Khối lượng lợn qua các tháng tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 52 - 54)

ĐVT: kg/con Tháng nuôi ĐC (n = 3) TN1 (n = 3) TN2 (n=3) SEM P-value KL bắt đầu TN 26,20 26,60 25,30 0,70 0,421 KL sau tháng 1 38,28 38,82 38,66 0,99 0,925 KL sau tháng 2 51,28 47,32 48,36 1,60 0,211 KL sau tháng 3 67,74 62,18 62,55 2,30 0,180 KL sau tháng 4 86,62 82,36 80,47 2,90 0,322 Tổng KL tăng 60,42 55,76 55,17 3,19 0,454

Sự chênh lệch về khối lượng của lợn thịt qua các đợt TN được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.2.

Khối lượng lúc kết thúc nuôi của lợn ở lô ĐC, lô TN1 và lô TN2 là 60,42 kg/con, 55,76kg/con, 55,17kg/con. Mặc dù khối lượng kết thúc nuôi của lô ĐC cao hơn lô TN1 và TN2 nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi

Tốc độ sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn. Tốc độ sinh trưởng càng nhanh sức sản xuất thịt càng cao. Tốc độ sinh trưởng mang tính chất di truyền và có liên quan đến đặc điểm của quá trình trao đổi chất, kiểu hình của giống. Tốc độ sinh trưởng của lợn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài, giống, tuổi, tính biệt,... Ngoài ra, qua thực tế sản xuất người ta thấy rằng tốc độ sinh trưởng có liên quan mật thiết đến mùa vụ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện khí hậu. Đặc biệt là chất lượng thức ăn có ảnh hưởng lớn và quan trọng nhất đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể lợn thịt. Để biểu thị tốc độ sinh trưởng ngoài độ sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể) người ta thường dùng chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng tuyệt đối.

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ tiêu để xác định mức tăng trọng hằng ngày của lợn trong thời gian tiến hành thí nghiệm.

Từ việc xác định khối lượng lợn sau mỗi tháng, chúng tôi tiến hành tính toán tốc độ sinh trưởng của lợn ở lô ĐC và 2 lô TN1 và TN2, kết quả được trình bày trong bảng 4.5.

Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC và lô TN1, TN2 qua các tháng nuôi là khác nhau. Nhưng trong cùng một tháng tuổi thì khả năng sinh trưởng ở cả lô ĐC và lô TN1, TN2 không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Trung bình trong cả giai đoạn thí nghiệm của lô ĐC và TN1, TN2 lần lượt là 520,9g, 480,7g và 475,6g. Như vậy ở cả ba lô ĐC và TN đều có sinh trưởng tuyệt đối khá cao.

Theo Nguyễn Văn Thắng và cs. (2009) sinh trưởng tuyệt đối của F1(YxMC) là 503,37 g đối với nguồn thức ăn hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) sinh trưởng tuyệt đối của F1(YxMC) là 510,56 g. Như vậy tốc độ sinh trưởng của lợn ở lô ĐC trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của lợn ở lô TN sử dụng thức ăn xanh lên men thấp hơn so với của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 52 - 54)