Yếu tố ảnh hưởng bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86)

* Yếu tố ảnh hưởng từ chính sách, pháp luật : Tổng cục Thuế đã xây dựng nội dung sửa đổi, bổ sung Luật kê khai thuế, kế toán thuế sửa đổi; đã nghiên cứu tham gia với Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính những vướng mắc, kiến nghị sửa đổi các Luật thuế nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện TTHC thuế và đáp ứng thông lệ quốc tế. Năm 2017 thực hiện mục tiêu cải cách TTHC tại các Nghị quyết của Chính Phủ và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành 07 Thông tư nhằm đơn giản hóa các TTHC như: (1) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 sửa đổi, bổ sung thủ tục đặt in/tự in hóa đơn được rút ngắn từ 10 ngày còn 04 ngày làm việc; (2) Thông tư 31/2017/TT-BTC sửa đổi hướng dẫn về phân tích hoàn thuế giá trị gia tăng với nội dung hoàn trả các khoản do doanh nghiệp nộp thừa, bổ sung nội dung Cục trưởng Cục Thuế phải ban hành Quyết định gửi người nộp thuế trong ngày ký quyết định hoàn thuế, cơ quan Kho bạc nhà nước thực hiện việc chi trả tiền hoàn thuế trong thời hạn 1 ngày kể từ khi nhận được Quyết định hoàn thuế. Về khâu giải quyết các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như hoàn thiện cơ sở pháp lý cụ thể có các thông tư sau : (3) Thông tư số 06/2017/TT-BTC sửa đổi hướng dẫn kê khai thuế, kế toán thuế đã giải quyết

vướng mắc từ thực tiễn bằng việc hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn đối với quy định không tính tiền chậm nộp trong trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế do NSNN chậm thanh toán, (4) Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 hướng dẫn về khung giá tính thuế tài nguyên, (5) Thông tư số 20/2017/TT-BTC (6) Thông tư số 51/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 sửa đổi, bổ sung về hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, (7) Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 về việc hướng dẫn thi hành một số điều về phân tích kê khai thuế, kế toán thuế các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Đặc biệt, để nâng cao tính hiệu quả trong việc phân tích kê khai và nộp thuế, Chi cục thuế Kiến Xương đã và đang thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 15/05/2011, Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020 và các Đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2015- 2020.

Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP đặt mục tiêu đến hết năm 2017, đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 25/8, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu biểu của 7 Thông tư nhằm cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế, tháo gỡ khó khăn trong phân tích kê khai thuế, kế toán thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và giảm số giờ làm thủ tục về thuế trong năm. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9/2014, Thông tư góp phần hỗ trợ Chi cục Thuế Kiến Xương tiếp tục cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế; đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân giảm 50% số giờ kê khai, nộp thuế trong năm.

Bên cạnh đó để nắm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về thuế, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành hàng loạt các quy trình phân tích kê khai thuế, kế toán thuế như:

- Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế thay thế quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011.

- Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế;

- Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/03/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế;

- Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế;

- Quyết định số 749/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình miễn thuế, giảm thuế;

- Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành Quy trình quản lý thu nợ thuế;

* Yếu tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp

Cơ quan thuế xử lý các hồ sơ khai thuế, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đảm bảo đúng theo quy định, không gây phiền hà cho người nộp thuế, về phía người nộp thuế đã phần nào hiểu được chính sách pháp luật thuế, chủ động liên hệ với cơ quan thuế khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện kê khai thuế.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác này dẫn đến tình trạng gửi hồ sơ khai thuế còn chậm so với thời gian quy định hoặc không gửi vẫn còn, có doanh nghiệp mặc dù đã được cơ quan thuế ra văn bản đôn đốc, yêu cầu nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp đầy đủ các hồ sơ khai thuế còn thiếu; Khi có thay đổi thông tin chưa kê khai bổ sung, thay đổi kịp thời với cơ quan thuế nên không liên lạc với doanh nghiệp theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế; Số liệu kê khai chưa chính xác, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế còn phải yêu cầu sửa lại nhiều lần; Việc thực hiện nghĩa vụ thuế nhiều khi, nhiều lúc chưa kịp thời còn để nợ đọng tiền thuế.

Những tồn tại trên chính là do doanh nghiệp mới thành lập nhiều, việc nghiên cứu, cập nhật chế độ, chính sách pháp luật thuế chưa được thường xuyên, phần nữa do đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp thường xuyên bị thay đổi, có doanh nghiệp không có kế toán hoặc có kế toán nhưng chỉ là hợp đồng theo thời vụ. Trình độ cán bộ kế toán còn thấp mặc dù đã qua đào tạo nhưng chưa qua thực tế, chưa đi sâu nghiên cứu chính sách pháp luật thuế.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chậm nộp tờ khai thuế và nợ đọng thuế tăng cao là do ý thức tuân thủ pháp luật thuế cũng như mức độ hiểu biết về luật thuế của người nộp thuế chưa cao, cố tình dây dưa không nộp hồ sơ khai thuế. Chây ỳ trong việc nộp tiền thuế phát sinh nhằm chiếm dụng vốn.

Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hiểu biết của các DN về các Luật thuế, quy trình kê khai và nộp thuế, cũng như các yêu cầu cần lưu trữ các sổ sách về kế toán thuế trong thời gian gần đây qua Bảng 4.18:

Bảng 4.18. Kế quả điều tra doanh nghiệp trả lời về mức độ hiểu biết của họ đối với quy trình kê khai, nộp thuế, 2017

STT Mức độ hiểu biết Số DN Tỷ lệ %

1 Đầy đủ 16 10,7

2 Chưa đầy đủ 96 64,0

3 Hiểu ít 38 25,3

Tổng 150 100,0

Nguồn: Tập hợp từ phiếu thu thập thông tin (2017)

Kết quả bảng trên cho thấy, phần lớn kế toán các DN (chiếm 64,0%) chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách về các Luật thuế; số DN hiểu ít về các luật thuế, cũng như quy trình kê khai kế toán thuế và nộp thuế chiếm tỷ lệ 25,3%, do đó dẫn đến tình trạng vẫn còn những vi phạm trong hồ sơ khai thuế và quy trình nộp thuế. Điều đó cũng nói nên công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật về thuế của cơ quan thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Sự phát triển của DN cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội nó làm ảnh hưởng nhất định đến công tác kê khai kế toán thuế của cơ quan thuế. Đánh giá của DN vào bảng các tiêu chí đánh giá trong đó bao gồm tiêu chí thuộc về nhân tố kinh tế cho chúng ta biết nhân tố kinh tế có ảnh hưởng đến thực trạng kê khai và nộp thuế của DN. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.19. Kết quả điều tra doanh nghiệp trả lời về ảnh hưởng của một số nhân tố kinh tế đến KK&NT của DN

STT Tiêu chí đánh giá Số DN Tỷ lệ (%)

1 Mất nhiều thời gian và CP kê khai và nộp thuế 22 14,7 2 Số tiền thuế phải nộp lớn 9 6,4 3 Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn 40 26,7 4 Lãi suất ngân hàng cao 79 52,2

Tổng 150 100

Nguồn: Tập hợp từ kết quả điều tra (2017)

khăn, lãi suất NH cao làm DN chậm KK&NT chiếm tỷ lệ 53,5%, do những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao, Với các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng sản phẩm bán ra chậm, hàng tồn dư nhiều làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Hàng thì tồn nhiều mà tiền vốn thanh khoản thì thiếu hụt làm DN không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế, Mặt khác có 14,5 % số DN có ý kiến mất quá nhiều thời gian để tập hợp chứng từ, mất thời gian để kê khai trên các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế, mất khá nhiều thời gian dành cho việc thực hiện các thủ tục liên quan đến kê khai và nộp thuế. Số doanh nghiệp phát sinh số thuế lớn tuy ít nhưng số thuế lại lớn, Một số DN cho rằng do số thuế lớn nên để tiến hành nộp ngay là rất khó, do đó số thuế nợ đọng kéo dài, một phần các doanh nghiệp thấy rằng chiếm dụng số tiền thuế này để phục vụ sản xuất kinh doanh mà không phải làm các thủ tục phức tạp vay vốn ngân hàng mà lại phải chịu mức lãi suất cao.

4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KÊ KHAI THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KIẾN XƯƠNG

4.3.1. Quan điểm định hướng giải pháp

Hiện nay, toàn ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế phân tích theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kê khai thuế, kế toán thuế nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế. Cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm theo một quy trình chặt chẽ.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Chính sách thuế, phí phải bảo đảm bao quát được các nguồn thu phát sinh cần điều tiết trong quá trình phát triển kinh tế, đây là nguồn lực chủ yếu để phục vụ sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, Kiến Xương còn là huyện nghèo nên cần phải coi trọng quan điểm thu thuế nhưng phải đảm bảo sự ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn thu.

Việc hoàn thiện phân tích kê khai thuế, kế toán thuế và nộp thuế đối với DN trên cơ sở xuất phát từ những định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Kiến Xương và chỉ tiêu thu Ngân sách đặt ra hàng năm và dựa trên chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục thực hiện cơ chế DN tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế chỉ tập trung làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chống thất thu thuế.

Về mục tiêu, phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn địa phương, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế của NNT. Tập trung rà soát các DN trên địa bàn, đảm bảo 100% DN được đưa vào hệ thống kê khai thuế, kế toán thuế. Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế nắm vững chính sách pháp luật và đảm đương được nhiệm vụ giao. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thuế cho các đối tượng nộp thuế. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính hiện đại hóa ngành thuế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước.

4.3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kê khai kế toán thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kiến Xương nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kiến Xương

4.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế, giáo dục pháp luật về thuế

Để làm tốt công tác tuyên truyền trong kê khai và nộp thuế là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà vẫn còn không ít những tổ chức, cá nhân chưa thực sự nhận thức đúng và chưa tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ của người nộp thuế.

Làm tốt công tác tuyên truyền đối với ngành thuế là một thử thách không nhỏ, bởi các chính sách thuế có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân từ hộ nông dân, hộ tiểu thương cho đến các tổ chức kinh tế có quy mô lớn... chính vì vậy công tác tuyên truyền của ngành Thuế càng đòi hỏi phải có sự đổi mới trong cải cách các thủ tục hành chính thuế, kê khai kế

toán thuế, góp phần giúp cho ngành Thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, công tác vận động trong việc phân tích thực hiện thu và kê khai kế toán thuế rất khác đối với công tác vận động từ thiện xã hội, vận động đóng góp cho một công trình phúc lợi công cộng...bởi vì thuế là khoản đóng góp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của mỗi người dân, từ tính chất này qua nhiều giai đọan cải cách thủ tục hành chính đến nay, ngành Thuế bước đầu đã có nhiều cố gắng đi sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời nguyện vọng của nhân dân nói chung và của mỗi đối tượng nói riêng, tạo môi trường thuận lợi hơn cho người nộp thuế, nhất là từ khi chuyển từ mô hình phân tích đối với người nộp thuế thành chế độ tự khai, tự nộp, cơ quan thuế các cấp luôn xem đối tượng nộp thuế là khách hàng, là bạn đồng hành, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà gây khó khăn cho người nộp thuế, áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để người nộp thuế phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng Internet công khai hỗ trợ, tuyên truyền, giải thích giúp cho các doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính, về thời gian và ngày càng nâng cao hơn ý thức chấp hành nghĩa vụ của mình để đóng góp cho ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86)