2.4 Đánh giá công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2. 4.2.1 Những mặt tồn tại, hạn chế
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có một số tồn tại như sau:
a) Quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dựa trên các dự báo về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, và của cấp xã; trong khi việc nắm bắt thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng đất
của các ngành, của cấp xã còn hạn chế, độ chính xác chưa cao; kế hoạch sử dụng đất chưa xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với tiến độ các công trình dự án, như: + Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu cho phương hướng, mục tiêu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa huyện;
+ Quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, dẫn đến việc chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính kết nối và phát huy được thế mạnh của huyện, có tình trạng mỗi xã, thị trấn vì lợi ích cục bộ, vì mục tiêu bằng mọi giá phải phát triển kinh tế của địa phương mình nên đã đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung, dẫn đến việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, đất đai, khoáng sản, rừng, nguồn nước, hiệu quả chưa cao.
- Sự phối hợp giữa các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn chưa thông nhất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Phần lớn các xã, thị trấn còn lúng túng trong việc thống nhất thực hiện giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b) Việc thực hiện quy hoạch
- Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát
- Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ lưỡng; nhiều xã còn sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh... dẫn đến nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất trong khi vẫn có thể sử dụng các loại đất khác.
- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người quản lý, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt ở một ngành, lĩnh vực chưa được coi trọng thực hiện.
- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện.
2.4.2.2 Nguyên nhân
Quy định của pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ
- Trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn dựa trên nhiều loại quy hoạch khác; song các quy hoạch này chưa kết nối với nhau, quy hoạch của các ngành thường vượt ra ngoài khung của quy hoạch sử dụng đất, từ đó đẫn đến tình trạnh quy hoạch sử dụng đất bị phá vỡ.
- Luật Đất đai đã có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng còn nhiều nhành, lĩnh ực, tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở pháp lý khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Quy định thời hạn hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy hoạch trước đó gây khó khăn, áp lực về nhân lực, vật lực, thời gian, tiến độ để thực hiện.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch
- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép chưa được chấn chỉnh kịp thời ở một số xã, thị trấn. Nhiều khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 03 năm kể từ ngày công bố nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành Tài nguyên và Môi trường huyện chưa thực sự nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
Kết luận chương 2
Từ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho những kỳ quy hoạch tiếp theo như sau:
Quy hoạch sử dụng đất luôn phải gắn bó mật thiết với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời phải dựa trên cơ sở điều tra, dự báo nhu cầu sử dụng đất và phân bổ đất cho các ngành một cách hợp lý, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất cần phải được phối hợp đồng bộ với quy hoạch khác như: quy hoạch cơ sở hạ tầng (quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, quy hoạch hệ thống mạng lưới điện), quy hoạch cây trồng vật nuôi, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm có một phương án quy hoạch sử dụng đất tốt nhất phù hợp với thực tế của địa phương.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần phải kết hợp với việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của địa phương như chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, chính sách vốn, chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách thị trường, chính sách xã hội.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY