Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Phân tích thực trạng kê khai thuế kế toán thuế và nộp thuếcủa các doanh
4.1.2. Phân tích thực trạng kê khai kế toán thuếtại Chi cục Thuế Huyện Kiến
Kiến Xương
4.1.2.1. Tình hình tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế
Theo quy định của Luật thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua, từ ngày 01/7/2007, NNT sẽ tự khai, tự tính, tự nộp tiền thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị mình; cơ quan Thuế tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra...
Đến hết năm 2017 tại Chi cục thuế Huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình hồ sơ kê khai thuế gửi qua cổng thông tin điện tử đạt 97%. DN thực hiện gửi hồ sơ kê khai thuế trực tiếp qua cổng thông tin truyền qua cơ quan thuế. DN nộp tờ khai giấy và qua đường bưu chính chỉ còn rất ít.
Việc tiếp nhận HSKT điện tử được thực hiện theo Quy trình đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử ban hành theo Quyết định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Hồ sơ kê khai của DN được đẩy qua cổng thông tin, cán bộ thuế hàng ngày tiến hành kiển tra và nhận hồ sơ khai thuế vào trục truyền tin của Chi cục.Chi cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ khai thuế của DN và thực hiện nhận hồ sơ kê khai thuế.Chi cục Thuế giải quyết nhận và chuyển hồ sơ khai thuế theo quy định ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất ngày làm việc tiếp theo liền kề. Số lượng DN phải nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế huyện Kiến Xương được thể hiện qua Bảng 4.2:
Bảng 4.2. Kết quả tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế theo loại hình kinh tế từ năm 2015-2017 TT Loại hình Năm So sánh (%) 2015 (DN) 2016 (DN) 2017 (DN) 2016/2015 2017/2016 1 Công ty Cổ Phần,TNHH 1176 1278 1989 108,7 155,6 2 Hợp tác xã,QTD 162 162 162 100,0 100,0 3 Doanh nghiệp tư nhân 216 216 216 100,0 100,0 4 Thành phần kinh tế khác 135 207 225 153,3 108,7
Tổng 1773 1872 2601 105,6 138,9
Nguồn: Chi cục thuế huyện Kiến Xương (2015-2017)
Tuy nhiên mấy năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn số doanh nghiệp mới thành lập ở huyện Kiến Xương không tăng mà có xu hướng giảm nhẹ do các một số DN làm ăn thua lỗ phá sản. Điều này cho thấy tình hình kinh tế ở huyện Kiến Xương cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của khó khăn nền kinh tế. Hàng năm, số doanh nghiệp mới thành lập và được cấp mã số thuế mới tăng không đáng kể, năm 2016 so với 2015 tăng 5,6%, Sang năm 2017 tình hình kinh tế khởi sắc hơn số DN mới thành lập tăng lên so với 2016 tăng 38,9%.
Để tạo thuận lợi cho NNT cắt giảm các thủ tục rườm rà năm 2015 DN bắt đầu kê khai theo quý, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế của DN, bộ phận kê khai thường xuyên thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh bạ theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế theo từng loại thuế, mẫu hồ sơ khai thuế, thời hạn khai thuế để xác định số lượng hồ sơ phải tiếp nhận từ cổng thông tin điển tử là bao nhiêu và từ bộ phận một cửa là bao nhiêu để xử lý theo dõi và đôn đốc DN kê khai cho đúng thời hạn.
4.1.2.2. Phân tích đối tượng kê khai kế toán thuế
Cơ quan thuế là chủ thể giám sát việc kê khai có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, triển khai, đôn đốc hoạt động thu thuế và kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật thuế của DN. Theo các nội dung công việc chủ yếu gồm: giám sát việc kê khai của các DN, xác định căn cứ tính thuế, quá trình khai thuế, nộp thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế; kiểm tra việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.Mục đích chính của các hoạt động này là phân tích đầy đủ,
chính xác nhất số lượng và các hoạt động của DN; xác định được các căn cứ tính thuế; đôn đốc việc nộp thuế kịp thời, đầy đủ; kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo chính sách thuế được thực hiện tốt nhất.
Người nộp thuế là đối tượng thực hiền kê khai thuế, NNT phải thực hiện các công việc để đảm bảo tuân thủ hệ thống chính sách thuế đầy đủ, kịp thời và chính xác, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, kinh doanh của mình. Các nội dung công việc này bao gồm: Nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật về thuế, nghĩa vụ, quyền hạn của DN; thực hiện tốt công tác kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ; khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn quy định; thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của DN,... Các công việc này được DN chủ động thực hiện có sự hỗ trợ của cơ quan thuế còn gọi là quá trình tổ chức thực hiện chấp hành pháp luật thuế của DN. Sự tuân thủ của DN trong quá trình thực thi hệ thống thuế là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác thuế.
Bên cạnh hai chủ thể trên, tất cả các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong các nội dung kê khai thuế đều có nghĩa vụ tham gia vào quá trình kê khai thuế. Các tổ chức, cá nhân này tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế, người nộp thuế trong quá trình xử lý thuế để đảm bảo các nội dung kê khai thuế nói trên được thực hiện nhanh nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất.
Phân tích kê khai thuế, kế toán thuế DN là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế. Đối với DN kê khai thuế tại cơ quan thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải xác định được DN thuộc đối tượng kê khai nào có phải kê khai hay không.
Xác định DN kê khai thuộc hình doanh nghiệp nào?.Phương pháp kê khai tính thuế GTGT nào ? trực tiếp hay gián tiếp.
Phân tích tình trạng hoạt động của DN: Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước không? Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm: DN kinh doanh có lãi hay bị lỗ?
Phân tích, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật thuế của DN: DN chấp hành tốt pháp luật thuế không? DN đã bị xử phạt vi phạm pháp luật thuế? DN có thuộc đối tượng có rủi ro cao về thuế hay không? Từ đó xác định chính xác tình trạng nộp hồ sơ khai thuế của DN.
Phân tích đầy đủ đối tượng, không bỏ sót nguồn thu, bởi nếu không phân tích tốt đối tượng cơ quan thuế không thể kiểm soát diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, không thể lường trước được những hậu quả sẽ xảy ra trong quá trình kê khai kế toán thuế. Để làm tốt được nội dung công việc này, trước hết cơ quan thuế cần xác định được các trường hợp phải nộp hồ sơ khai thuế, phân tích danh sách các loại hồ sơ khai thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý, hàng năm của từng DN, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế tương ứng cho từng loại hồ sơ khai thuế; các trường hợp kê khai đặc biệt khác (kê khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, kê khai đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng,…). Các công việc phân tích đối tượng cụ thể được mô tả qua Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Đối tượng kê khai kế toán thuế của DN tại Chi cục
Đối tượng Xác định hồ sơ kê khai
DN được cấp mã số thuế mới
Xác định loại thuế, loại hồ sơ khai thuế phải nộp, kỳ tính thuế, khai thuế và ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế của từng DN để cập nhật Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế.
DN thay đổi thông tin đăng ký thuế.
- Cập nhật bổ sung loại thuế, loại hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế và ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ kê khai đối với các hồ sơ mới phát sinh của DN vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế.
- Cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với hồ sơ khai thuế không còn phải nộp cho cơ quan thuế vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế.
DN chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Đối với cơ quan thuế nơi DN chuyển đi:
Xác định tình hình nộp hồ sơ khai thuế của DN đến thời điểm chuyển đi.
Căn cứ ngày chuyển đi của DN, cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế của DN vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với cơ quan thuế nơi DN chuyển đến: Căn cứ thông tin của DN chuyển đến cập nhật loại thuế, loại hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế. Đồng thời, căn cứ Thông báo về tình trạng kê khai thuế của DN chuyển cơ quan thuế quản lý do cơ quan thuế nơi DN chuyển đi gửi đến (nếu có) để tiếp tục theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nộp hồ sơ khai thuế của DN.
DN tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi mã số thuế
Đối với mã số thuế mới được cấp sau khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp: Cập nhật loại thuế, loại hồ sơ khai thuế, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phải nộp hồ sơ khai thuế vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế
Đối với mã số thuế đã chấm dứt hiệu lực: Cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế của DN vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế.
DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
Căn cứ thông báo xin tạm ngừng kinh doanh của DN, cập nhật thời gian tạm ngừng kinh doanh vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế. Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, thực hiện khôi phục Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để tiếp tục việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
Cập nhật ngày ngừng hoạt động vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động sau khi Bộ phận đăng ký thuế đóng MST trên hệ thống đăng ký thuế vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
Cập nhật ngày ngừng hoạt động vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động sau khi Bộ phận đăng ký thuế đóng MST trên hệ thống đăng ký thuế vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
DN bỏ trốn, mất tích, không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST
Cập nhật ngày bỏ trốn, mất tích vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế.
Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động vào Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế đối với DN khi nhận được thông báo của các bộ phận liên quan xác định đã bỏ trốn, mất tích để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế. Khôi phục lại Danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về tình trạng DN vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời điểm tiếp tục theo dõi, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế được tính kể từ ngày khôi phục lại trạng thái hoạt động của DN.
Song song với việc xác định các trường hợp phải nộp hồ sơ khai thuế còn phải phân tích DN thay đổi kỳ kê khai thuế theo từng lần phát sinh sang khai thuế theo quý, các DN thay đổi niên độ kế toán, các DN chuyển đổi phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng và DN khai thuế qua tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Việc nắm bắt chính xác tình trạng nộp hồ sơ khai thuế (gồm hồ sơ khai thuế chính thức hoặc thay thế, điều chỉnh/bổ sung) không chỉ giúp hạch toán nghĩa vụ thuế được chính xác mà còn quản lý tốt DN, giám sát số thu nộp thuế, xác định doanh nghiệp có hoạt động hay không, qua đó đánh giá tính tuân thủ trong khai thuế của DN. Công việc này đòi hỏi cơ quan thuế phải thực hiện thường xuyên, liên tục và là nội dung trong công tác phân tích đối tượng nhằm tránh tình trạng DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo hóa đơn hay hoạt động kinh doanh bất hợp pháp gây tổn hại cho NSNN và khó khăn cho công tác kê khai thuế, kế toán thuế. Qua công tác phân tích tình trạng kê khai thuế, cơ quan thuế có cơ sở để phân loại một số đối tượng như sau :
+ Hồ sơ khai thuế chính thức: Đối với mỗi loại thuế, DN tự kê khai theo mẫu biểu quy định và nộp cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định đối với từng loại hồ sơ khai thuế.
+ Hồ sơ khai thuế thay thế: Trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, DN đã nộp hồ sơ cho cơ quan thuế sau đó phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót, nhầm lẫn ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế thì DN được nộp hồ sơ khai thuế thay thế cho hồ sơ đã nộp.
+ Hồ sơ khai thuế điều chỉnh/bổ sung: Theo quy định của Luật kê khai thuế sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, DN phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Kết quả đạt được khi phân tích được đầy đủ đối tượng kê khai thuế là giúp cho cơ quan thuế có được thông tin về nghĩa vụ kê khai nộp thuế của DN, có căn cứ để kiểm tra, đôn đốc kê khai hàng tháng, hàng quý, năm, căn cứ để xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp không kê khai hoặc kê khai không đúng thời
gian quy định. Việc phân tích tốt đối tượng kê khai thuế là tiền đề cho việc theo dõi và đôn đốc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với DN của cơ quan thuế. Trường hợp không thực hiện tốt việc phân tích kê khai thuế, cơ quan thuế sẽ không có căn cứ để đánh giá việc chấp hành quy định về kê khai thuế của DN theo luật định, kéo theo việc không xác định được đầy đủ và chính xác nghĩa vụ thuế, gây thất thu thuế và cơ quan thuế không đôn đốc nhắc nhở kịp thời nghĩa vụ kê khai thuế đối với DN, làm cho việc thực thi pháp luật không nghiêm, tạo cho DN thói quen chây ì, không chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để làm tốt công tác kê khai cơ quan thuế phải thường xuyên rà soát, nắm bắt địa bàn phân tích để xác định những đối tượng thực tế có hoạt động sản xuất kinh doanh phải đưa vào diện kê khai thuế, nhất là vào dịp đầu năm -