Kinh nghiệm phân tích kê khai thuế, kế toán thuế ở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 34 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phân tích kê khai thuế, kế toán thuế ở một số nước trên thế

thế giới

Kinh nghiệm kê khai kế toán thuế tại Nhật Bản

cấp độ quốc gia và địa phương phụ thuộc vào chính quyền áp đặt các loại thuế. Cả Chính phủ quốc gia và chính quyền địa phương quản lý các loại thuế.

Để thực hiện kế hoạch “Chính phủ điện tử, chế độ tự trị điện tử”, Nhật Bản đã thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thuế qua mạng trên phạm vi toàn quốc từ năm 2004. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được chi phí và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời góp phần giảm một khối lượng lớn công việc của cơ quan phân tích kê khai thuế, kế toán thuế.

Hiện nay, tại Nhật Bản có các hình thức khai thuế sau đây:

- Nộp hồ sơ kê khai trong thời hạn: người nộp thuế kê khai và nộp theo hệ thống tự đánh giá, nộp tờ khai thuế theo thời hạn quy định.

- Nộp hồ sơ kê khai sau ngày hết hạn: người nộp thuế không nộp tờ khai trong thời hạn quy định có thể nộp tờ khai ngay cả sau khi hết hạn nếu giám đốc cơ quan thuế tại khu vực đó chưa ra quyết định.

- Nộp hồ sơ kê khai sửa đổi: người nộp thuế đã nộp hoặc những người nhận được quyết định đánh giá lại có thể khai sửa đổi. Đánh giá được thực hiện bởi giám đốc khu vực cơ quan thuế đó

- Nộp hồ sơ kê khai điện tử: người nộp thuế có thể lựa chọn để khai, nộp thuế, nộp đơn hoặc thông báo sử dụng đơn điện tử.

Kinh nghiệm kê khai kế toán thuế tại Italia

Công tác thanh tra thuế và kiểm tra tài chính tại Italia được thực hiện bởi Tổng cục Đánh giá Trung ương trực thuộc Cơ quan quản lý thu. Nhiệm vụ của Tổng cục Đánh giá Trung Ương tập trung vào việc phân loại các đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp (DN) lớn, DN nhỏ, DN vừa, cá nhân tự doanh…) thay vì phân loại theo các giai đoạn hoạt động nghiệp vụ (kiểm toán, thanh tra thuế…) nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình phân tích.

Về cấu trúc, các bộ phận tham gia vào việc phân tích rủi ro nhằm phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bao gồm: Phòng phân tích và Chiến lược, phòng các DN nộp thuế lớn và phòng chống gian lận. Cụ thể, phòng phân tích và Chiến lược có trách nhiệm: Phân tích rủi ro tránh thuế và trốn thuế và hỗ trợ công tác này tại các địa phương thông qua việc hỗ trợ các công cụ phân tích; Xây dựng chiến lược và phương pháp để thực hiện kiểm soát thuế; Điều phối và giám sát phân tích rủi ro ở cấp địa phương; Theo dõi, giám sát các hoạt động phân tích kê khai thuế, kế toán thuế và tác động của nó đối với hành vi tuân thủ.

Đối với bộ phận phân tích thuộc phòng các DN lớn, trách nhiệm chính bao gồm: Phân tích các rủi ro tránh và trốn thuế; Thiết lập các công cụ để trợ giúp cho phân tích nguy cơ rủi ro trốn và tránh thuế; Xây dựng chiến lược và phương pháp để thực hiện kiểm soát thuế; Xây dựng danh sách các đối tượng nộp thuế lớn có doanh thu vượt 100 triệu Euro; Xây dựng danh sách các đối tượng nộp thuế khác có liên quan; Thường xuyên đào tạo phân tích rủi ro trốn và tránh thuế tại các đối tượng nộp thuế lớn.

Kinh nghiệm kê khai kế toán thuế ở Đài Loan

Do sự phân chia quyền lực chính trị giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương nên hệ thống thuế Đài Loan cũng được hình thành theo hình thức này.

- Cơ quan thuế Trung ương bao gồm Cục Thuế Quốc gia và Cục Thuế vùng. Cục Thuế quốc gia - trực thuộc Bộ Tài chính là cơ quan cao nhất có nhiệm vụ hoạch định chính sách, soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành các luật thuế và các khoản thu từ nước ngoài, thu khác của ngân sách; ngoài ra, còn có nhiệm vụ hướng dẫn chính sách thuế, kiểm soát việc thực thi pháp luật thuế tại các cơ quan thuế trực thuộc hoặc cơ quan thuế địa phương. Các Cục Thuế vùng (thành phố Đài Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Miền Bắc, Cao Hùng) trực thuộc Cục Thuế quốc gia có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thu các loại thuế Thuế thu nhập (doanh nghiệp, cá nhân); Thuế Tài sản và quà tặng; Thuế hàng hoá; Thuế bất động sản; Thuế rượu, thuốc lá; Thuế chuyển nhượng chứng khoán; Thuế đối với hợp đồng giao dịch trong tương lai; Thuế mỏ.

- Cơ quan thuế địa phương bao gồm Chi cục Thuế huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện thu các khoản thu: Thuế đất (thuế giá trị đất, thuế đất nông nghiệp và thuế giá trị đất tăng thêm); Thuế đăng ký xe ô tô; Thuế sử dụng nhãn mác; Thuế vui chơi giải trí; Thuế chứng thư; Thuế tem; Các quỹ thu qua các hàng hoá đặc biệt như quỹ bảo vệ sức khoẻ con người thu qua thuốc lá, rượu,…

Ở Đài Loan, người nộp thuế có thể thực hiện khai và nộp hồ sơ khai thuế theo các hình thức sau:

(1) Nộp hồ sơ khai thuế bằng thủ công: chủ yếu áp dụng cho cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp cho cơ quan thuế. Người nộp thuế đến cơ quan thuế lấy hồ sơ khai thuế, thực hiện khai đầy đủ vào các tờ khai, phụ lục sau đó chuyển đến cho cơ quan thuế bằng bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.

(2) Nộp hồ sơ khai thuế bằng mã vạch 2 chiều: cũng chủ yếu là cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp cho cơ quan thuế. Cục Thuế Quốc gia sẽ cung cấp phần mềm cho DN trên toàn quốc. Khi thực hiện khai thuế, người nộp thuế tải tờ khai có mã vạch trên trang web của Bộ Tài chính, sau đó thực hiện khai đầy đủ số liệu vào hồ sơ khai thuế, in và gửi đến cho cơ quan thuế bằng bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.

(3) Nộp hồ sơ khai thuế bằng điện tử: ngành thuế Đài Loan đã có nhiều chính sách để khuyến khích người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế bằng điện tử bằng cách cung cấp các dịch vụ công tiện lợi cho người nộp thuế, vì vậy, tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp bằng điện tử ngày càng tăng lên, đến năm 2009 đã đạt trên 50% so với số hồ sơ khai thuế phải nộp. Trong đó tỷ lệ số hồ sơ kê khai thuế điện tử trên tổng số tờ khai đối với sắc thuế TNDN tăng từ 16,5% năm 2005 lên 92,1% năm 2009; đối với sắc thuế TNCN (qua tổ chức chi trả tăng từ 84% năm 2005 lên 92% năm 2009, cá nhân trực tiếp tăng từ 33,2% năm 2005 lên 57,2% năm 2009);...

- Để thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bằng điện tử, DN phải thực hiện đăng ký khai thuế bằng điện tử thông qua các bước: Thực hiện truy cập vào mạng của Bộ Tài chính để sử dụng mẫu đăng ký kê khai điện tử qua mạng Internet. Sau đó lựa chọn hình thức đăng ký khai thuế điện tử, các loại thuế đăng ký khai điện tử và gửi đăng ký qua mạng Internet cho cơ quan thuế. Sau khi đăng ký thành công thì DN sẽ nhận được ID + Password.

Việc đăng ký khai điện tử được thực hiện hoàn hoàn tự động, không cần giấy tờ. Tuy nhiên, nếu đăng ký khai thuế TNDN điện tử, người nộp thuế vẫn phải mang một số loại giấy tờ có liên quan bổ sung như: Giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận giám đốc,...

- Quy trình kê khai và nộp hồ sơ khai thuế điện tử:

+ DN vào trang web của Bộ Tài chính, tiến hành nhập ID và Password đã được cấp, hệ thống sẽ hiển thị lên các nghĩa vụ cần phải thực hiện của DN. DN điền số liệu vào mẫu hồ sơ khai thuế nếu chưa có dữ liệu hoặc kiểm tra dữ liệu nếu đã có dữ liệu. Trường hợp dữ liệu hiển thị có sai sót thì thực hiện điều chỉnh trực tiếp trên hồ sơ khai thuế.

+ Khi đã hoàn thành xong việc kê khai, DN thực hiện nhấn nút xác nhận để gửi tờ khai cho cơ quan thuế quản lý.

+ Dữ liệu sau khi DN kê khai điện tử sẽ được chuyển đến trung tâm dữ liệu tài chính - Bộ Tài chính để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp đã khớp đúng thì sẽ được lưu vào hệ thống và thông báo lại cho DN đã thành công trong việc nộp hồ sơ khai thuế, còn nếu có sai sót thì sẽ thực hiện thông báo cho DN biết để tiến hành điều chỉnh kịp thời.

+ Sau khi được hệ thống chấp nhận, kết quả kê khai thuế sẽ được hiện thị lên màn hình máy tính. Khi đó DN in kết quả để lưu giữ hồ sơ khai thuế của mình.

Trường hợp DN gửi tờ khai thuế điện tử tập trung nhiều trong thời điểm cuối cùng của thời hạn khai thuế theo quy định thì sẽ xảy ra sự tắc nghẽn mạng. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan thuế đã xây dựng phần mềm hỗ trợ riêng, sau đó sẽ được xử lý vào cơ sở dữ liệu tập trung.

- Một số lợi ích trong việc thực hiện khai thuế điện tử ở Đài Loan: Với sự tuyên truyền, giáo dục, vận động DN và bồi dưỡng, đào tạo công chức, nhận thức về khai, nộp thuế điện tử đã thay đổi theo chiều hướng tích cực (năm 2015 có khoảng 60% DN thu nhập cá nhân chọn khai, nộp thuế điện tử và hơn 90% DN thu nhập doanh nghiệp đã khai thuế điện tử) do thấy được những lợi ích khai, nộp thuế điện tử mang lại, cụ thể:

+ Lợi ích của DN: Tiết kiệm được thời gian, chi phí liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, DN có thể lập và nộp hồ sơ khai thuế ở bất kỳ nơi nào; Tiết kiệm chỗ lưu trữ tài liệu hồ sơ khai thuế bằng giấy; Chương trình máy tính kiểm tra được dữ liệu tính toán sai hay đúng, tính thuế tự động (nếu khai bằng tay, giấy tờ thì có thể bị nhầm lẫn, sai sót,...).

+ Lợi ích của cơ quan thuế: Giảm được một khối lượng công việc lớn, không phải thực hiện đếm tờ khai, phân loại, kiểm tra, nhập thủ công, gửi tờ khai thuế cho DN; Giảm chi phí về nhập dữ liệu, lưu trữ cho cơ quan thuế; Số liệu đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, chính xác do không phải thực hiện nhập bằng thủ công như trước đây; Tập trung được dữ liệu sẵn sàng phục vụ cho công tác phân tích kê khai thuế, kế toán thuế;…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kê khai kế toán thuế tại chi cục thuế huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 34 - 38)