Định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội và quy hoạch sử dụng đất của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)

3.1 Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và quy hoạch sử dụng đất của huyện Đoan Hùng Đoan Hùng

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế

3.1.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Theo phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2016 - 2020 của UBND huyện Phú Thọ, Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:

Về kinh tế: Phát huy tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, quyết tâm phấn đấu

đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của huyện:

Đối với Ngành sản xuất Nông lâm nghiệp vẫn được xác định là ngành chủ lực trong phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới. Cần quan tâm phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp (cây chè) và cây ăn quả. Quy hoạch các trang trị chăn nuôi tập trung, tạo các khu vực nuôi trồng thủy sản

Đối với công nghiệp - TTCN cần thu hút đầu tư các Doanh nghiệp vào địa bàn, tập trung chủ yếu vào đầu tư ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến chè, hanfhg may mặc, sản xuất giầy da xuất khẩu để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Về văn hóa xã hội, môi trường, an ninh trật tự: Quan tâm đến công tác bảo vệ môi

trường, chống biến đổi khí hậu; chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nghề thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, an ninh nông thôn, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3.1.1.2 Quan điểm sử dụng đất.

Để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện như đã nêu ở trên, trong quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh

- Huyện Đoan Hùng có vị trí nằm cách không xa thị xã Phú Thọ, thành phố Việt trì, trên địa bàn huyện có QL2, QL70 và nhiều tuyến giao thông thủy bộ huyết mạnh của tỉnh chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

Có điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng; nhiều hồ, sông suối và diện tích mặt nước lớn đem lại nhiều lợi thế cho huyện phát triển thủy sản và du lịch sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường, các di tích, đền chùa, có lịch sử lâu đời... là điều kiện thuận lợi và lợi thế cho huyện phát triển du lịch, dịch vụ - thương mại. Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đất của các ngành, để thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trên quan điểm sử dụng toàn bộ quỹ đất của huyện một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao và bền vững.

- Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh phải đảm bảo an ninh lương thực của huyện và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời phải ưu tiên đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu dịch vụ để mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn toàn huyện.

- Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh phải đảm bảo độ che phủ thực vật của các hệ sinh thái bền vững. Phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt chú ý hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường trong sử dụng đất nhất là ở các khu vực khai thác sản xuất. - Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh phải ưu tiên dành đất cho bố trí dân cư, mở rộng, nâng cấp, làm mới hệ thống kết cấu hạ tầng, văn hoá phúc lợi công cộng. Bố trí đủ đất cho xây dựng các khu thương mại, dịch vụ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

3.1.2 Quy hoạch sử dụng đất phục vụ mục tiêu phát triển Kinh tế – Xã hội

Đối với diện tích đất trồng lúa 3.281,35ha; gồm đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt là 1.583,13ha; diện tích đất trồng lúa nước cần được bảo vệ 1.698,22ha đã được khoanh định giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

3.1.2.2 Khu vực trồng cây ăn quả

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 6/6/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy và kế hoạch số 765/KH-UBND ngày 14/9/2016 của UBND huyện Đoan Hùng về phát triển cây bưởi Đặc sản Đoan Hùng giai đoạn 2016-2020.

Bưởi Đoan Hùng là cây ăn quả truyền thống, cây đặc sản của huyện, việc phát triển mở rộng diện tích cây bưởi là rất cần thiết, bố trí quỹ đất từ đất lâm nghiệp có độ dốc thấp (dự kiến 300 ha đất lâm nghiệp do Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng quản lý), đất vườn tạp, đất mầu đổi và đất trồng lúa kém hiệu quả, đảm bảo đến năm 2020 diện tích đất bưởi tập trung đạt 1.500ha (diện tích qua hoạch bổ sung để trồng mới 400ha), tập trung 18 xã phía bắc của huyện (xã Bằng Luân, xã Quế Lâm, xã Tây Cốc, xã Ca Đình, xã Minh Lương, xã Phúc Lai, xã Phong Phú, xã Bằng Doãn, xã Hùng Quan, xã Phương Trung, xã Vân Du, xã Chí Đám, xã Sóc Đăng, thị trấn Đoan Hùng, xã Hữu Đô và xã Đông Khê). Ngoài ra phát triển cây bưởi Diễn tại 10 xã của huyện, với diện tích 273ha; gồm: Đại Nghĩa, Vân Đồn, Minh Phú, Yên Kiện, Minh Tiến, Hùng Long, Phú Thứ, Vụ Quang, Chân Mộng và Tiêu Sơn.

3.1.2.3 Khu vực rừng đặc dụng

Định hướng đến năm 2020 cơ bản giữ nguyên diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn huyện...

3.1.2.4 Khu vực rừng sản xuất

Định hướng đến năm 2020 khu vực rừng sản xuất của huyện tập trung ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đảm bảo theo đúng Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2016

Đến năm 2020 tập trung thu hút các doanh nghiệp tại khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện tập trung ở xã Sóc Đăng, xã Ngọc Quan, xã Vân Du và Chân Mộng.

3.1.2.6 Khu thương mại - dịch vụ

Trong giai đoạn tới cần quy hoạch để bố trí quỹ đất cho phát triển thương mại, dịch vụ của huyện, nhằm phát huy tiền năng và lợi thế so sánh của huyện, đảm bảo phát triển thương mại - dịch vụ nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo đúng Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND huyện;

- Về thương mại: Phát triển mạng lưới Siệu thị tại thị trấn Đoan Hùng, xã Tây Cốc, xã Sóc Đăng và xã Chí Đám.

- Về dịch vụ: Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là ngành dịch vụ có nhiều tiền năng thế mạnh như nhà hàng, khách sạn, bến bãi ...

3.1.2.7 Khu dân cư đô thị

Thực hiện theo quy hoạch chung thị trấn Đoan Hùng đến năm 2020 theo Quyết định số 1041/QĐ-UBND Ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Đoan Hùng; Quyết định số 2251/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND huyện Đoan Hùng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1/500.

3.1.2.8 Khu dân cư nông thôn

Bố trí quy hoạch khu dân cư nông thôn theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế và tập quán sinh hoạt của từng vùng. [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)