Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp đẩy mạnh phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân
4.2.2. Các biện pháp đẩy mạnh chống thất thu thuế thu nhập cá nhân
(i) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế TN.CN
Phải tuyển dụng và bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt tại những vị trí tác thanh tra, kiểm tra thuế; Vì một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay chưa đáp ứng được nghiệp vụ, khơng đọc, phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp cố tình hạch tốn sai, gây Thất thu thuế. Mặt khác do thực hiện cơ chế quản lý tự khai tự nộp, NNT tự chịu trách nhiệm và tự giác trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào NSNN. Nên ngành thuế vẫn chưa kiểm soát được NNT và CQCT do đó vẫn để thất thu thuế TN.CN ở những con số cao, đó là do hiện tượng trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tạo nguồn cho ngân sách và đảm bảo tính cơng bằng của thuế.
Cục Thuế cần tuyên truyền NNT tuân thủ Luật thuế và hỗ trợ NNT, và phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, những sai phạm của chính CQT, của các cán bộ thuế. Đồng thời thanh tra, kiểm tra thuế thuế cũng giúp cơ quan thuế tìm ra những sơ hở, hạn chế tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn thuế trong chính sách thuế. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của NNT, tăng tính nghiêm túc của cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng giữa cán bộ thuế với NNT. Thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đảm bảo việc thu đúng và thu đủ thuế cho nguồn thu NSNN. Vì vậy, trong thời gian tới CQT cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc
kê khai thuế của NNT để phát hiện ra các trường hợp cố tình kê khai sai để trốn thuế, cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong kê khai thuế.
Đến năm 2020, Cục Thuế tỉnh Cao Bằng cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và bổ sung lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp từ 30-35% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đảm bảo 100% cán bộ thanh tra, kiểm tra phải được tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp thanh tra như phân tích báo cáo tài chính, phân tích số liệu trên tờ khai thuế, kỹ thuật phỏng vấn đối tượng nộp thuế, trình tự kiểm tra sổ sách, chứng từ, khai thác dữ liệu về người nộp thuế.
(ii) Tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Thực hiện việc phân loại nợ và phân tích nợ đến từng đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí: nợ do khó khăn kinh tế (tác động của khủng hoảng), nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn, phá sản hay do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Triển khai chương trình ứng dụng quản lý nợ thuế đến cấp Chi cục; xây dựng phần mềm hỗ trợ việc thống kê, theo dõi số liệu giảm, miễn thuế, gia hạn nộp thuế... để cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo việc loại nợ được chính xác. Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có liên quan.
(iii) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Nếu phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có
những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ có quyền phạt những đối tượng này theo quy định. NNT sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu có những hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm.
4.2.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng
4.2.3.1. Đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực
- Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ ngành thuế đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác của ngành. Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những thủ đoạn kê khai gian lận, trốn thuế TN.CN.
- Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xử lý các trường hợp xảy ra trong thực tế. Đây là dịp cho các cán bộ thuế trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các kiến thức, hiểu biết của mình trong cơng việc, cách xử lý của bản thân trong các tình huống phát sinh thực tế. Những dịp trao đổi này sẽ khiến cho các cán bộ thuế không bỡ ngỡ khi gặp những tình huống phát sinh, tránh việc lãng phí thời gian và sự khơng hài lịng của NNT, nó cũng giúp các cán bộ thuế hiểu nhau hơn, thêm gắn bó, đồn kết và hợp tác trong công việc, mang lại hiệu quả chung cho công tác QLT TN.CN.
- Nâng cao trình độ cho các cán bộ thuế, đặc biệt là các cán bộ thuế ở các Chi cục, các đội thuế. Cục Thuế cần kịp thời đào tạo đảm bảo cho các cán bộ thuế làm nhiệm vụ chun mơn sử dụng thành thạo vi tính, các phần mềm quản lý thuế, các phần mềm ứng dụng tin học để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, quản lý thuế.
- Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ, tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho bộ phận thanh tra, kiểm tra.
Trang bị cho các cán bộ thuế đầy đủ các kiến thức về chính sách kinh tế, tài chính, pháp luật liên quan tới thuế, các kinh nghiệm quản lý thuế của các nước khác trên thế giới, yêu cầu của quá trình hội nhập, các kỹ năng kế toán doanh nghiệp, kiến thức quản lý Nhà nước, phương pháp thanh tra, kiểm tra…để cán bộ thuế có đầy đủ kiến thức cần thiết phục vụ cho cơng tác quản lý của mình.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tự nâng cao trình độ của cán bộ về các thể chế, chính sách pháp luật thuế hiện tại để đối chiếu với thực tế đang áp dụng quản lý tại đơn vị, tìm ra các phương pháp, cách thức xử lý công việc hiệu nhanh chóng và hiệu quả.
- Bên cạnh đó cũng chú trọng việc xây dựng đời sống tinh thần cho các cán bộ công nhân viên ngành thuế để các cán bộ có thể bộc lộ được tài năng, tính cách của bản thân. Các hoạt động văn nghệ, thể thao cũng giúp cho các cán bộ thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, nâng cao tinh thần đoàn kết, tập thể và thơng qua đó cũng giúp cho mọi cán bộ đoàn kết, hiểu rõ về nhau hơn, tạo điều kiện cho công việc được hồn thành có hiệu quả hơn.
- Rèn luyện phẩm chất, đạo đức cán bộ thuế, đây là công việc rất quan trọng bởi do đặc thù của ngành thuế thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng nộp thuế, giải quyết các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế giữa các đối tượng nộp thuế với Nhà nước. Vì vậy, các cán bộ thuế thiếu bản lĩnh rất dễ bị mua chuộc, thông đồng với hành vi gian lận thuế, không đảm bảo được nguồn thu cho NSNN.
4.2.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư cơ sở hạ tầng
Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế TN.CN trên diện rộng, mở rộng tập trung hóa dữ liệu quản lý thuế các loại thuế của các đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên toàn địa bàn, hoàn thiện và triển khai thực hiện các ứng dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong thực hiện chức năng quản lý thuế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thơng tin đầy đủ chính xác về NNT và tình hình thu, nộp thuế, củng cố và nâng cấp cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp đã được xây dựng từ giai đoạn trước phục vụ cho công tác điều hành và QLT theo phương pháp quản lý rủi ro; hình thành cơ sở dữ liệu về quản lý thuế TN.CN tại Tổng cục Thuế; xây dựng Kho cơ sở dữ liệu thí điểm lưu giữ các thông tin nhận từ bên thứ 3 (Cơ quan đăng ký kinh doanh; Hải quan; Ngân hàng,...).
Phát triển và triển khai các phần mềm hiện đại hóa Văn phịng: bao gồm: Quản lý văn bản, quản lý lưu trữ tài liệu điện tử, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định và làm việc từ xa, đáp ứng quản trị công việc theo chuẩn ISO của ngành thuế.
Tiến hành rà sốt lại hệ thống máy tính của từng đơn vị, lập danh sách các máy tính cần thay thế, các máy tính cần nâng cấp để kịp thời sửa chữa. Hoàn thành hệ thống mạng nội bộ để việc trao đổi thông tin, số liệu giữa các phòng ban, bộ phận quản lý chức năng. Việc lấy số liệu, cung cấp các thơng tin cần thiết từ đó cũng sẽ được dễ dàng hơn.
Thực hiện việc ứng dụng tin học tới các đội thuế liên phường xã, đặc biệt là các đội thuế tại các Chi cục Thuế ở các huyện xa.
Thực hiện khai thác và ứng dụng các phần mềm của Tổng cục Thuế, xây dựng hệ thống mạng liên kết giữa các ngành có liên quan như: Ngân hàng, Cục Thuế, Kho bạc để rút ngắn thời gian trong việc cung cấp số liệu, thông tin về số thuế nộp của NNT phục vụ cho công tác quản lý thuế tốt hơn.
Xây dựng và hoàn thiện trang Web riêng của ngành để phục vụ NNT, xem đây là nơi NNT trao đổi thông tin với CQT và các ngành chức năng trong địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhau.
Hiện nay, Cục Thuế đã và triển khai áp dụng hình thức kê khai qua mạng cho NNT trên địa bàn. Kết hợp với việc hướng dẫn người nộp thuế thực hiện
các phần mềm, ứng dụng mới vào kê khai nộp thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, đặc biệt, triển khai hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS); thuế điện tử Etax; kiểm tra thuế TN.CN của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở 2 nơi trở lên bằng ứng dụng TMS theo chỉ đạo và hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Từ đó, giúp NNT thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ nộp thuế TN.CN, góp phần hồn thành nhiệm vụ thu NSNN từ lĩnh vực thuế TN.CN.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Bộ Tài chính
Để thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống thất thu thuế TN.CN của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, trong thời gian tới Nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện các chính sách pháp luật về thuế TN.CN, cụ thể như sau:
- Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với từng địa phương, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, ngân sách khó khăn, ln trong tình trạng vay nợ, chính sách an sinh xã hội chưa thể đạt được trình độ như các nước. Do đó, trước khi tính thuế phải tính giảm trừ gia cảnh cho NNT và người phụ thuộc để người nộp thuế có thể đảm bảo nhu cầu thiết yếu nhất như ăn ở mặc, đi lại, học hành...
- Đổi mới phương thức đánh thuế theo hướng đánh thuế trên tổng thu nhập.
Để qn triệt ngun tắc cơng bằng trong chính sách thuế TN.CN cần áp dụng phương pháp đánh thuế trên tổng các nguồn thu nhập và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần.
Điều đó có nghĩa là: Tất cả các hình thức thu nhập từ bất kể nguồn nào đều phải tổng hợp thành tổng thu nhập chung, sau khi được giảm trừ gia cảnh, phần thu nhập tính thuế cịn lại sẽ áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần. Việc tổng hợp toàn bộ thu nhập để tính thuế TN.CN theo biểu thuế lũy tiến từng phần sẽ đảm bảo sự cơng bằng nhất trong thực hiện chính sách thuế TN.CN.
- Xây dựng Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập phù hợp. Đề xuất biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập được xây dựng dựa trên cơ sở như sau:
+ Xác định mức khởi điểm nộp thuế TN.CN: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu năm 2004 mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm cá nhân có thu nhập và thu nhập thấp là 7 lần, năm 2010 chênh lệch đã tăng lên 9,2 lần, năm 2014 là 9,7 lần và năm 2016 là 9,8 lần.
Như vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập ở Việt Nam giữa người giàu nhất và người nghèo nhất ngày càng giãn rộng và sau 10 năm tỷ lệ giãn rộng tăng thêm khoảng 2,7 - 2,8 lần.
Điều đó cho thấy, muốn giảm sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng thì phải tăng điều tiết vào nhóm có thu nhập cao để giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất. Việc tăng khởi điểm chịu thuế là nhằm giảm mức chịu thuế của cá nhân có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, có quá nhiều bậc thuế sẽ dẫn đến hậu quả: (i) Tạo ra sự bất hợp lý trong điều tiết thu nhập của một số nhóm đối tượng nộp thuế; (ii) Sự giãn cách giữa các bậc quá hẹp, dẫn đến tình trạng dễ nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết, trong khi số thuế phải nộp thêm khơng nhiều. Vì vậy, việc điều chỉnh số lượng bậc thuế giảm từ 7 bậc xuống 4 - 5 bậc là hợp lý và phù hợp xu thế chung trên thế giới.
Xác định mức thuế suất phù hợp cho từng bậc thuế: Khi giảm số bậc thuế, đồng thời xác định thuế suất thấp nhất và cao nhất ở mức 10% và 35% được coi là phù hợp thì việc lựa chọn các mức thuế suất chẵn: 10%; 20%; 30% có hiệu quả hơn các mức thuế lẻ: 5%; 15% và 25%.
Trên cơ sở đó, Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập có tác động tích cực làm tăng tỷ lệ động viên về thuế TN.CN đối với người có
thu nhập cao, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, đảm bảo sự cơng bằng trong phân phối thu nhập.
4.3.2. Đối với chính quyền địa phương
Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng
Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trên từng địa bàn, đặc biệt công tác thông tin tuyên truyền pháp luật thuế; công tác đôn đốc thu nợ, công tác chống Thất thu ngân sách.
Quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngành thuế về cơ sở vật chất, địa điểm làm việc của cơ quan thuế nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố.
Kiến nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố
Việc thực hiện công tác quản lý thu thuế tại các địa bàn rất khó khăn, phức tạp; công tác ủy nhiệm thu thuế tại các xã, phường, thị trấn tại một số