Kinh nghiệm kê khai và kế toán thuếtại một số tỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm kê khai và kế toán thuếtại một số tỉn hở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm kê khai kế toán thuế và nộp thuế tại Chi cục Thuế TP Bắc Ninh

Ninh là một tỉnh luôn được đánh giá cao về công tác cải cách, hiện đại hoá ngành thuế, cụ thể là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thu thuế và đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế. Cụ thể:

Thứ nhất, về áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu thuế: là đơn vị luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác phân tích, Chi cục thuế TP Bắc Ninh là một trong hai đơn vị đầu tiên triển khai áp dụng ứng dụng kê khai kế toán thuế tập trung (TMS). Đây là ứng dụng kê khai kế toán thuế tiên tiến nhất hiện tại, ứng dụng này kế thừa tất cả các ứng dụng kê khai kế toán thuế trước và cập nhật theo chính sách mới, đáp ứng được yêu cầu của công tác hiện đại hoá ngành thuế. Hơn thế nữa, ứng dụng này còn cho phép tra cứu chi tiết đối tượng nộp thuế dù ngồi ở bất kỳ nơi đâu, từ Chi cục Thuế cho tới Tổng cục Thuế nên có thể phân tích được tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh. Đây cũng là công cụ quan trọng để phân tích rủi ro của doanh nghiệp, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, về cải cách hành chính, là một tỉnh luôn đứng trong tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nên cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo ngành thuế tỉnh nhà thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, xây dựng được mối quan hệ tốt, tạo được niềm tin với DN. Chi cục thuế TP Bắc Ninh đã thực hiện công khai tất cả các bộ thủ tục hành chính về thuế, thực hiện ISO 9001:2000 cho các sản phẩm tuyên truyền hỗ trợ- cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, đăng ký thuế với người có thu nhập cao, cung cấp thông tin hồ sơ lưu trữ,… nên đến hết tháng 6/2014, thời gian kê khai, nộp thuế bình quân của DN đã rút xuống chỉ còn 351 giờ/năm (Bình quân cả nước hết năm 2017 là trên 500 giờ/năm).

2.2.2.2. Kinh nghiệm kê khai kế toán thuế và nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng, Chi cục huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN do Bộ Tài chính và HĐND tỉnh Hải Dương giao. Có được kết quả như vậy là do Chi cục huyện Ninh Giang luôn trú trọng đến công tác thu thuế, đặc biệt là cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có hoạt động chuyển giá. Cụ thể:

TTg ngày 17/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2015-2020. Chi cục huyện Ninh Giang luôn quan tâm tới việc cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không còn phù hợp, xây dựng các bộ tiêu chuẩn cho từng bộ phận chức năng trong Chi cục Thuế, quán triệt chủ trương kê khai thuế qua mạng nên đến hết tháng 8/2014, tỷ lệ kê khai thuế qua mạng của các doanh nghiệp đạt 92% (đứng thứ 5 của cả nước) nên đã rút ngắn được rất nhiều thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế đối với DN, đảm bảo kết quả tốt, nhanh, thuận lợi.

Thứ hai, về công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chống chuyển giá: Trước tình trạng chuyển giá, khai lỗ, trốn thuế GTGT, thuế TNDN của nhiều đơn vị kinh tế, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như hiện nay, Chi cục huyện Ninh Giang đã tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành thanh tra 57 hồ sơ, phát hiện chuyển lỗ rất lớn và tần suất vi phạm cũng khá lớn với số tiền giảm lỗ trên 512 tỷ đồng, qua đó truy thu và phạt bình quân mỗi hồ sơ 1,2 tỷ đồng. Đây cũng là tỉnh đi đầu cả nước trong công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về kê khai thuế, kế toán thuế tại chi cục

Từ kinh nghiệm kê khai kế toán thuế và nộp thuếtại các nước trên thế giới và một vài địa phương ở Việt Nam, rút ra bài học về Kê khai kế toán thuế và nộp thuế tại Chi cục thuế Kiến Xương như sau:

Thứ nhất, đơn giản hóa pháp luật về thuế

Đẩy mạnh cải cách hành chính về thuế, giảm thiểu những thủ tục còn rườm rà, không sách nhiễu DN. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng đạt tối thiểu 95% và giảm số giờ kê khai, nộp thuế của DN xuống dưới 300 giờ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Các mẫu biểu, tờ khai thuế cần phải đơn giản và chuẩn hoá một cách có hệ thống để DN có thể dễ dàng thực hiện được các hình thức kê khai, nộp thuế.

Tờ khai thuế là cơ sở pháp lý để DN tính thuế, kê khai và nộp thuế, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự tính, tự khai thuế. Các mẫu tờ khai cần được thiết kế đơn giản, dễ kê khai và phù hợp với việc DN tự kê khai, nhưng cũng phải đảm bảo đủ các thông tin cần thiết để cơ quan thuế thực hiện phân tích kê khai thuế, kế toán thuế. Tờ khai nên được thiết kế theo hướng sử dụng được cho hình thức kê khai điện tử, phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin.

Thứ hai, áp dụng hệ thống kê khai kế toán thuế hiện đại

Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng trong việc tự kê khai, tự nộp thuế, làm tăng tính hiệu quả trong giao dịch giữa cơ quan thuế và DN, giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế. Với sự hỗ trợ của hệ thống tin học hiện đại, các dữ liệu trên tờ khai thuế được máy tính đối chiếu và xử lý tự động, giảm tối đa việc thực hiện thủ công. Đồng thời, hệ thống tin học cũng giúp cho việc phát hiện các gian lận hoặc không tuân thủ của DN trong việc kê khai thuế; tiến hành kiểm tra rủi ro trên mạng; phối hợp với các cơ quan liên quan để có những hành động thích hợp trong trường hợp DN cố ý không tuân thủ,… từ đó cơ quan thuế có sự kiểm tra, xử lý nhanh chóng các sai phạm của DN trong việc kê khai nghĩa vụ thuế. Do vậy, cần phải không ngừng quan tâm đến việc phát triển các phần mềm tin học, đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để có thể áp dụng và triển khai tốt công tác kê khai kế toán thuế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cũng như cơ sở hạ tầng để làm nền tảng cho sự cung cấp các dịch vụ thuế điện tử. Triển khai ứng dụng kê khai thuế, kế toán thuế tập trung (TMS) để nâng cao hiệu quả của công tác điều hành thu NSNN, rút ngắn được thời gian làm việc của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế để có thể bổ sung cán bộ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực kê khai kế toán thuế

Phát triển nguồn nhân lực phân tích kê khai thuế, kế toán thuế. Để thực hiện được điều đó thì mức lương trả cho cán bộ thuế phải tương xứng. Xây dựng một chiến lược hợp lý hoặc kế hoạch đào tạo nhân sự trong ngành thuế là một nội dung quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế, trong đó bao gồm các nội dung: Chế độ tuyển dụng, kỹ năng phát triền nhân viên, lãnh đạo và khả năng phân tích, sự hài lòng và tham gia của nhân viên, dự đa dạng về tuổi, mức độ lương và phụ cấp, số nhân viên/tỷ lệ doanh thu,….

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Kiến Xương

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, nằm ở phía nam châu thổ sông Hông, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách thành phố Hải Phòng 70 km. Phía Đông giáp vịnh Bắc bộ, phía Tây giáo tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.

Thái Bình năm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc, có diện tích đất tự nhiên là 153.780,47 ha.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kiến Xương nằm chính phía nam của tỉnh. Phía tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy. Phía đông giáp huyện Tiền Hải. Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng). Đầu năm 2008, huyện Kiến Xương có diện tích tự nhiên là 19.920,73 ha (199,21 km2) .

Về địa bàn hành chính, huyện Kiến Xương có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn: Thanh Nê và 36 xã: An Bình, An Bồi, Bình Định, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Thanh, Đình Phùng, Hòa Bình, Hồng Thái, Hồng Tiến, Lê Lợi, Minh Hưng, Minh Tân, Nam Bình, Nam Cao, Quang Bình, Quang Hưng, Quang Lịch, Quang Minh, Quang Trung, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Thanh Tân, Thượng Hiền, Trà Giang, Vũ An, Vũ Bình, Vũ Công, Vũ Hòa, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Trung.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Dân số và lao động : Tổng dân số huyện Kiến Xương là 214.600 người, 68.996 hộ gia đình, mật độ dân số là 1.076 người /km2 . Đảng bộ huyện Kiến Xương có 67 tổ chức cơ sở Đảng (37 Đảng bộ xã, thị trấn; 30 Đảng bộ, chi bộ cơ quan trực thuộc Huyện ủy), 10.108 Đảng viên, toàn huyện có 375 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Trong những năm qua, Thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 khóa X và Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, đời sống nhân dân và tình hình nông thôn chuyến biến khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, công tác quốc phòng an ninh được tăng cường; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự phát triển khá toàn diện, sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân trên 4 %/ năm, bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa; đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được đầu tư xây dựng, nhiều xã, thị trấn đã xây dựng khu trung tâm xã khang trang, hệ thống điện, đường, trường trạm,… được đầu tư xây dựng, đáp ứng một phần quy hoạch nông thôn mới.

Trong những năm qua các doanh nghiệp của huyện Kiến Xương đã khai thác triệt để các thế mạnh như: Xây dựng cơ bản, gia công may mặc, làng nghề chạm bạc, dệt tơ đũi đã và đang phát triển với tốc độ cao. Bên cạnh đó một số Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cũng góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của huyện Kiến Xương nói riêng.

3.1.1.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn huyện Kiến Xương năm 2015-2017

TT Loại hình Năm So sánh (%) 2015 (DN) 2016 (DN) 2017 (DN) 2016/2015 2017/2016 1 DNNN 1 1 1 100,0 100,0 2 Công ty Cổ Phần,Cty TNHH 139 142 221 102,2 155,6 3 Hợp tác xã,QTD 18 18 18 100,0 100,0 4 Doanh nghiệp tư nhân 24 24 24 100,0 100,0 5 Hộ kinh doanh 3.896 4.138 4.446 106,2 107,4 Tổng 197 208 289 106,0 110,3

Nguồn: Chi cục thuế huyện Kiến Xương

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế huyện Kiến Xương cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Luật Doanh

nghiệp 2005 ra đời, tạo điều kiện cho sự phát triển của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, làm số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Quy mô tổ chức, loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng phong phú được thể hiện qua Bảng 3.1.

3.1.2. Đặc điểm của Chi cục thuế huyện Kiến Xương

Chi cục thuế huyện Kiến Xương được thành lập tháng 8 năm 1990 theo Quyết định số 315 /QĐ/TCCB/BTC ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quyết định thành lập Chi cục thuế Nhà nước, trên cơ sở sát nhập Phòng thuế Công thương nghiệp, bộ phận thu thuế Nông nghiệp và thu Quốc doanh thuộc Ban tài chính giá cả. Sau hai mươi bảy năm hoạt động (1990-2017) hơn một phần tư thế kỷ, chi cục thuế huyện Kiến Xương đã trải qua không ít thăng trầm, biến cố cùng với sự thay đổi, phát triển của quê hương thì ngành thuế cũng đã phát triển không ngừng, tạo nên hơi thở mới, súc sống mới.

Chi cục thuế huyện Kiến Xương được giao nhiệm vụ thu các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn huyện Kiến Xương gồm một thị trấn và 36 xã. Trong 27 năm hoạt động, đơn vị đã lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là hoàn thành nghĩa vụ về kinh tế và chính trị, hoàn thiện hiệu quả thu NSNN góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vào cân đối thu – chi trên địa bàn huyện Kiến Xương.

Địa điểm trụ sở chính: Thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: (84) (0227) 3821.265

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Kiến Xương

Fax: (84) (0227) 3821.265 Email: cctkxuong.tbi@gdt.gov.vn

Chi cục thuế huyện Kiến Xương từ khi thành lập cho đến nay, Bộ máy của Chi cục thuế trong công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt Nam, được thay đổi theo hướng giảm số đội thế liên xã, thị trấn, tăng số đội thuế ở văn phòng phù hợp với tình hình thực tiễn, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức thực hiện theo chức năng. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Kiến Xương qua Hình 3.1:

Hình 3.1. Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Huyện Kiến Xương

Nguồn: Chi cục thuế huyện Kiến Xương

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyệ Kiến Xương gồm có 8 đội thuế đó là: Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ, Đội kiểm tra thuế, kê khai kế toán thuế và tin học, Đội tuyên truyền – Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán, Đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác, Đội quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, 02 Đội thuế liên xã. Cơ cấu tổ chức lao động được phân công theo đội thuế được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu tổ chức lao động ở Chi cục thuế Kiến Xương theo đội thuế, năm 2017

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ

(%)

1 Ban lãnh đạo Chi cục thuế 3 7,3 2 Đội tuyên truyền – Hỗ trợ – NV - DT 3 7,3 3 Đội Kê khai kế toán thuế và tin học 6 14,6

4 Đội kiểm tra thuế 6 14,6

5 Đội quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế 2 4,9 6 Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ 10 24,4 7 Đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác 3 7,3

8 Đội thuế liên xã, 01 4 9,8

9 Đội thuế liên xã, 02 4 9,8

Tổng Cộng 41

Nguồn: Chi cục thuế huyện Kiến Xương (2017)

Qua Bảng 3.2 cho thấy, Chi cục thuế đã bố trí sắp xếp cán bộ theo vị trí, chức năng các đội thuế, có xác định năng lực trình độ và trách nhiệm của cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 38)