Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến đường tiêu hóa của lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Thức ăn lên men lỏng

2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến đường tiêu hóa của lợn

Quá trình lên men làm tăng cường sản xuất ra acid lactic, acid acetic và etanol làm giảm pH. Khi cho ăn thức ăn lên men sẽ làm giảm pH trong dạ dày của lợn và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như E.coli và Salmonella phát triển trong ống tiêu hóa.

2.4.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến các vi khuẩn trong đường tiêu hóa

Số lượng và thành phần vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn lỏng lên men lỏng có thể thay đổi đặc biệt là sự gia tăng vi khuẩn lactic ở ruột non và dạ dày. Lên men thức ăn lỏng ở nhiệt độ 20°C tỉ lệ vi khuẩn lactic trong dạ dày và ruột non của lợn lớn hơn so với sử dụng thức ăn khô và thức ăn lỏng (Canibe and Jensen, 2003). Vì thế việc sử dụng thức ăn lên men lỏng có thể làm tăng khả năng tiêu hóa của lợn.

Moran et al. (2001) đã báo cáo rằng: Số lượng vi khuẩn E.coli ít hơn vi khuẩn lactic trong ruột của lợn con khi sử dụng thức ăn lỏng lên men. Trong khi ở lợn sử dụng thức ăn khô thì số lượng vi khuẩn E.coli nhiều hơn.

Canibe and Jensen (2012) xem xét giá trị của thức ăn lỏng lên men trong việc giảm các bệnh đường ruột ở lợn và đã chỉ ra rằng rõ ràng lên men thức ăn lỏng giảm tỷ lệ mắc Salmonella. Mặt khác thức ăn lỏng lên men làm tăng số lượng tế bào nấm men. Nấm men có khả năng gắn các vi khuẩn đường ruột lên bề mặt của chúng, do đó có thể ngăn chặn sự gắn kết của các vi khuẩn này lên các tế bào biểu mô ruột.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 31)