Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin thứ cấp:
Các dữ liệu có sẵn, khơng mất cơng thu thập. Dữ liệu thứ cấp của luận văn được lấy từ được lấy từ sách tham khảo, luận án, luận văn thạc sỹ,… có liên quan tới đề tài và lấy từ báo cáo nội bộ Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Các tài liệu thứ cấp được thu thập tại bàn, sau khi thu thập tiến hành kiểm tra tính chính xác và phân tích, tổng hợp số liệu.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ q trình tính tốn, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân mà Cục thuế tỉnh Cao Bằng đã thực hiện, tác giả sẽ tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành hình thức gửi email và gọi điện thoại trực tiếp cho các cá nhân khi cần thiết để đảm bảo tỷ lệ phản hồi cao nhất sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu. Số liệu sơ cấp sau khi thu thập, tác giả tổng hợp và phân tổ thống kê theo từng tiêu chí và mức độ hài lịng, sau đó tính tốn tần suất bằng cơng cụ excel.
Bước 1: Đối tượng và quy mô mẫu điều tra
- Đối tượng điều tra:
+ Cán bộ công chức liên quan đến quản lý thuế TNCN trong Cục thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế tỉnh Cao Bằng quản lý.
- Quy mô mẫu điều tra chọn phương pháp điều tra ngẫu nhiên dựa trên số doanh nghiệp, cá nhân và cán bộ liên quan đến quản lý thuế TN.CN tại Cục thuế tỉnh Cao Bằng
+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế Cao Bằng quản lý: 143 doanh nghiệp có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và có phát sinh thuế TNCN.
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức Slovin như sau:
Trong đó: n: số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N: tổng số các đơn vị của tổng thể chung e: sai số cho phép (%), với e = 5%
- Quy mơ mẫu điều tra:
Áp dung cơng thức ta có số mẫu cần điều tra là: n=143/(1+143*0,0025) = 100. Vậy số doanh nghiệp cần điều tra là 100 doanh nghiệp.
+ Đối với Cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến quản lý thuế thu nhập cá nhân trong Cục thuế tỉnh Cao Bằng: 30 cán bộ
Bước 2: Thời gian và nội dung phiếu điều tra
- Thời gian và địa điểm điều tra
+ Thời gian điều tra: Từ 1/7/2020 đến tháng 15/07/2020 + Địa điểm điểu tra: Tại Cục thuế tỉnh Cao Bằng
- Phương pháp điều tra
+ Đối với doanh nghiệp: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp trên 143 doanh nghiệp có phát sinh thuế TNCN. Cách chọn mẫu ngẫu
nhiên như sau: Trong danh sách 143 doanh nghiệp, chọn các doanh nghiệp có số phát sinh từ lớn đến bé đối với số thu thuế TNCN. Đối tượng được điều tra là kế toán trong doanh nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và in sẵn.
+ Đối với cán bộ công chức của Cục thuế: Đề tài chọn phỏng vấn 30 cán bộ, công chức chiếm 100% số cán bộ liên quan đến quản lý thuế TNCN trong Cục thuế tỉnh Cao Bằng.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý 3 2,61 đến 3,4 Đồng ý một phần 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý 5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin.
+ Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
+ Đối với những thơng tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính tốn các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Để phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được đề tài sử dụng các phương pháp sau:
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả mức độ của hiện tượng qua số tuyệt đối, số tương đối và số bình qn. Mơ tả tình hình biến động (chủ yếu qua dãy số thời gian) và mô tả các mối quan hệ
2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh thực hiện với kế hoạch, so sánh theo thời gian và so sánh theo không gian để thấy được mức độ biến động và phát triển của hiện tượng ở những địa điểm khác nhau.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tởng hợp
Phân tích tổng hợp là chia toàn thể nội dung của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.