Hoàn thiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 88)

3.3.1.1 Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai

Cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Nghị quyết số 17/2011/QH11 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, như: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất đô thị.

Tuyên truyền, phổ biến công khai rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã, phường trong huyện có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện.

Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.

Triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, thị trong khung chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và đảm bảo được các mục tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình dự án trên địa bàn huyện.

3.3.1.2 Chính sách khuyến khích đầu tư và huy động vốn để thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính, viễn thông… Đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như dự án nâng cao chất lượng cây ăn quả, dự án chuyển đất canh tác năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản dự án phát triển rừng phòng hộ gắn với du lịch sinh thái và di tích lịch sử.

Đầu tư việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất như các tiến bộ trong việc sử dụng đất, những tiến bộ trong xây dựng tiết kiệm đất, trong bảo vệ tài nguyên đất - môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Huy động tối đa các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.

Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua vốn đầu tư cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm 2020. Thực hiện lồng ghép các chương trình trên địa bàn để huy động vốn.và sử dụng vốn tiết kiệm.

Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào huyện, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư.

Thành lập quỹ hỗ trợ sự nghiệp công nghiệp và quỹ đầu tư phát triển của huyện để huy động vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Tập trung chỉ đạo thu ngân sách ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thu chi ngân sách, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển.

Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như: Quỹ tiết kiệm, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình. Thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp để kêu gọi cổ phần, bán cổ phiếu của các công trình dự kiến đầu tư xây dựng.

3.3.1.3 Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sơ hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư

Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu chung cư.... Nhà nước ưu tiên dành vốn đầu tư phát triển chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật về điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, xử lý chất thải... ở các khu vực trên.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, quản lý, sử dụng các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, để nâng cao chất lượng và hạn chế thất thoát vốn đầu tư trong tất cả các khẩu của công tác đầu tư xây dựng.

3.3.1.4 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành.

Nghiên cứu, ban hành các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ thôn, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi. Tạo điều kiện về cấp đất, nhà ở tuyển dụng thẳng vào biên chế nhà nước, không qua tập sự. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ công tác tại các huyện.

Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cườg cán bộ huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt, thực hiện tốt chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương và phụ cấp, chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến nông - lâm sản để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo lao động là người địa phương tại chỗ, sử dụng họ vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng để người lao động nghèo, tham gia xuất khẩu lao động.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên địa chính cấp huyện và cấp xã.

3.3.2 Quy hoạch sử dụng đất đai gắn với định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội

Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hóa các chủ trương của tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng, công tác quy hoạch xây dựng được triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả. Các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết xây dựng các công trình đã định hướng rõ các khu chức năng của đô thị, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng công trình, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Trong đó, phải kể đến các quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đất ở mới để giao đất

5% bảo đảm an sinh xã hội; Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại dịch vụ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của huyện; Khu dân cư mới phía Tây Nam thị trấn Đoan Hùng thuộc quy hoạch mở rộng thị trấn Đoan Hùng; Quy hoạch khu Công nghiệp Sóc Đăng; Quy hoạch khu công nghiệp Ngọc Quan,... làm cơ sở để phát triển đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông và tạo cảnh quan đô thị. Trường học trên địa bàn huyện được mở rộng, công tác giáo dục được chú trọng…

Các công trình hạ tầng đô thị huyện Đoan Hùng đã được triển khai rộng khắp, từ các công trình giao thông như đường Trục chính thị trấn Đoan Hùng, cầu Sông Lô, cầu Kim Xuyên, đến các công trình văn hóa, xã hội, các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế ở các xã, thị trấn. Những công trình công cộng như Trung tâm bơi lội huyện Đoan Hùng, Sân thi đấu thể thao huyện Đoan Hùng hay công trình vệ sinh môi trường như dự án thu gom và xử lý nước thải cũng được huyện quan tâm đầu tư xây dựng.

Bên cạnh những công trình đã được hoàn thành vẫn còn những công trình chưa được thực hiện, đề ra mục tiêu phải hoàn thành trong kỳ cuối kỳ quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các hồ điều hòa trong khu đô thị. Nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư, công tác thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn nên làm chậm tiến độ các dựán. Những dựán phục vụ cộng đồng cần được quan tâm triển khai phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Đoan Hùng.

3.3.3 Cải cách thủ tục hành chính, Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, nâng cao năng lực quản lý quy hoạch sử dụng đất

3.3.3.1 Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính về đất đai nói chung và cải cách thủ tục hành chính về quản lý quy hoạch đất đai nói riêng là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, huyện Đoan Hùng đã quan tâm trú trọng đến cải cách thủ tục hành chính, hình thành bộ phận “1 cửa” tại UBND các xã, UBND cấp huyện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả chưa cao. Người dân vẫn còn đi lại nhiều lần khu giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Để khắc phục những yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai:

- Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hành chính, thủ tục hành chính để kiến

nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, giảm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết, đảm bảo công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

- Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực liên quan như đầu tư xây dựng, thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào các nội dung: Sự liên thông và gắn kết giữa các thủ tục đầu tư xây dựng và đất đai trong việc hình thành và triển khai thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất; liên thông việc luân chuyển thông tin đất đất đai cho các cơ quan tài chính, thuế, kho bạc trong việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai, lộ trình phù hợp để thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, các loại hình cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đất đai của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dân, doanh nghiệp, cơ chế thu phí, lệ phí tương ứng.

- Nghiên cứu đổi mới hình thức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân tổ chức liên quan đến quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực thi các quy định về thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương. Xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc quy định thêm thủ tục, hồ sơ không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính.

- Định kỳ tổ chức thực hiện khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp, người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, đầu tư để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời. - Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và các quy chế, quy định phối hợp, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp, phổ biến rộng rãi và công khai tại công sở các quy chế, quy trình và các

thủ tục hành chính về đất đai… để doanh nghiệp, người dân biết, thực hiện và giám sát đồng thời cập nhật kịp thời khi có thay đổi.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa.

- Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, nâng cấp và tăng cường số dịch vụ công trực tuyến, mở rộng mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại. Duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính.

3.3.3.2 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

- Tập trung và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đai, đa mục tiêu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu công việc của quá trình giải quyết thủ tục hành chính như tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và giải quyết hồ sơ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản trị và duy trì hoạt động của hệ thống, có khả năng sử dụng, khai thác tài nguyên trên hệ thống phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về đất đai.

3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập bản đồ quy hoạch huyện Đoan Hùng

Về ứng dụng khoa học - công nghệ: Hướng ưu tiên là chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ mới đối với các sản phẩm mũi nhọn, lĩnh vực mang tính chất đột phá; ứng dụng công nghệ thông tin trong để quảng bá các sản phẩm thông qua các dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ - thương mại…

Nguồn tiếp nhận chuyển giao công nghệ: Liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Ngoài ra, cần coi trọng những công nghệ mới từ

nước ngoài có thể chuyển giao áp dụng vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trên địa bàn.

Lựa chọn các loại hình công nghệ: Tuỳ theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh là công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại dịch vụ sẽ có cách lựa chọn công nghệ thích hợp, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, định hướng về khoa học công nghệ cho từng lĩnh vực để từ đó có giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.

Cần có cơ chế chính sách ổn định và công khai nhằm khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới đối với những lĩnh vực ưu tiên. Khuyến khích mạnh mẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)