Cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt trong lô TN2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 61 - 67)

Sử dụng thức ăn lên men lỏng tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí thức ăn so với việc sử dụng TAHH, từ đó tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chúng ta thấy rõ được thức ăn lên men làm giảm đáng kể chi phí thức ăn/kg tăng KL.

Biểu đồ 4.5 và 4.7 cho thấy, ở lô ĐC thức ăn chiếm tới 55,25% và có công lao động chiếm 2,54%. Trong khi đó ở lô TN1, công lao động chiếm tới 7,4% nhưng thức ăn chỉ chiếm 42,67% (giảm 12,58% so với lô ĐC). Ở lô TN2, công lao động cũng chiếm tới 7,5%, chi phí thức ăn là 41,97%. Điều này có thể giải thích do công thu cắt và chế biến thức ăn. Như vậy, để giảm công lao động trong chăn nuôi thức ăn lên men, cần thiết phải xây dựng hệ thống chế biến và hệ thống máng ăn phù hợp như bể ủ lớn, máng ăn tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên cũng cần phải nói đến nguồn thức ăn và diện tích đất đai cần có để có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng mới này.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

- Kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm cho thấy thức ăn được phân tích đều có chất lượng tốt, thích hợp để sử dụng cho lợn thí nghiệm.

- Sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng phù hợp với chăn nuôi lợn hộ gia đình, chăn nuôi tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

- Bổ sung 40% thức ăn xanh lên men theo công thức ở TN1 (25 % HHTĂ xanh 1 (Cỏ voi/cây ngô: 1-1), 75% HHTĂ xanh 2 (Rau muống/dọc khoai/bèo tây: 2-2-1)) thì cho hiệu quả chăn nuôi cao nhất

- Lên men làm tăng chất lượng thức ăn: sau 72h, 120h và 168h lên men CP tăng lần lượt với công thức TN1 là 1,18%, 1,62 và 2,1%; với công thức TN2

lần lượt là 0,93%, 1,36% và 2,35%. Xơ NDF giảm tương ứng là -8,53%, -9,65% và -12,65% đối với TN1; giảm tương ứng với TN2 là -9,2%, - 10,34%, - 12,3%; giá trị năng lượng tăng tương ứng là 12,9%, 15,8%, 22,9% đối với TN1 và tăng tương ứng là 14,3%, 17,3%, 22,2% đối với TN2.

- Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ở lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là: 3,59 ; 3,66 và 3,65 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

- Thức ăn lên men làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng KL: 18.472 và 18.179 đ/kg tăng khối lượng ở lô TN1 và lô TN2 so với 25.993 đ/kg tăng KL ở lô ĐC, giảm chi phí thức ăn từ 29 - 30% .

- Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt ở cả hai lô ĐC và TN không có sự sai khác, đạt chất lượng thịt bình thường. Thức ăn lên men không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn.

- Giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi ở lô TN1 và TN2 lần lượt là 28.690 đ/kg, 29.010 đ/kg, thấp hơn lô ĐC là 31.830 đ/kg lợn hơi.

- Thức ăn lên men làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi (519.440 đ/con và 481.620 đ/con ở lô TN1 và TN2 so với 274.310 đ/con ở lô ĐC, ở giá bán 35.000 đ/kg lợn hơi).

5.2. KIẾN NGHỊ

- Áp dụng kết quả nghiên cứu trên đối tượng lợn F1(YxMC). Mở rộng mô hình chăn nuôi sử dụng thức ăn xanh lên men trong chăn nuôi hộ gia đình để tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng thức ăn lên men lỏng đến sinh trưởng của nhiều giống lợn khác nhau, trên quy mô lớn hơn ở các trại hay nhiều tỉnh khác nhau để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:

1. Đặng Vũ Bình (1994). Tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn nội MC, Ỉ. Luận án Phó tiến sĩ. Đại học Nông Nghiệp I. tr. 55 - 60. 2. Đặng Vũ Bình (2000). Chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Nhà xuất bản Nông

Nghiệp, Hà Nội. tr. 32 - 46.

3. Hoàng Nghĩa Duyệt (2002). Nghiên cứu mức năng lượng và lyzin, tỷ lệ lyzin/năng lượng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1(YxMC) nuôi ở khu vực miền Trung. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.12. tr. 6 - 8.

4. Kiều Thị Thanh Huê (2011). Khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn Bản nuôi tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình. Luận văn thạc sĩ. Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. tr. 57 - 60.

5. Lê Hồng Mận, Trần Văn Bình và Nguyễn Văn Trí (2013). Bí quyết thành công trong chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 6. Nguyễn Công Oánh, Phạm Kim Đăng, Vũ Đình Tôn và Hornick Jean-Luc

(2016). Đánh giá tiềm năng sử dụng bã rượu làm thức ăn chăn nuôi lợn nông hộ tại 3 tỉnh phía Bắc. Tạp chí Khoa Học và Phát Triển. 14(1). tr.79 - 86

7. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và Ngô Thị Đoan Chinh (1995). Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Khắc Tích (1993). Kết quả nghiên cứu sử dụng lợn lai ngoại × ngoại nuôi thịt nhằm cho năng suất cao, tăng tỷ lệ nạc ở các tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu khoa học CNTY (1991 - 1993). Đại học Nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.18 - 19.

9. Nguyễn Nghi (1995). Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng năng lượng và Protein trong khẩu phần đến năng suất của một số giống lợn ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi (1969 - 1995). Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Quế Côi (1996). Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Móng Cái, Ỉ. Luận án tóm tắt PTS khoa học Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I. tr. 46 - 50.

11. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh và Phạm Nhật Lệ (1995). Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 - 1995). Viện Chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.13-21. 12. Nguyễn Văn Thắng (2007). Sử dụng lợn đực Pietrain nâng cao năng suất và chất

lượng thịt trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Nông Nghiệp I. tr. 47 - 49.

13. Ninh Thị Len, Vũ Chí Cương, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Nguyễn Thị Hồng và Đào Thị Phương (2010). Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa tổng số của một số thành phần chủ yếu và giá trị năng lượng (tiêu hóa và trao đổi) của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở Việt Nam. Báo cáo khoa học. Viện chăn nuôi, Hà Nội. tr. 55 – 59.

14. Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010). Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của lợn Bản nuôi tại Điện Biên. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8(2). tr. 239-246.

15. Trần Đình Miên (1985). Di truyền học, hoá sinh, sinh lý ứng dụng trong công tác giống gia súc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Trần Nhơn và Võ Trọng Hốt (1986). Kết quả nghiên cứu tổ hợp lai lợn ĐBxMC nhằm tăng năng suất thịt và phục vụ xuất khẩu. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kĩ thuật. Đại học Nông Nghiệp I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 177-181.

17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân và Hà Thị Hảo (2004). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng và Tôn Thất Sơn (1995). Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng Cái) với đực giống Duroc, Landrce, F1(Landrace x Yorkshire) nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8(2). tr. 269 - 276.

Tài liệu nước ngoài:

21. Brooks P.H, J.D Beal and S Niven (2003). Liquid feeding of pigs I. Potential for reducing environmental impact and for improving productivity. In: Animal Science Papers and Reports. Presented at the Conference: Effect of Genetic and Non-genetic Factors on Carcass and Meat Quality of Pigs; 24 –25 April 2003; Siedlce, Poland. Vol 21 (Suppl 1).

22. Canibe N and Jensen B.B (2003). Fermented and non-fermented liquid feed to growing pigs: effect on aspects of gastrointestinal ecology and growth performance. J Anim Sci. pp .19 –31.

23. Canibe N and Jensen B.B (2012). Fermented liquid feed – microbial and nutritional aspects and impact on enteric diseases in pigs. Anim Feed Sci Technol; 173:17–40.

24. ISBN: 0-309-54988-4, 210 pages, 8.5 x 11, (1998). This PDF is availbale from the the National Academies Press at: http://www.nap.edu/catalog/6016.html. 25. Jensen B.B and Mikkelsen L.L (1998).Feeding liquid diets to pigs. In:

Garnsworthy PC, Wiseman J, editors. Recent Advances in Animal Nutrition. Nottingham, UK: Nottingham University Pres. pp. 107 – 126.

26. Moran C.A (2001). Development and benefits of liquid diets for newly weaned pigs. In: PhD Thesis. Plymouth, England: University of Plymouth.

27. Nutrient Requirements of Swine: 10th Revised Edition, Subcommittee on Swine Nutrition, Committee on Animal Nutrition, National Research Council

28. Olstorpe M, K Lyberg , J.E Lindberg, J Schnürer and V Passoth (2008). Population diversity of yeasts and lactic acid bacteria in pig feed fermented with whey, wet wheat distillers’ grains, or water at different temperatures. Appl Environ Microbiol. pp. 18 - 24.

29. Radecki S.V, M.R Juhl and E.R Miller (1998). Fumaric and citric acids as fed additives in starter pig diets: effect on performance and nutrition balance. J Anim Sci. pp. 35 – 42.

30. Scholten, R.H.J., A.I.J Hoofs and M.P Beurskens - Voermans (1997). Bijproductenrantsoen voor vleesvarkens: invloed van voerniveau en aminozurengehalte (in Dutch). In: Proefverslag P1.188. Praktijknoderzoek Varkenshouderij, Rosmalen, pp. 1 - 12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)