2.1 Tổng quan vềđiều kiện tự nhiên và đặc điểm Kinh tế-Xã hội
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế-Xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế ước tính năm 2018 đạt được như sau[5] :
- Tốc độ phát triển kinh tế: 7,23% /năm.
- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành): 3327,96 tỷ đồng. - Tổng sản lượng lương thực: 45.633,8 tấn.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 32,18%.
+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 33,84%. + Ngành thương mại, dịch vụ: 33,98%.
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Đoan Hùng
Bảng 2.1Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7,23
2 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 3327,9
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 1238,7
+ Công nghiệp và TTCN Tỷ đồng 989,4
+ Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1099,8
3 Cơ cấu kinh tế % 100,00
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản % 32,18
+ Công nghiệp và TTCN % 33,84
+ Thương mại, dịch vụ % 33,98
4 Tổng sản lượng lương thực Tấn 45.633,8
5 Bình quân lương thực/đầu người/năm Kg 412,98
6 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh % 95,2
7 Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch % 98,00
8 Tỷ lệ che phủ rừng % 42,00
*Sản xuất nông nghiệp:
Bảng 2.2 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp
TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018
1 Cây lúa
Diện tích Ha 6.440,7
Năng suất Tạ/ha 56,84
Sản lượng Tấn 36.609,3
2 Cây ngô
Diện tích Ha 1.654,9
Năng suất Tạ/ha 54,53
Sản lượng Tấn 9.024,5
4 Cây lạc
Diện tích Ha 139,40
Năng suất Tạ/ha 21,29
Sản lượng Tấn 296,80
6 Cây sắn
Diện tích Ha 573,00
Năng suất Tạ/ha 200,00
Sản lượng Tấn 11.460,00
7 Rau các loại
Diện tích Ha 929,30
Năng suất Tạ/ha 144,96
Sản lượng Tấn 13.471,10
8
Tổng diện tích chè Diện tích Ha 3.071,20
Chè cho sản phẩm
Diện tích Ha 2.960
Năng suất tấn/ha 14
Sản lượng Tấn 41.440
9 Cây bưởi
Diện tích Ha 2.040,6
Năng suất Tấn/ha 6
Sản lượng Tấn 12.375
10 Cây nhãn, vải, hồng Diện tích Ha 119,90
Sản lượng Tấn 545,20
11 Cây chuối Diện tích Ha 126,00
Sản lượng Tấn 1.574,50
12 Tổng đàn trâu Con 6.654,00
13 Tổng đàn bò Con 3.297,00
14 Tổng đàn lợn Con 85.000
15 Tổng đàn gia cầm Nghìn Con 1.191,33
16 Nuôi trồng thủy sản Diện tích Ha 470,00
Sản lượng Tấn 2.634,5
Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhanh nhưng còn thiếu tính ổn định, quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đa dạng về mặt sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do huyện đã áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu, cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Đoan Hùng đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đồng thời hỗ trợ giá giống để đưa một số cây giống, cây con có giá trị năng suất chất lượng cao và tạo ra sản phẩm hàng hóa góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Thiên nhiên ưu đãi đã giúp cho huyện có giống bưởi quý (Bưởi sửu, bưởi Bằng Luân), có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Cùng với những ưu thế đặc biệt của giống bưởi trên địa bàn huyện sẽ là thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới huyện Đoan Hùng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án đầu tư phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện.
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y luôn được huyện quan tâm, kiểm tra, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giám sát việc kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra cây trồng, vật nuôi, phát hiện tình hình sâu, bệnh kịp thời. Tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, kiểm soát khâu lưu thông, trao đổi hàng hóa, thực phẩm .
Phát triển ngành lâm nghiệp: Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được sự chỉ đạo quan tâm từ các cấp ban ngành trên địa bàn huyện, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng và phát huy vai trò quản lý bảo vệ rừng. Tổng diện tích trồng mới rừng là 1.450 ha. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bám sát địa bàn, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tích cực ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.
Phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản: Ngành chăn nuôi của huyện hiện nay đang phát triển với hình thức chăn nuôi tập trung, hình thành các trang trại lớn đáp ứng nhu cầu sản phẩm đầu ra phù hợp với sự phát triển ngành của huyện.
Ngành nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở 2 ven bờ Đoan Hùng và sông Chảy. Năm 2018 tổng sản lượng thủy sản các loại ước đạt 1903 tấn. Trên địa bàn huyện hiện nay hình thức nuôi trồng thủy sản quy mô vừa và nhỏ, các trang trại nuôi cá lồng đang được phát triển. Các chủ trang trại từng bước đưa một số giống cá cho năng suất, sản lượng thu hoạch cao, thời gian cho thu hoạch nhanh hơn vào nuôi trồng cùng với kỹ thuật thâm canh được nâng cao, do đó tình hình sản xuất thủy sản toàn huyện nhìn chung có xu hướng phát triển hơn nữa và đạt được những kết quả cao.
* Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đoan Hùng là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, trong những năm gần đây thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và Chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, có các doanh nghiệp và cơ sở hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Đoan Hùng đã từng bước phát triển.
- Sản phẩm công nghiệp: Do đặc thù về vị trí địa lý, yếu tố lịch sử và nguồn tài nguyên có sẵn trong địa phương nên các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện là: Khai thác đá ở mỏ Nghinh Xuyên, Chí Đám, khai thác cát sỏi trên Sông Lô và Sông Chảy, sản xuất gạch nung, gạch không nung, gia công giày da, quần áo...
- Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Các mặt hàng truyền thống được duy trì đầu tư như làng nghề Mộc ở Vân Du. Sản xuất chế biến gỗ tiếp tục phát triển trong các doanh nghiệp và quy mô hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu là gỗ xẻ thanh, ván bóc, đũa gỗ,...Sản xuất chế biến chè cơ bản ổn định, sản phẩm cành lá chè được tận dụng chế biến.
- Trong những năm gần đây, do điều kiện nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân cũng được nâng cao là cơ sở thúc đẩy nhu cầu xây dựng ngày càng cao. Cũng nhờ sự phát triển vượt bậc này giúp cho tỷ trọng ngành xây dựng trong giá trị sản xuất trên địa bàn luôn ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
* Ngành thương mại, dịch vụ: Trong thời gần đây hoạt động thương mại - dịch vụ của huyện phát triển khá phong phú và đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế. một số tập đoàn bán lẻ mở chi nhánh tại Đoan Hùng như Siêu thị ALOHA MALL, Điện máy
trì. Hoạt động vận chuyển hành khách bằng Taxi tiếp tục được đầu tư, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương và y dược tư nhân ngày càng phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2018 đạt 1.566 tỷ đồng.
- Mạng lưới chợ nông thôn được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoá của nhân dân, hàng hoá dịch vụ chủ yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trong vài năm gần đây một số điểm chợ được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, hình thành một số điểm giao dịch tương đối có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng.
- Vận tải: Hệ thống giao thông được nâng cấp và ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện cho dịch vụ vận tải phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân, mức lưu chuyển hàng hoá, hành khách tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Về văn hóa - xã hội
* Dân số, nhân khẩu: Dân số huyện Đoan Hùng năm 2018 có 110.000 người, mật độ dân số 364 người/km2. Dân cư của huyện tập trung trong 27 xã, 1 thị trấn, phân bố không đồng đều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,38% .
* Lao động, việc làm, thu nhập: Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2018 là 67.000 người, chiếm 60,9% dân số. Lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết * Giáo dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tiếp tục được duy trì, củng cố, chất lượng dạy và học được giữ vững, các phong trào thi đua, các cuộc vân động được duy trì và thực hiện có hiệu quả. Quy mô trường lớp ổn định và phát triển; cơ sở vật chất
trường lớp học được tăng cường.Chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống, phòng chống các tai tệ nạn xã hội, dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông... được quan tâm chỉ đạo sát sao. Do đó, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh yếu giảm. Số lượng giáo viên, học sinh được tỉnh lựa chọn dự thi toàn quốc tăng nhiều so với năm học trước; làm tốt công tác phổ cập cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đặc biệt quan tâm; tỷ lệ giáo viên trong biên chế có trình độ đạt trên chuẩn ngày càng cao; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.
Năm 2018, có tổng số 59/88 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh THCS được xét công nhận tốt nghiệp 98.87%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,17%. Chỉ đạo kiểm tra thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng các khoản thu trong nhà trường, công tác dạy, học thêm đi vào nề nếp. Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tập thực hiện, đề án xây dựng xã hội học tập được mở rộng triển khai.
Bên cạnh đó còn có hạn chế, chất lượng giáo dục ở các cấp không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường còn hạn hẹp. Thực hiện đề án dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012-2020 gặp khó khăn do không đủ giáo viên
* Y tế - dân số: Hoạt động quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Các cơ sở y tế tiếp tục được đầu tư mở rộng; cơ sở, trang thiết bị y tế từng bước được trang bị hiện đại. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được tổ chức thực hiện có hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các chương trình quốc gia về y tế đều đạt và vượt kế hoạch; duy trì tiêm chủng ở 100% các xã, thị trấn.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số- kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động truyền thông, giáo dục nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của
nhân dân nhằm đảm bảo mức sinh hợp lý, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh và sinh con thứ ba được đẩy mạnh.
* Về văn hóa - thông tin - thể thao, truyền thanh và truyền hình: Công tác quản lý hoạt động văn hóa thông tin được tăng cường, các dịch vụ văn hóa tiếp tục phát triển. Thực hiện các nội dung quy trình đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh ở xã Yên Kiện; tu bổ tôn tạo di tích Tượng đài chiến thắng Sông Lô, di tích chùa Bình Sơn xã Chân Mộng.
Công tác tuyên truyền được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng phong phú: trong năm đã kẻ vẽ, treo hơn 650 băng rôn khẩu hiệu và thay mới nhiều nội dung pa nô tuyên truyền, xây dựng trên 85 chương trình phát thanh và 640 tin bài, phóng sự phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của huyện.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo, đã tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hướng dẫn bổ sung, phê duyệt quy ước, hương ước cho 55 khu dân cư. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, mừng thọ, lễ hội và vệ sinh môi trường gắn liền với xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực.
Các hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình đã đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thuận lợi và những kết quả đạt được
Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có 2 đường quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 70 và quốc lộ 2, là điểm giao nối giữa tỉnh Phú Thọ với các tỉnh miền Tây Bắc.Là nơi hợp lưu của 2 dòng sông là Sông Lô và Sông Chảy. Huyện Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Đoan Hùng nên cần khai thác tốt lợi thế này.
Hệ thống giao thông đối ngoại đang dần hoàn thiện là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Năm 2018, kinh tế của huyện Đoan Hùng có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản duy trì và phát triển, cây bưởi phát huy vai trò là cây thế mạnh và mang lại thu nhập cao cho người dân, mô hình nuôi cá lồng trên sông ngày càng phát huy hiệu quả. Sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt yêu cầu; các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển và ổn định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng cao. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện nghiêm túc.
Lĩnh vực văn hóa, xă hội có nhiều tiến bộ. Giáo dục, đào tạo được duy trì, củng cố. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong phú và đạt nhiều thành tích cao. Công tác y tế được chú trọng, vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân