Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Kiến Xương
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, nằm ở phía nam châu thổ sông Hông, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách thành phố Hải Phòng 70 km. Phía Đông giáp vịnh Bắc bộ, phía Tây giáo tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Thái Bình năm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc, có diện tích đất tự nhiên là 153.780,47 ha.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Kiến Xương nằm chính phía nam của tỉnh. Phía tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy. Phía đông giáp huyện Tiền Hải. Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng). Đầu năm 2008, huyện Kiến Xương có diện tích tự nhiên là 19.920,73 ha (199,21 km2) .
Về địa bàn hành chính, huyện Kiến Xương có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn: Thanh Nê và 36 xã: An Bình, An Bồi, Bình Định, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Thanh, Đình Phùng, Hòa Bình, Hồng Thái, Hồng Tiến, Lê Lợi, Minh Hưng, Minh Tân, Nam Bình, Nam Cao, Quang Bình, Quang Hưng, Quang Lịch, Quang Minh, Quang Trung, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Thanh Tân, Thượng Hiền, Trà Giang, Vũ An, Vũ Bình, Vũ Công, Vũ Hòa, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Trung.
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Dân số và lao động : Tổng dân số huyện Kiến Xương là 214.600 người, 68.996 hộ gia đình, mật độ dân số là 1.076 người /km2 . Đảng bộ huyện Kiến Xương có 67 tổ chức cơ sở Đảng (37 Đảng bộ xã, thị trấn; 30 Đảng bộ, chi bộ cơ quan trực thuộc Huyện ủy), 10.108 Đảng viên, toàn huyện có 375 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Trong những năm qua, Thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X và Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, đời sống nhân dân và tình hình nông thôn chuyến biến khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, công tác quốc phòng an ninh được tăng cường; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự phát triển khá toàn diện, sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân trên 4 %/ năm, bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa; đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được đầu tư xây dựng, nhiều xã, thị trấn đã xây dựng khu trung tâm xã khang trang, hệ thống điện, đường, trường trạm,… được đầu tư xây dựng, đáp ứng một phần quy hoạch nông thôn mới.
Trong những năm qua các doanh nghiệp của huyện Kiến Xương đã khai thác triệt để các thế mạnh như: Xây dựng cơ bản, gia công may mặc, làng nghề chạm bạc, dệt tơ đũi đã và đang phát triển với tốc độ cao. Bên cạnh đó một số Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cũng góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của huyện Kiến Xương nói riêng.
3.1.1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện Kiến Xương năm 2015-2017
TT Loại hình Năm So sánh (%) 2015 (DN) 2016 (DN) 2017 (DN) 2016/2015 2017/2016 1 DNNN 1 1 1 100,0 100,0 2 Công ty Cổ Phần,Cty TNHH 139 142 221 102,2 155,6 3 Hợp tác xã,QTD 18 18 18 100,0 100,0 4 Doanh nghiệp tư nhân 24 24 24 100,0 100,0 5 Hộ kinh doanh 3.896 4.138 4.446 106,2 107,4 Tổng 197 208 289 106,0 110,3
Nguồn: Chi cục thuế huyện Kiến Xương
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế huyện Kiến Xương cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Luật Doanh
nghiệp 2005 ra đời, tạo điều kiện cho sự phát triển của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, làm số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Quy mô tổ chức, loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng phong phú được thể hiện qua Bảng 3.1.