3.2.1 Cơ hội
Huyện Đoan Hùng có vị trí địa lý khá thuận lợi, là khu vực tam giác kinh tế, là huyện nằm tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái có hệ thống đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 70, Quốc lộ 2 đi các tỉnh Yên Bái, Lai Châu Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang. Có ngã ba sông là nơi 2 dòng sông Lô và sông Chảy hòa vào làm
một. Do vậy, huyện Đoan Hùng rất thuận lợi trong giao lưu luân chuyển hàng hóa, thu thập thông tin và nắm bắt thị trường, tiếp nhận đầu tư công nghệ, vốn của các tổ chức trong và ngoài nước. Đây là điều kiện quan trọng để huyện Đoan Hùng phát triển kinh tế - xã hội.
Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển sản xuất công nghiệp chế biến, đô thị, cơ sở hạ tầng.
Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hộị. Diện tích đất đai phần lớn đang trong quá trình đô thị hóa nên rất thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch chung của tỉnh Phú Thọ
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của huyện có chuyển biến tích cực. Do vậy, đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến huyện Đoan Hùng ngày càng nhiều.
Huyện Đoan Hùng đã thừa kế và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trên địa bàn Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia; lễ hội truyền thống, cảnh quan tthiên nhiên nên có điều kiện để phát triển du lịch, tạo dựng môi trường sinh thái bền vững.
3.2.2 Thách thức
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy phát triển cao nhưng quy mô các ngành nghề kinh tế còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế để phát triển. Chưa hình thành vùng rau sạch, chất lượng cao; chậm triển khai xây dựng các làng nghề; hoạt động của các Hợp tác xã hiệu quả còn chưa cao.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuy được cải thiện song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nội bộ trong khu vực các xã, khu vực dân cư nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp mặc dù quỹ đất còn nhiều. Cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, nhất là trường mầm non, nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã đã xuống cấp cần được đầu tư.
Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Quy hoạch chung triển khai chưa đồng bộ, quy hoạch chi tiết các khu đô thị chưa được xây dựng.
Tốc độ phát triển đô thị còn chậm; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng kết quả chưa cao, còn nhiều vướng mắc trong xử lý.
Là Huyện có tốc độ đô thị hóa cao nên quy hoạch, chính sách đầu tư cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nên đã tạo ra áp lực trong xử lý điều hành của các cấp chính quyền và đồng thời tạo ra yếu tố tâm lý thiếu tính ổn định cho người dân trong quá trình sử dụng đất và đầu tư phát triển. Đi đôi với quá trình đô thị hóa thì tất yếu đất nông nghiệp bị giảm trong khi việc chuyển đổi nghề, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp cho người dân bị thu hồi đất chưa kịp thời nên sẽ phát sinh nhiều yếu tố phức tạp khác ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh trật tự xã hội.
Môi trường nói chung đã có sự ô nhiễm (trừ nước thải sinh hoạt) nhưng do còn nhiều khó khăn vướng mắc nên chưa giải quyết triệt để.