Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 32 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Thức ăn lên men lỏng

2.4.5. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men

2.4.5.1. Lợi ích của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men

Lợi ích của lên men thức ăn lỏng cho lợn là nó cải thiện năng suất. Ở khía cạnh này, Kil and Stein (2010) đã xác định thức ăn lỏng lên men là một trong những chiến lược cho ăn hiệu quả nhất để thay thế việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Tác động có lợi đã được quan sát với lợn con theo mẹ, lợn cai sữa và lợn nuôi thịt.

Thức ăn lên men lỏng làm giảm số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella

trong đường tiêu hóa, hạn chế bệnh tiêu chảy, nhất là lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa. Missotten et al. (2010) đã tiến hành thử nghiệm về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn lỏng lên men và đã chỉ ra rằng có sự cải thiện 22,3% khả năng tăng trọng và 10,9% hiệu quả sử dụng thức ăn khi sử dụng thức ăn lỏng lên men so với thức ăn khô đối với lợn con cai sữa. Cho lợn ăn thức ăn ở dạng lỏng giúp lợn con cai sữa được cung cấp nước và thức ăn cùng một lúc. Bằng cách này, lợn con không cần học tập riêng biệt cho ăn và uống do đó hạn chế được việc lợn uống nước từ các núm uống, tránh tiêu chảy và có thể tối đa hóa lượng thức ăn thu nhận. Jensen and Mikkelsen (1998) đã tiến hành thử nghiệm vê hiệu quả của sử dụng thức ăn lỏng lên men so với thức ăn lỏng và thức ăn khô và đã công bố rằng thức ăn lỏng lên men có thể cải thiện hơn 4,4% khả năng sinh trưởng và 6,9% trong hiệu quả sử dụng thức ăn. Mặc dù hiệu quả này không cao như ở con cai sữa nhưng bên cạnh đó có thể tăng chất lượng thịt.

Thức ăn lỏng lên men giúp tăng tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Quá trình lên men có thể kích hoạt các enzyme nội sinh (ví dụ phytase) trong ngũ cốc các loại hạt có thể làm tăng khả năng tiêu hóa và sẵn có của một số chất dinh dưỡng (Brooks pH et al., 2003). Sử dụng thức ăn lỏng lên men giúp cho quá trình tiêu hóa protein được cải thiện, pH giảm, kích thích hoạt động phân giải protein trong dạ dày và làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày, cho phép thêm thời gian để tiêu hóa trong dạ dày sẽ diễn ra, nhờ vậy mà thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.

Một ưu điểm khác của thức ăn lên men là khả năng giảm các chất kháng dinh dưỡng chứa trong thức ăn (Canibe and Jensen, 2012). Lên men đậu cho 96 h giảm nồng độ của các yếu tố antinutritional như α-galactosides, phytate, chất ức chế trypsin, tannin và saponin (Shimelis and Rakshit, 2008).

Cho ăn thức ăn lên men lỏng có thể làm giảm lượng bụi trong chuồng nuôi, giảm mùi hôi từ phân hơn so với sử dụng thức ăn công nghiệp, cải thiện môi trường và giảm tác động của các bệnh đường hô hấp trên heo.

Bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn lỏng lên men còn có những mặt hạn chế, chất lượng của thức ăn phụ thuộc vào thời tiết, sử dụng thức ăn lỏng lên men đôi khi được kết hợp với sự phát triển của bệnh chẳng hạn như hội chứng ruột xuất huyết, xoắn dạ dày, viêm loét dạ dày (Brooks pH, 2008). Ngoài ra, quá trình lên men có thể gây ra một sự mất mát của các chất dinh dưỡng cần thiết.

2.4.5.2. Hạn chế của việc sử dụng thức ăn lên men lỏng

 Tính nhất quán của việc cung cấp sản phẩm phụ

Cần thiết phải có các thỏa thuận chính thức với các nhà cung cấp phụ phẩm để đạt được số lượng và chất lượng sản phẩm phụ được sử dụng thường xuyên. Điều này rất quan trọng bởi vì các hỗn hợp thức ăn khô và các chất bổ sung được pha chế đặc biệt cho các sản phẩm phụ cụ thể được sử dụng trong thức ăn lỏng và vì sự chuyển đổi giữa một số sản phẩm phụ có thể làm giảm hiệu suất tăng trưởng do nhu cầu hệ thống tiêu hóa của lợn thích nghi với sự thay đổi chất dinh dưỡng, thành phần khi có sự chuyển đổi giữa các sản phẩm phụ.

 Hàm lượng nước cao của các sản phẩm phụ

Nhiều phụ phẩm có độ ẩm cao (70 - 90%), hàm lượng chất khô thấp. Kết quả là rất khó có thể biện minh về mặt kinh tế cho việc vận chuyển các sản phẩm phụ lỏng từ xa với chi phí cao cho mỗi kilo chất khô. Hơn nữa, lượng nước cung cấp cho lợn sử dụng thức ăn lỏng cao hơn so với sử dụng trong hệ thống cho ăn khô thông thường. Do đó, thể tích phân chuồng có thể tăng cùng với độ ẩm và độ ẩm tăng lên ở cơ sở chăn nuôi lợn.

 Sự biến đổi trong hàm lượng chất dinh dưỡng

Hàm lượng chất dinh dưỡng của các sản phẩm phụ có thể thay đổi đáng kể theo từng đợt và giữa các nguồn (Braun and de Lange, 2004). Việc lấy mẫu thường xuyên và phân tích dinh dưỡng cho phép điều chỉnh chế độ ăn kiêng

chính xác hơn để tránh cho ăn các lượng chất dinh dưỡng dư thừa hoặc một lượng hạn chế trong hệ thống cho ăn lỏng. Lý tưởng nhất là phải có giấy chứng nhận chất lượng và các thành phần dinh dưỡng từ các nhà cung cấp đảm bảo rằng các sản phẩm phụ không có chất gây ô nhiễm và đáp ứng các yêu cầu về quy định (Braun and de Lange, 2004).

 Hàm lượng muối cao trong một số phụ phẩm

Chất lỏng và chất thải bánh mì có thể chứa một lượng đáng kể muối. Nước sữa ngọt là sản phẩm phụ còn lại sau khi sản xuất pho mát mềm, trong khi axit trong nước sữa được sản xuất từ thời gian dài hơn để ép cho pho mát cứng và có độ pH thấp hơn. Vì muối được thêm vào phô mai trước khi ép, chất lỏng còn sót lại có thể chứa tới 10% muối trên cơ chất khô. Do đó, lợn nên được cung cấp khả năng tiếp cận nước bổ sung với nước có trong thức ăn lỏng để tránh nhiễm độc muối. Hàm lượng muối cao và độ pH thấp của chất lỏng trong nước sữa có thể đẩy nhanh sự xuống cấp của sàn bê tông tại chuồng nuôi, thức ăn gia súc và thiết bị ở các cơ sở chăn nuôi lợn. Tương tự, hàm lượng muối của một số phụ phẩm bánh mì có thể yêu cầu giảm hoặc loại bỏ muối bổ sung trong chế phẩm ăn kiêng và có thể giới hạn lượng sản phẩm phụ được sử dụng.

 Mất axit amin tổng hợp trong quá trình bảo quản thức ăn lỏng

Các nghiên cứu được tiến hành ở Đan Mạch cho thấy khoảng 17% lysine tổng hợp đã mất sau 24 giờ bảo quản thức ăn lỏng lên men (Pedersen

et al., 2002). Sự mất mát này có thể là do việc sử dụng các axit amin tự do do các vi khuẩn được tìm thấy trong thức ăn lên men (Lange et al., 2006). Niven et al. (2006) cho thấy những tổn thất này chủ yếu do sự hiện diện của vi khuẩn Coliform có trong thức ăn lỏng và khi có một lượng lớn vi khuẩn Lactobacillus, lysine rất ít bị mất. Do đó, để giảm thiểu mất axit amin tổng hợp, chúng nên được thêm vào thức ăn lỏng sau khi đạt được sự lên men ổn định, khi thức ăn lỏng có chứa hơn 75 mmol lactic acid, hoặc khi độ pH dưới 4,5 (Braun and de Lange, 2004) .

 Tính đồng nhất của thức ăn hỗn hợp

Braun and de Lange (2004) cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng khoáng trong mẫu thức ăn thu được lần thứ hai hoặc ở van cuối cùng thứ hai trong dòng thức ăn ở một số trang trại thương mại mà họ khảo sát. Họ cũng lưu ý rằng việc trộn lẫn thức ăn không quan tâm đến việc sử dụng thiết bị cho ăn lỏng

hiện đại cũng như khi sử dụng các phụ phẩm lỏng có độ nhớt cao hơn như các chất hòa tan cô đặc và nước ngâm ngô (phụ phẩm của ngành công nghiệp ethanol) để giữ các hạt khoáng chất trong môi trường huyền phù lâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 32 - 35)