Nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 26)

2.3.1. Thức ăn xanh

2.3.1.1. Bèo tây

Tồn tại tự nhiên ở các mặt nước ao, hồ, đầm. Bèo tây có lá to vươn cao trên mặt nước, đồng thời cũng có bộ rễ phát triển. Bèo tây có chất khô thấp (6 - 7%) nhiều xơ (trên 200 g/kg chất khô), giàu khoáng 180 - 190 g/kg chất khô và giá trị năng lượng thấp (1800 - 1900 Kcal/kg chất khô; hay 7,6 - 8,0 MJ/kg chất khô) (Lã Văn Kính, 2003). Tại các vùng nông thôn bèo tây thường được tận dụng làm thức ăn để chăn nuôi lợn.

2.3.1.2. Rau muống

Rau muống là thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, kém chịu lạnh, được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn. Trong điều kiện thuận lợi về thời tiết, đủ phân rau muống có năng suất và chất lượng cao. Hàm lượng chất khô ở rau muống trung bình 100 g/kg rau tươi. Trong 1kg chất khô có 2450 - 2500 kcal (10,3 - 10,5 MJ) năng lượng trao đổi là 170 - 250 g protein thô, 130 - 200 g đường, 100 - 115 g khoáng tổng số… nên gia súc rất thích ăn (Lã Văn Kính, 2003). Rau muống dùng làm thức ăn xanh cho lợn rất tốt, thích hợp với các mô hình chăn nuôi nông hộ.

2.3.1.3. Dọc khoai

Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Rọc khoai có khả năng thích nghi tương đối rộng trên các loại đất: sét, thịt, cát, pha, cát thô với độ pH cao. Khoai môn có 2 thời kỳ sinh trưởng, 6 tháng đầu phát triển dọc và lá, từ tháng thứ 7 phát triển củ; khi củ già, lá rụng dần.Lá và cuống là nguồn cung cấp provitamin A và vitamin C. Củ chứa tới 30% một chất hột màu trắng, dính, không mùi vị với những hạt bột rất nhỏ; Trong củ có ít nhiều loại hoạt chất chát đắng làm kích thích các màng nhầy nhất là ở ống tiêu hoá, có thể gây ngộ độc; mà có tác giả cho là sapotoxin. Nhưng hoạt chất đó tan trong nước và bay hơi, do đó khi nấu hoặc khi rửa kỹ đều làm mất hoạt chất trong củ. Trong củ còn có các tinh thể oxalat calcium gây cảm giác ngứa, nên khi luộc cần phải thay 2 lần nước thì ăn mới hết ngứa. Dù có luộc chín vẫn giữ lại 37 - 70% hàm lượng vitamin B1, còn riboflavin hay vitamin B2 và vitamin PP vẫn được giữ lại với một tỷ lệ khá cao (Lã Văn Kính, 2003). Tại các vùng nông thôn rọc khoai thường được tận dụng làm thức ăn để chăn nuôi lợn

2.3.1.4. Cỏ voi

Cây có nguồn gốc tại Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (100 vĩ độ Bắc - 200 vĩ độ Nam), nhập vào Mỹ từ năm 1913, Australia 1914, Cuba 1917, Brasil 1920,... ở Việt Nam được gọi là cỏ Huế vì lần đầu tiên được lấy giống ở đây đưa ra miền Bắc (1908). Hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi (Viện chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, nông trường bò sữa Đức Trọng, nông trường bò sữa Phù Đổng,.. Khu vực gia đình: Các hộ nông dân nuôi bò sữa vùng Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng ba Vì,...). Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam. Cỏ voi có năng suất rất cao, từ 100 - 300 tấn/ha/năm và có thể lên tới 500 tấn/ha/năm tuỳ theo hình thức thâm canh. Thành phần dinh dưỡng trung bình của cỏ voi là: Vật chất khô 20 - 25%; Protein thô 7,2 - 9%; Xơ thô 25 - 28%. Cỏ voi là loại thức ăn thô xanh trồng thâm canh cho trâu bò, lợn rất tốt. Khi làm thức ăn cho lợn, cỏ được thu hoạch lần đầu khi cỏ có thời gian sinh trưởng 40-50 ngày, thu tái sinh với chu kỳ 30-35 ngày (Từ Quang Hiển và cs., 2002).

2.3.1.5. Cây ngô

Ngô (Zea maize) thuộc họ hoà thảo, là loại cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau lúa. Ngô là loại cây trồng không có khả năng chịu hạn và chịu ngập nước. Khi trồng làm cây thức ăn gia súc, hạt cần phải gieo dầy hơn so với ngô dùng lấy hạt (lượng hạt ngô giống lớn hơn từ 10 đến 15%. Tức là, lượng hạt sử dụng khoảng 70kg cho một hecta hoặc 2, 5kg cho một sào). Cần chọn giống ngô có chu kỳ thực vật ngắn, có khả năng thích ứng và chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh, có tổng khối lượng vật chất trên một đơn vị diện tích lớn. Năng suất chất xanh có thể đạt 35-40 tấn /ha/vụ. Cây ngô có thể thu hoạch 40-50 ngày sau khi trồng để làm thức ăn xanh cho lợn (Từ Quang Hiển và cs., 2002)

2.3.2. Một số loại thức ăn giàu năng lượng

2.3.2.1. Ngô

Trong ngô có chứa khoảng 720 - 800 g tinh bột/kg chất khô và hàm lượng xơ thấp, giá trị năng lượng trao đổi cao, khoảng 3100 - 3200 kcal/kg. Hàm lượng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80 - 120 g/kg phụ thuộc vào từng giống. Tỷ lệ chất béo trong ngô tương đối cao 4 - 6% (Viện Chăn nuôi, 2001) chủ yếu là axit béo chưa no. Gia súc, gia cầm tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng trong hạt ngô (tỷ lệ tiêu hóa xấp xỉ 90%).

Tuy vậy lượng protein của ngô vẫn thấp hơn nhu cầu của gia súc. Trong protein của ngô thiếu 30 - 40% lizin, 15 - 30% tryptophan, 80% lơxin so với nhu cầu của lợn. Ngô nghèo canxi và một số khoáng chất, vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B), do đó cần phải sử dụng phối hợp ngô với các loại thức ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng vật nuôi, cân đối protein, các khoáng và vitamin. Hàm lượng dầu trong ngô khá cao, mà chủ yếu là axit béo chưa no nên không thể sử dụng nhiều ngô trong khẩu phần vỗ béo lợn vì làm mỡ mềm (Bùi Quang Tuấn, 2012).

2.3.2.2. Cám gạo

Cám gạo là loại thức ăn có hàm lượng protein cao, khoảng 120 - 140 g/kg chất khô, đồng thời nó cũng có hàm lượng mỡ rất cao: 110 - 180 g/kg chất khô. Sau khi xay xát enzyme lypolytic (phân giải lipit) trở nên hoạt động, do đó làm tăng nhanh hàm lượng axit béo tự do (chưa no), cám dễ bị ôi và trở nên đắng khét. Vì vậy, không nên dự trữ cám gạo quá lâu, muốn dự trữ trong thời gian dài thì nó phải xử lý bằng nhiệt (sấy hoặc dùng các chất ức chế hóa học). Cám gạo giàu vitamin nhóm B, rất hấp dẫn với mọi loại vật nuôi. Tuy nhiên, do trong cám gạo có lẫn một phần vỏ trấu, làm tỷ lệ xơ trong cám gạo cao, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi, nhất là với những gia súc dạ dày đơn. Để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa xơ trong những khẩu phần có sử dụng nhiều cám gạo người ta đã bổ sung enzyme tiêu hóa xơ vào khẩu phần để tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của. Theo Lã Văn Kính và cs. (2007), với tỷ lệ cám gạo 25% trong khẩu phần thì enzyme tiêu hóa xơ sử dụng ở mức 0,1% mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tăng khối lượng của lợn được cải thiện 3,47 - 6,95%. Nhóm tác giả cũng cho biết tỷ lệ sử dụng cám gạo tốt nhất là 8 - 16% với lợn giai đoạn 20 - 50kg, và 25% với lợn từ 50 – 100kg. Bùi Quang Tuấn (2012) cho biết, mức sử dụng cám gạo trong khẩu phần của lợn trong khoảng 30 - 40% là tốt, nếu cao hơn trong công thức phối trộn sẽ ảnh hưởng tới phẩm chất thịt, làm thịt bị nhão.

2.3.3. Một số loại thức ăn giàu protein

2.5.3.1. Khô đỗ tương

Là một trong những nguồn thức ăn lý tưởng bổ sung đạm cho lợn. Protein của khô dầu đậu tương chứa hầu hết các axitamin không thay thế nhưng hàm lượng cysteine và methionine còn dưới mức tối ưu. Methionine là axitamin hạn chế số một của hạt đỗ tương và đặc biệt quan trọng trong các khẩu phần giàu năng lượng. Trong khô đỗ tương có một số độc tố (saponin và isoflavon) là các

chất kháng trypsin, hemaglutinin nên khô đậu cần xử lý qua nhiệt để phát huy được tác dụng của nguồn protein và tránh được những tác dụng độc hại. Khô đỗ tương là nguồn cung cấp Ca, P tốt hơn hạt ngũ cốc nhưng lại nghèo vitamin nhóm B. Vì vậy khi kết hợp khô đỗ tương và hạt cốc trong khẩu phần ăn của lợn cho kết quả rất tốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức đậu tương càng cao trong khẩu phần của lợn thì chi phí tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng giảm xuống. Nói cách khác bổ sung khô đỗ tương vào khẩu phần đạt được đồng thời 2 mục tiêu: đẩy mạnh tốc độ tăng trọng và giảm bớt chi phí thức ăn.

2.3.3.2. Bột cá

Đây là loại thức ăncung cấp protein có nguồn gốc động vật có chất lượng dinh dưỡng cao nhất. Bột cá được chế biến từ cá tươi hay phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá hộp. Hàm lượng protein trong bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35 - 60%, khoáng tổng số 19,6 - 34,5%; trong đó hàm lượng muối khoảng 5 - 10%; canxi 5,5 - 8,7%; photpho 3,5 - 4,8%. Các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hóa và hấp thụ với tỷ lệ cao 85 - 90%. Nếu bổ sung bột cá cùng thức ăn tinh sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng lên một mức đáng kể. Bột cá có chứa các yếu tố kích thích tăng trọng do đó giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Laksesvela (1961) (Nguyễn Thiện và cs., 2004) chứng minh rằng nếu bổ sung bột cá vào khẩu phần ăn sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng của lợn và giảm chi phí thức ăn cho một kilogam tăng khối lượng. Kết quả cho thấy nếu bổ sung 6 - 8% bột cá trong khẩu phần ăn của lợn vỗ béo trên nền khẩu phần cơ sở chứa 10% khô đỗ tương sẽ cho tăng trọng tối ưu.

2.4. THỨC ĂN LÊN MEN LỎNG

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn lên men lỏng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men bao gồm: loại vi sinh vật có mặt, số lượng vi sinh vật có mặt, nhiệt độ, pH,...

Số lượng vi khuẩn lactic có mặt thực tế trong thức ăn chăn nuôi hoặc số lượng vi khuẩn lactic được thêm vào quyết định đến mức độ sản sinh axit lactic. Số lượng vi khuẩn lactic nhiều sẽ làm sự sản sinh vi khuẩn lactic diễn ra nhanh hơn so với quá trình sản sinh các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella

hoặc E.coli. Olstorp et al. (2008) báo cáo rằng thành phần các loài vi khuẩn trong lên men thức ăn chăn nuôi dạng lỏng thay đổi trong suốt quá trình lên men, họ chỉ ra rằngPediococus pentosaceus có mật độ chủ yếu khi bắt đầu xảy

ra sự lên men, nhưng sau 3 ngày, Lactobacillus plantarum trở thành loài có mật độ chủ yếu.

Sự phân bố và có mặt của nấm men cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn lên men cả tích cực và tiêu cực. Nấm men có khả năng gắn kết các vi khuẩn có trong ruột trên bề mặt của chúng, bằng cách gây trở ngại trong gắn kết các vi khuẩn này với biểu mô ruột. Do đó, nồng độ nấm men cao trong thức ăn chăn nuôi lên men dạng lỏng sẽ làm giảm các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy vậy, nồng độ nấm men cao có thể là kết quả của sự sản sinh mùi thối làm giảm tính ngon miện của thức ăn.

Hình 2.1. Tương tác trong thức ăn lỏng lên men giữa các vi sinh vật

Các thông số khác như nhiệt độ lên men, pH, tỷ lệ nước trong thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của thức ăn chăn nuôi lên men dạng lỏng. Jensen and Mikkelsen (1998) đã báo cáo rằng nên lên men thức ăn chăn nuôi ở nhiệt độ ít nhất là 20°C với pH < 4,5 vì các nguồn bệnh từ ruột như E.coli và

Salmonella không chịu được giá trị pH < 4,5. Beal et al. (2003) nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến sự loại trừ Salmonella, kết quả cho thấy thời gian yêu cầu để hạn chế các vi khuẩn này ở 300C ngắn hơn nhiều so với ở 200C. Do đó, dù nhiệt độ tối thiểu được lựa chọn tối ưu cho lên men thức ăn chăn nuôi dạng lỏng là 200C thì ở nhiệt độ 300C vẫn thích hợp hơn bởi nó cho phép sản sinh acid lactic nhanh hơn và sự loại trừ các nguồn bệnh liên quan đến ruột cũng diễn ra nhanh hơn.

Vi sinh vật: - Vi khuẩn lactic - Nấm men - Trực khuẩn... Các chất dinh dưỡng - Carbone hydrate - Xơ, Protein - Axit amin - Vitamin... Lên men: - Thời gian - Nhiệt độ - Thức ăn - Tỉ lệ nước...

Lượng nước trong quá trình ủ men cũng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn lên men. Tỷ lệ nước trong thức ăn thường được sử dụng cho sản xuất thức ăn dạng lỏng hoặc lên men thức ăn dạng lỏng có thể dao động giữa 1:1,5 và 1:4,0.

2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến đường tiêu hóa của lợn

Quá trình lên men làm tăng cường sản xuất ra acid lactic, acid acetic và etanol làm giảm pH. Khi cho ăn thức ăn lên men sẽ làm giảm pH trong dạ dày của lợn và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như E.coli và Salmonella phát triển trong ống tiêu hóa.

2.4.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến các vi khuẩn trong đường tiêu hóa

Số lượng và thành phần vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn lỏng lên men lỏng có thể thay đổi đặc biệt là sự gia tăng vi khuẩn lactic ở ruột non và dạ dày. Lên men thức ăn lỏng ở nhiệt độ 20°C tỉ lệ vi khuẩn lactic trong dạ dày và ruột non của lợn lớn hơn so với sử dụng thức ăn khô và thức ăn lỏng (Canibe and Jensen, 2003). Vì thế việc sử dụng thức ăn lên men lỏng có thể làm tăng khả năng tiêu hóa của lợn.

Moran et al. (2001) đã báo cáo rằng: Số lượng vi khuẩn E.coli ít hơn vi khuẩn lactic trong ruột của lợn con khi sử dụng thức ăn lỏng lên men. Trong khi ở lợn sử dụng thức ăn khô thì số lượng vi khuẩn E.coli nhiều hơn.

Canibe and Jensen (2012) xem xét giá trị của thức ăn lỏng lên men trong việc giảm các bệnh đường ruột ở lợn và đã chỉ ra rằng rõ ràng lên men thức ăn lỏng giảm tỷ lệ mắc Salmonella. Mặt khác thức ăn lỏng lên men làm tăng số lượng tế bào nấm men. Nấm men có khả năng gắn các vi khuẩn đường ruột lên bề mặt của chúng, do đó có thể ngăn chặn sự gắn kết của các vi khuẩn này lên các tế bào biểu mô ruột.

2.4.4. Ảnh hưởng của thức ăn lỏng lên men về độ pH trong đường tiêu hóa

Nghiên cứu của Canibe and Jensen (2003) đã chỉ ra những thay đổi trong độ pH dọc theo đường tiêu hóa khi lợn được cho ăn thức ăn lỏng lên men, thức ăn lỏng hoặc thức ăn khô. Theo kết quả nghiên cứu này khi lợn ăn thức ăn lỏng lên men, thay đổi nhiều nhất là làm giảm pH trong dạ dày của lợn. Dạ dày là một rào cản quan trọng chống lại tác nhân gây bệnh, làm giảm độ pH có thể tăng cường hàng rào này và ngăn ngừa tiêu chảy do E.coli gây ra, đặc biệt là ở lợn con cai sữa, lợn con theo mẹmà thường không có khả năng sản xuất đủ lượng của axít

dạ dày. Ngoài ra, Radecki et al. (1998) cho rằng độ pH dạ dày thấp hơn có thể cho phép tốt hơn hoạt động phân giải protein trong dạ dày do đó cải thiện tăng trưởng của lợn ăn khi ăn thức ăn lỏng lên men. Ngược lại với dạ dày, độ pH trong ruột non của lợn con ăn thức ăn lỏng lên men thường cao hơn ở lợn con ăn thức ăn khô hoặc thức ăn lỏng.

2.4.5. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men

2.4.5.1. Lợi ích của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt (Trang 26)