Tổng lượng thức ăn thu nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 50 - 52)

ĐVT: kg/con

Tháng nuôi (n = 3) ĐC (n = 3) TN1 (n = 3) TN2 SEM P-value

Tháng 1 29,18 27,76 28,35 0,77 0,431 Tháng 2 41,64 41,00 40,11 1,60 0,795 Tháng 3 59,31a 49,72b 49,88b 1,25 0,000 Tháng 4 80,25 81,20 78,32 0,86 0,073

Tổng 210,38a 199,67ab 196,66b 3,70 0,035

Ghi chú: Thức ăn được quy ra thành thức ăn chứa 88% chất khô.

Kết quả cho thấy lượng thức ăn thu nhận ở lô ĐC ở các tháng 1,2,3 và 4 lần lượt là: 29,18 kg/con, 41,64kg/con, 59,31 kg/con và 80,25 kg/con. Ở lô TN1

lượng thức ăn thu nhận qua các tháng 1,2,3 và 4 lần lượt là: 27,76kg/con, 41 kg/con, 49,72kg/con và 81,2 kg/con. Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN2 lần lượt ở các tháng 1,2,3 và 4 là 28,35kg/con, 40,11 kg/con, 49,88kg/con và 78,32kg/con. Tổng lượng thức ăn thu nhận ở lô ĐC là 210,38 kg/con cao hơn lượng thức ăn thu nhận ở 2 lô TN. Lượng thức ăn thu nhận ở TN1 cao hơn lô TN2 . Sở dĩ có sự khác nhau này là do tỉ lệ thức ăn thô xanh có khác nhau trong mỗi công thức thí nghiệm, ở TN2 có tỷ lệ xơ cao nhất nên khả năng thu nhận thức ăn là thấp nhất.

Biểu đồ 4.1. Tổng lượng thức ăn thu nhận

Nhìn vào biểu đồ cho thấy lượng thức ăn hỗn hợp thu nhận nhiều hơn so với lượng thức ăn lên men.

4.2.2. Khối lượng của lợn qua các tháng nuôi

Khối lượng cơ thể lợn thịt là một chỉ tiêu luôn thu hút sự chú ý của các nhà chăn nuôi. Đây là một chỉ tiêu không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn là chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn thịt thương phẩm chỉ tiêu này có một vị trí đặc biệt quan trọng bởi khối lượng lợn chính là khối lượng sản phẩm vật nuôi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể lợn thịt như giống, lứa tuổi, tính biệt...

Nhưng một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng cơ thể lợn là thức ăn. Chất lượng thức ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn lên men cho lợn đến khối lượng lợn trong 4 tháng nuôi được thể hiện trong bảng 4.4.

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy khối lượng của lợn thí nghiệm và lợn ở lô đối chứng đều tăng qua các tháng, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn giai đoạn thí nghiệm. Khối lượng của lợn ở tháng 1, 2, 3 và 4 ở lô ĐC lần lượt là 38,28 kg/con, 51,28kg/con, 67,74 kg/con và 86,62kg/con. Đối với lô TN1 khối lượng lợn qua các tháng nuôi cũng tăng lên lần lượt ở các tháng 1,2,3,4 là 38,82 kg/con, 47,32kg/con, 62,18kg/con và 82,36kg/con. Kết thức thí nghiệm khối

lượng lợn ở Lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là 60,42 kg/con, 55,76kg/con, 55,17kg/con. Như vậy khối lượng lợn ở 2 lô TN có tăng qua các tháng. Trong từng tháng khối lượng ở lô TN1 và TN2 có thấp hơn lô ĐC nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 50 - 52)