(Nguồn: Tởng cục Thuế, Việt Nam)
Ngồi ra, ứng dụng HTKK có chức năng nhận các tờ khai được kê khai trên ứng dụng HTKK, kết xuất tệp tin và ký điện tử tải lên hệ thống ứng dụng của CQT.
Hình 1.4. Mơ hình gửi tờ khai thuế qua mạng
(Nguồn: Tổng cục Thuế, Việt Nam)
Thời hạn nộp tờ khai thuế và nộp tiền vào NSNN: Đối với nghĩa vụ thuế phát sinh theo tháng theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng thì NNT phải nộp tờ khai và nộp tiền thuế vào NSNN. Đối với
nghĩa vụ thuế phát sinh theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo thì NNT phải nộp tờ khai và nộp thuế vào NSNN.
Như vậy, với sự hỗ trợ của các tính năng tự động trong hệ thống, nghiệp vụ xử lý tờ khai thuế TN.CN do NNT tự kê khai có chức năng giúp cơ quan thuế cập nhật và xử lý tờ khai kịp thời, đáp ứng công tác quản lý thuế và theo dõi số thu nộp của các tổ chức, cá nhân.
1.2.2: Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thu thuế thu nhập cá nhân. nhập cá nhân.
1.2.2.1. Công tác thanh tra kiểm tra
Đây là nội dung rất quan trọng của công tác QLT TN.CN, thanh tra kiểm tra thuế TN.CN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ chuyên ngành. Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TN.CN cho nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh tra, kiểm tra thuế TN.CN là phát hiện xử lý các sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, kiểm tra thuế cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TN.CN. Thanh tra, kiểm tra thuế TN.CN được thực hiện dưới các hình thức và phương pháp khác nhau.
“Các hình thức thanh tra, kiểm tra xét phạm vi và nội dung gồm:
Thanh tra, kiểm tra toàn diện: Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh tra, kiểm tra, hoặc với tất cả đối tượng thanh tra, kiểm tra. Hình thức này thường được áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế.
Thanh tra, kiểm tra có trọng điểm: Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đối tượng. Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra, kiểm tra từ đó rút ra kết luận chung cho toàn hệ thống”. (Nguyễn Xuân Thành, 2012)
1.2.2.2 Thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là bộ phận nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế. Phân tích dữ liệu - thơng tin về tình trạng nợ thuế trên hồ sơ thuế, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả.
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định. Trên cơ sở số liệu nợ thuế đã được xác nhận, chốt nợ, bộ phận thu nợ và cưỡng chế thuế đã thực hiện thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp thuế, các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương được triển khai tích cực.
Xây dựng dự tốn thu nợ và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu nợ theo quy định.
1.2.2.3 Công tác giám sát:
Trong tổ chức, đánh giá thực hiện cơng việc có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ nhiều mục tiêu của quản lý và tác động đến công chức và tổ chức. Đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho công chức. Kết quả đánh giá thực hiện cơng việc càng chính xác càng khuyến khích cơng chức làm việc hăng say, tăng lịng tin tưởng của cơng chức đối với tổ chức vì thế tạo động cho công chức nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, góp phần tăng sự gắn bó của cơng chức với tổ chức.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT và cơng chức thuế.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ bộ phận Kiểm tra nội bộ của ngành thuế thực hiên tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thực hiện công vụ
của CQT, cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ấn chỉ thuế…; Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực thi công vụ của CQT và công chức thuế.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức thuế bị đe doạ, uy hiếp, vu khống... trong khi thi hành công vụ. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chi cục Thuế;
Đây là một hoạt động giám sát được hình thành từ khi cơ chế quản lý thuế tự khai nộp được thực hiện cùng với việc triển khai đồng bộ luật Quản lý thuế. Tuy mới mẻ nhưng công tác này đã và đang ngày càng phát huy tính hiệu quả của nó trong q trình thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai nộp bởi nó phát hiện sớm những khe hở trong luật và chính sách quản lý thuế để từ đó có biện pháp khắc phục.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác phịng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân nhập cá nhân
1.3.1. Nhân tố khách quan
(i). Chính sách của Nhà nước và tính nghiêm minh của luật pháp
Kiểm sốt thu nhập của cá nhân rất khó khăn, đặc biệt ở khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ lẻ. Đối tượng nộp thuế thường đa dạng, thu nhập tính thuế khơng đồng nhất, gồm cả tiền công, tiền lương của người lao động và lãi của nhà kinh doanh, nhà đầu tư,…Chính sách và biện pháp thực hiện phải rất thận trọng để tránh những sai sót khơng đáng có, gây ra những hiệu ứng bất lợi từ xã hội.
Người nộp thuế và CQT cùng thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế khi họ biết rằng những vi phạm sẽ bị phát hiện và bị trừng phạt nghiêm khắc. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế TN.CN nói chung, cơng tác QLT nói riêng sẽ đạt được hiệu quả.
Môi trường pháp lý trong nước, thể hiện qua chính sách và thể chế kinh tế, sự đồng bộ và thống nhất trong thi hành pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý thuế TN.CN. Các quy định về quản lý thuế TN.CN càng chi tiết, đầy đủ và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế áp dụng các hình thức kiểm tra, giám sát và sử dụng các công cụ kiểm tra, thanh tra phát huy hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp này, cơng tác quản lý, phịng, chống thất thu thuế TN.CN được tiến hành thuận lợi hơn. Trường hợp thiếu các văn bản pháp lý quy định về quản lý thuế TN.CN hoặc còn tồn tại nhiều kẽ hở trong quản lý thuế sẽ khiến cho cơng tác phịng, chống thất thu thuế TN.CN khó khăn hơn.
(ii). Tình hình kinh tế xã hội và phương thức thanh toán trong dân cư
Quản lý thuế TN.CN đã khó khăn trong quản lý NNT lại càng phức tạp ở khâu quản lý thu nhập. Với những quốc gia mà tình hình kinh tế xã hội cịn khó khăn, có phương thức thanh tốn chủ u là tiền mặt, việc quản lý thu nhập hết sức khó khăn. Các quốc gia có tình hình kinh tế, xã hội phát triển thì điều kiện thực hiện phòng, chống thất thu thuế TN.CN cũng thuận lợi hơn nhờ việc thu thập, giám sát thông tin trong quản lý thuế dễ dàng hơn, ứng dụng CNTT cũng hiện đại hơn,….
Hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển rất tiên tiến hiện đại, dịch vụ chất lượng và an toàn, các khoản thu nhập và thanh toán của người dân được thanh toán qua hệ thống ngân hàng nên các cơ quan quản lý của nhà nước có thể nắm bắt mọi thơng tin về thu nhập thơng qua giám sát dịng tiền. Phương thức thu thuế TN.CN thông qua hệ thống ngân hàng vừa hiệu quả, tiết giảm chi phí tuân thủ cho CQT và NNT, vừa thuận tiện cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ, vừa giúp CQT quản lý thu nhập. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng kèm theo việc đẩy mạnh thanh toán chủ yếu qua tài khoản trở thành điểm mấu chốt trong công tác QLT TN.CN. Chất lượng cuộc sống được nâng lên cũng làm cho NNT dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước.
(iii). Tình trạng thu nhập, mức sống và trình độ dân trí của đối tượng nộp thuế
Hiệu quả của hoạt động QLT TN.CN bị tác động nhiều bởi mức độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số NNT thu nhập nhiều hơn với thu nhập cao hơn sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít NNT, với thu nhập thấp làm số thuế thu được ít đi thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ tăng cao. Kinh tế phát triển giúp cho cơ sở hạ tầng có chất lượng phục vụ cơng tác quản lý nói chung và QLT nói riêng đơn giản và hiệu quả hơn. Do đó, cơng tác phòng, chống thất thu thuế TN.CN cũng triển khai thuận lợi hơn.
Kinh tế phát triển giúp cho cơ sở hạ tầng có chất lượng phục vụ cơng tác quản lý nói chung và QLT nói riêng đơn giản và hiệu quả hơn.
Trình độ của người dân ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật. Dân trí càng cao, hiểu biết về nghĩa vụ với nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng càng sâu sắc NNT càng có ý thức tuân thủ. Nếu nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình thì NNT sẽ tự nguyện trong việc khai, nộp thuế... Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra, cơng tác QLT và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Trình độ dân trí cao của dân cư là một nhân tố tích cực tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế TN.CN.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
(i) Hiệu lực của bộ máy quản lý thuế
Hiệu lực của bộ máy quản lý thuế là một tác nhân trọng yếu ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thuế TN.CN. Để bộ máy quản lý thuế phát huy hiệu lực, thi hành đúng chính sách thuế TN.CN và vận hành tốt cơ chế quản lý thu, các thể chế quản lý kinh tế và xã hội liên quan cũng phải được ban hành và
triển khai thực hiện một cách đồng bộ như cơ chế quản lý kinh tế về đất đai, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan công an, đăng ký kinh doanh tại cơ quan kế hoạch và đầu tư, trách nhiệm pháp lý cơng tác kiểm tốn, kế tốn...
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Luật Quản lý thuế cũng tác động tới hiệu lực của công tác QLT. Thực tế hiện nay, việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với CQT trong điều tra quản lý đối tượng, quản lý thu nhập, xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chế về thuế chưa đáp ứng được yêu cầu... Dù đã có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát, quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế... và có tác dụng nhất định trong việc phát hiện, xử lý kịp thời một số vi phạm pháp luật thuế, việc CQT cần chủ động có kế hoạch triển khai tăng cường phối kết hợp với những bộ, ngành, địa phương theo từng phương án cụ thể là địi hỏi cấp thiết để hồn thiện quản lý nhà nước đối với thuế TN.CN.
(ii) Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
Một nhân tố giữ vai trị then chốt trong cơng tác quản lý nhà nước đối với thuế TN.CN là trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ công chức thuế. Tất cả các nội dung, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy quản lý, thanh kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đều được thực hiện bởi đội ngũ này.
Để có thể tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của cơng tác quản lý thuế TN.CN thì đội ngũ cơng chức thuế nói chung, đặc biệt là đội ngũ công chức lãnh đạo ở cấp cao, tầm hoạch định chính sách, cần phải có trình độ cao về kiến thức cơ bản và những kỹ năng thực tế liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về thuế.
(iii). Cơ sở vật chất của ngành thuế
Đây là một nhân tố quan trọng tác động vào công tác quản lý thuế TN.CN. Cơ sở hạ tầng về cơng nghệ thơng tin của cơ quan thuế phải có khả
năng đáp ứng được thì những quy định trong chính sách về phương thức kê khai, nộp thuế, quyết tốn thuế… mới có thể triển khai. Để quản lý thu nhập của NNT, phương thức thanh toán qua ngân hàng đòi hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng, song hành với sự phát triển của hệ thống ngân hàng là một hệ thống thơng tin tích hợp sẽ là yếu tố quan trọng và cơ bản cho cơ quan thuế trong việc quản lý hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng hệ thống thơng tin tích hợp để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu địi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, và sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu xét về dài hạn. Nhưng hiệu quả hơn cả là khả năng quản lý thu nhập, quản lý đối tượng được cải thiện, việc kê khai sai các thơng tin có liên quan tới thu nhập và giảm trừ gia cảnh sẽ có hình thức xử lý nghiêm minh từ đó dần dần sẽ có tác động tích cực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.
1.4. Kinh nghiệm phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân
1.4.1. Kinh nghiệm phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế Hải Phòng
Với nội dung trọng tâm, trọng điểm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí.
Tổ chức hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn là một nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế tồn diện.
Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về: Thứ nhất, cơng tác tun truyền chính sách thuế TN.CN: Cục Thuế Hải Phịng thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền, bô phận tuyên truyền thuế ngồi nhiệm vụ tun truyền chính sách thuế hiện hành cịn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế để nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT, để chính sách thuế đi vào đời sống