tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2018
Luật Đất đai năm 2013, Điều 22 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại Điều 36 quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp hành chính. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, việc sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực, đối tượng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng đất, hạn chế hủy hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái.[5]
Trên địa bàn huyện đã thực hiện nghiêm công tác lập quy hoạch sử dụng đất.Ngày 23/12/2011 Hội đồng nhân dân huyện Đoan Hùng đã ban hành Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐNDvề việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015).Đồng thời, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (Phòng TNMT huyện Đoan Hùng, 2018).
2.3.2 Diện tích các loại đất đã được quy hoạch
Kết quả đạt được của các chỉ tiêu cụ thể, dự báo nhu cầu sử dụng đất, tổng diện tích đất nổi tự nhiên trên địa bàn huyện đến năm 2020 là 30.285ha, tăng khoảng 24 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010; trong đó nhóm đất nông nghiệp vào khoảng 23.630 ha chiếm 78,03% diện tích tự nhiên của huyện; đất phi nông nghiệp sẽ là 6.646 ha chiếm 21,94% diện tích; đất chưa sử dụng sẽ còn lại 9ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2015-2018, theo bảng sau:
Bảng 2.6 Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2018
STT Chỉ tiêu Tổng Diện tích đến từng năm (ha)
2015 2016 2017
1 Đất nông nghiệp chuyển
sang phi nông nghiệp 50,19 13,54 17,35 19,3
1.1 Đất trồng lúa nước 16,16 4,23 5,68 6,25
1.2 Đất trồng cây lâu năm 17,2 4,56 5,85 6,79
STT Chỉ tiêu Tổng Diện tích đến từng năm (ha)
2015 2016 2017
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 4,83 1,5 1,7 1,63
2 Đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây
lâu năm 9 2,5 2,9 3,6
3 Chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất nông
nghiệp 11,03 3,25 3,76 4,02
4
Chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất phi
nông nghiệp 8,33 2,49 3,03 2,81
Cộng 78,55 21,78 27,04 29,73
Qua bảng 2.6 cho thấy, chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất từng năm rất rõ ràng, cụ thể. Đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp 50,19ha, đất nông nghiệp chuyển mục đích trong nội bộ của nó là 9ha, đất chưa sử dụng chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp là 11,03 ha, sang đất phi nông nghiệp là 8,33 ha. Chỉ tiêu kế hoạch trên cho thấy quy hoạch theo quy luật chung là giảm dần đất nông nghiệp, tăng dần đất phi nông nghiệp và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng phù hợp với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tuy nhiên so với kết quả thực tế đạt được lại thấp hơn kế hoạch đề ra. Điều đó chứng tỏ chúng ta cần xem xét lại phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất để tránh quy hoạch treo, mặt khác phòng chuyên môn và UBND huyện Đoan Hùng kiểm soát đơn vị tư vấn, quy hoạch sát thực tế, rút ngắn thời gian quy hoạch để đưa vào thực hiện hiệu quả nhất.
2.3.3 Thực trạng các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng
Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác quản lý và dần đi vào nề nếp. Hàng năm UBND các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đều thực hiện theo kế hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời kỳ đầu quy hoạch giai đoạn 2011-2015 đã thực hiện được một số chỉ tiêu cụ thể như: Đất trụ sở cơ quan được làm mới Trụ sở bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng, trụ sở UBND xã Chí Đám, vụ Quang, Đại Nghĩa, Trụ sở công an huyện Đoan Hùng. Đất cho hoạt động khai thác như các mỏ đá Quắc Zít ở Tiêu Sơn, quặng Kaolin ở Yên
Kiện...Đất di tích danh thắng: khu di tích Bác Hồ. Đất tôn giáo: Mở rộng chùa Đồng Kiêng, Đình Dông Dương, chùa Ruỗn, chùa Quế Lâm... và một số chỉ tiêu khác.
2.3.4 Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên cơ sở đó giúp Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất, thông tin tới từng thửa đất cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dễ dàng. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất, phân bố quỹ đất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của toàn huyện trong từng giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, để thực hiện khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện là một việc làm rất khó khăn, vì nó liên quan đến nguồn kinh phí để thực hiện. Cho nên, trên địa bàn huyện Đoan Hùng hiện nay, chỉ có 7 xã là dùng bản đồ địa chính, nhưng cũng không phải đo đạc chính quy mà do số hóa lại bản đồ giải thửa 299, 21 xã còn lại vẫn sử dụng hệ thống bản đồ đo đạc theo chỉ thị 299/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/1980 gọi là bản đồ giải thửa 299. Theo thời gian quá trình sử dụng đất cũng như ranh giới, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn đã có quá nhiều biến động. Việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, chưa xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai nên công tác quản lý đất đai trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập theo kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đoan Hùng có bản đồ hiện trạng sử dụng đất của kỳ kiểm kê năm 2015, bản đồ quy hoạch giai đoạn 2010-202
Bảng 2.7 Kết quả đo đạc bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
STT Tên xã Bản đồ giải thửa
(tỷ lệ 1:1000) Bản đồ địa chính (tỷ lệ 1:1000) Bản đồ HTSD đất bản đồ QHSD đất Huyện Đoan Hùng 2 2 1 TT Đoan Hùng 29 2 2 2 Đông Khê 32 1 1 3 Nghinh Xuyên 40 2 2 4 Hùng Quan 42 2 2 5 Bằng Luân 60 2 2 6 Vân Du 35 1 1 7 Phương Trung 32 1 1 8 Quế Lâm 49 2 2 9 Minh Lương 46 2 2 10 Bằng Doãn 30 2 2 11 Hữu Đô 20 1 1 12 Ngọc Quan 46 2 2 13 Tây Cốc 55 2 2 14 Phúc Lai 40 2 2 15 Đại Nghĩa 32 1 1 16 Phú Thứ 30 1 1 17 Sóc Đăng 42 2 2 18 Hùng Long 31 1 1 19 Yên Kiện 33 1 1 20 Chí Đám 51 2 2 21 Vụ Quang 42 2 2 22 Vân Đồn 55 2 2 23 Tiêu Sơn 42 2 2 24 Minh Phú 45 2 2 25 Minh Tiến 35 1 1 26 Phong Phú 32 1 1 27 Chân Mộng 36 2 2 28 Ca Đình 46 2 2 Tổng 864 244
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng)
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp đều mới được thành lập trong giai đoạn 2010 – 2015, nên chất lượng bản đồ rất tốt, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và sử
dụng đất đai nên vẫn đang được sử dụng phục vụ công tác QHSDĐ. Yêu cầu độ chính xác cao là đòi hỏi của công tác QLNN về đất đai. Bởi vậy, việc hoàn thiện hệ thống bản đồ và công tác lưu trữ bản đồ cần phải được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, việc lưu trữ hồ sơ của huyện còn chưa khoa học,việc lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa có đủ điều kiện vật chất và lực lượng để thực hiện theo công nghệ số. Điều đó ảnh hưởng đến thời gian sử dụng và chất lượng bản đồ. Trong thời gian tới huyện cần tin học hóa công tác lưu trữ bản đồ để việc QLNN về đất đai đạt hiệu quả cao, chính xác hơn.
2.3.5 Tổ chức thực hiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất đai
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã tổ chức lập QHSDĐ giai đoạn 2016 - 2020 và tổ chức triển khai thực hiện tương đối tốt.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2011 - 2020, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn này cũng đang được huyện triển khai thực hiện.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầy (2011 – 2015) của huyện được lập theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 22 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với cấp xã công tác lập quy hoạch sử dụng đất được gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 giữa Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phờ duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.