn lỏng dễ cơ giới hoá và tự động hoá việc cho ăn, giảm chi phí lao động, thích hợp với chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những cái lợi nêu trên thì thức ăn lỏng cũng có những hạn chế:
- Thông thường thức ăn lỏng có nguyên liệu là phụ phẩm cho nên thành phần dinh dưỡng dễ biến đổi từ mẻ phụ phẩm này đến mẻ phụ phẩm khác.
- Phụ phẩm dùng trong thức ăn lỏng thường có tỷ lệ nước cao (70 - 90%), vì thế nếu nguồn phụ phẩm xa nhà máy thức ăn chăn nuôi thì chi phí vận chuyển sẽ lớn. Lợn ăn thức ăn lỏng cũng thải ra lượng phân lớn hơn so với thức ăn khô và dễ làm cho độ ẩm chuồng nuôi tăng lên.
- Có thể làm hao hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là các axit amin tổng hợp bổ sung vào thức ăn lỏng. Các nghiên cứu ở Đan Mạch cho biết khoảng 17% lysine công nghiệp bổ sung vào thức ăn lỏng lên men bị mất trong 24 giờ bảo quản do vi khuẩn Coliform đã sử dụng chúng.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men nước ngoài
Hệ thống cho ăn lỏng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm để sử dụng sản phẩm phụ lỏng trong hệ thống cho ăn chăn nuôi lợn ở Tây Âu. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ này đã được giới hạn ở Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế giới cho đến gần đây. Sự phổ biến ngày càng tăng của việc sử dụng hệ thống cho ăn lỏng ở Bắc Mỹ đang được thúc đẩy bởi giá thực phẩm khô thông thường cao, sự gia tăng đáng kể về tính sẵn có và chi phí sản phẩm phụ lỏng thấp từ sản xuất nhiên liệu sinh học và tăng hiệu suất sinh trưởng, sức khoẻ và động vật. Lợi thế mà hệ thống cho ăn lỏng cung cấp so với hệ thống cho ăn khô. Trên thực tế, khoảng 20 phần trăm lợn kết thúc tăng trưởng ở Ontario, Canada được cho ăn bằng hệ thống cho ăn lỏng (SLFA, 2007).
Hiện nay có nhiều trại lợn ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Đức… đang áp dụng công nghệ lên men lỏng nhằm tận dụng những phụ phẩm ướt. Ở Bắc Mỹ công nghệ này chỉ phát triển mạnh sau khi giá nguyên liệu truyền thống tăng cao và người nuôi phải tìm đến những nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn, đó là các phụ phẩm ướt. Hiện nay ở Ontario, Canada đã có 20% lợn thịt được nuôi bằng thức ăn dạng lỏng, công nghệ mới này sẽ còn mở rộng hơn nữa ở Canada và Bắc Mỹ trong thời gian tới.
Các hệ thống cho ăn lỏng liên quan đến việc sản xuất thức ăn có kiểm soát bằng máy tính và thường xuyên cho ăn chế độ ăn lỏng có thể được sử dụng thành công trong tất cả các giai đoạn chăm sóc lợn. Thông thường, chế độ ăn uống lỏng
chứa 20 đến 30% chất khô. Trong một số hệ thống cho ăn lỏng, việc lên men từng phần các thành phần hoặc chế độ ăn có thể xảy ra, dẫn đến sản xuất axit hữu cơ và sự gia tăng các vi khuẩn có lợi như Lactobacilus Acidophilus (de Lange et al., 2006). Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc sử dụng thức ăn lỏng thành công là đảm bảo rằng tỷ lệ nước hợp lý: hàm lượng chất khô và tần số cho ăn đạt được cho các giai đoạn sản xuất cụ thể khi nó được sử dụng.
Có rất nhiều lợi thế của việc sử dụng hệ thống cho ăn lỏng so với cho ăn khô trong nuôi lợn. Bao gồm cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, sự linh hoạt và kiểm soát các chương trình cho ăn, sử dụng các phụ phẩm lỏng rẻ tiền, giảm tác động môi trường và cải thiện hoạt động của động vật (Jensen and Mikkelsen, 1998; Russell et al., 1996; Canibe and Jensen, 2003; Brooks et al., 2001, Lawlor
et al., 2002). Việc cho ăn lỏng cũng có thể làm tăng sức khoẻ ruột, giảm nhu cầu sử dụng thuốc cho thức ăn và cải thiện phúc lợi vật nuôi (Brooks et al., 2001. Canibe and Jensen, 2003).
Chế độ ăn uống có chứa thành phần lên men đã cho kết quả cải thiện tăng trưởng, làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở những vườn ươm và lợn đang nuôi (Geary et al., 1999; Canibe and Jensen, 2003; Scholten et al., 1999). Những lợi ích này có vẻ như là do sự sẵn có của chất dinh dưỡng tăng lên, giảm sự phát triển và sự phát tán của vi khuẩn gây bệnh như Yersinia, Salmonella và E.coli do pH thấp (Geary et al., 1996; Scholten et al., 1999; Winsen et al., 2001; , Demeckova et al., 2001). Hơn nữa, hoạt tính của pepsin tăng do pH thấp hơn dẫn đến sự tiêu hóa protein tốt hơn (Scholten et al., 1999). Sự hiện diện của vi khuẩn axit lactic và axit hữu cơ (axit lactic và butyric) trong thức ăn lỏng lên men cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đến chức năng tiêu hóa và miễn dịch (Simon et al., 2003; Mroz, 2003).