Đối với Bộ Tàichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân của cục thuế tỉnh cao bằng (Trang 104)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Đối với Bộ Tàichính

Để thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống thất thu thuế TN.CN của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, trong thời gian tới Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách pháp luật về thuế TN.CN, cụ thể như sau:

- Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với từng địa phương, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, ngân sách khó khăn, luôn trong tình trạng vay nợ, chính sách an sinh xã hội chưa thể đạt được trình độ như các nước. Do đó, trước khi tính thuế phải tính giảm trừ gia cảnh cho NNT và người phụ thuộc để người nộp thuế có thể đảm bảo nhu cầu thiết yếu nhất như ăn ở mặc, đi lại, học hành...

- Đổi mới phương thức đánh thuế theo hướng đánh thuế trên tổng thu nhập.

Để quán triệt nguyên tắc công bằng trong chính sách thuế TN.CN cần áp dụng phương pháp đánh thuế trên tổng các nguồn thu nhập và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần.

Điều đó có nghĩa là: Tất cả các hình thức thu nhập từ bất kể nguồn nào đều phải tổng hợp thành tổng thu nhập chung, sau khi được giảm trừ gia cảnh, phần thu nhập tính thuế còn lại sẽ áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần. Việc tổng hợp toàn bộ thu nhập để tính thuế TN.CN theo biểu thuế lũy tiến từng phần sẽ đảm bảo sự công bằng nhất trong thực hiện chính sách thuế TN.CN.

- Xây dựng Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập phù hợp. Đề xuất biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập được xây dựng dựa trên cơ sở như sau:

+ Xác định mức khởi điểm nộp thuế TN.CN: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu năm 2004 mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm cá nhân có thu nhập và thu nhập thấp là 7 lần, năm 2010 chênh lệch đã tăng lên 9,2 lần, năm 2014 là 9,7 lần và năm 2016 là 9,8 lần.

Như vậy, khoảng cách chênh lệch về thu nhập ở Việt Nam giữa người giàu nhất và người nghèo nhất ngày càng giãn rộng và sau 10 năm tỷ lệ giãn rộng tăng thêm khoảng 2,7 - 2,8 lần.

Điều đó cho thấy, muốn giảm sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng thì phải tăng điều tiết vào nhóm có thu nhập cao để giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất. Việc tăng khởi điểm chịu thuế là nhằm giảm mức chịu thuế của cá nhân có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, có quá nhiều bậc thuế sẽ dẫn đến hậu quả: (i) Tạo ra sự bất hợp lý trong điều tiết thu nhập của một số nhóm đối tượng nộp thuế; (ii) Sự giãn cách giữa các bậc quá hẹp, dẫn đến tình trạng dễ nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết, trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều. Vì vậy, việc điều chỉnh số lượng bậc thuế giảm từ 7 bậc xuống 4 - 5 bậc là hợp lý và phù hợp xu thế chung trên thế giới.

Xác định mức thuế suất phù hợp cho từng bậc thuế: Khi giảm số bậc thuế, đồng thời xác định thuế suất thấp nhất và cao nhất ở mức 10% và 35% được coi là phù hợp thì việc lựa chọn các mức thuế suất chẵn: 10%; 20%; 30% có hiệu quả hơn các mức thuế lẻ: 5%; 15% và 25%.

Trên cơ sở đó, Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tổng thu nhập có tác động tích cực làm tăng tỷ lệ động viên về thuế TN.CN đối với người có

thu nhập cao, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập.

4.3.2. Đối với chính quyền địa phương

Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng

Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trên từng địa bàn, đặc biệt công tác thông tin tuyên truyền pháp luật thuế; công tác đôn đốc thu nợ, công tác chống Thất thu ngân sách.

Quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngành thuế về cơ sở vật chất, địa điểm làm việc của cơ quan thuế nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố.

Kiến nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố

Việc thực hiện công tác quản lý thu thuế tại các địa bàn rất khó khăn, phức tạp; công tác ủy nhiệm thu thuế tại các xã, phường, thị trấn tại một số địa phương còn nhiều hạn chế. Cục Thuế kiến nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế tại địa bàn nhằm phát hiện, đưa vào quản lý kịp thời các nguồn thu mới phát sinh.

Hội đồng nhân nhân, UBND các cấp quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đến, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu ngân sách đầy đủ kịp thời theo đúng chế độ quy định; tăng cường quản lý, khai thác tăng thu đối với các khoản thu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong đó có tiền thuế TN.CN.

Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành:

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác phải được chú trọng. Tổng cục Thuế cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Bộ Văn hóa thông tin… xây dựng và cung cấp các đề cương tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn nhiều bài học về thuế cơ bản, nhẹ nhàng đưa vào môn giáo dục công dân cho học sinh cấp III. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “tìm hiểu về thuế”.

Khuyến khích việc thanh toán qua ngân hàng

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những biện pháp của ngân hàng và Kho bạc nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc QLT TN.CN của cơ quan thuế. Hiện nay, lượng tiền mặt giao dịch quá lớn là một trong những điều kiện thuận lợi cho hành vi gian lận, trốn thuế. Quản lý thu nhập là biện pháp có ý nghĩa nhất trong việc thu đúng, thu đủ. Bộ Tài chính và Ngân hàng cần tìm biện pháp nắm chắc thu nhập của gia đình và cá nhân.

Ngành Ngân hàng nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu nhập, trước hết là đối với công chức nhà nước, phải áp dụng công nghệ dùng thẻ tín dụng thanh toán để từng bước hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.

Muốn chuyển dần việc sử dụng tài khoản thẻ thay cho tiền mặt đòi hỏi phải có những cơ chế quy định từ phía Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước. Những quy định về hình thức thanh toán tiền lương qua tài khoản đã được áp dụng, tuy nhiên hầu hết các đơn vị chi trả chỉ chuyển tiền lương qua tài khoản, còn các khoản thu nhập khác vẫn dùng tiền mặt là chủ yếu. Hệ thống dịch vụ ngân hàng phải được cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ đế cho các pháp nhân và cá nhân có thể sử dụng thuận tiện và lợi ích được hưởng cao hơn thì mới khuyến khích người dân sử dụng. Giảm thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý thu nhập của dân cư trong việc kê khai và nộp thuế TN.CN mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng sớm có những quy định và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích thanh toán qua tài khoản.

KẾT LUẬN

Thuế thu nhập cá nhân có đối tượng điều chỉnh rất rộng, đa dạng và phức tạp. Trong đó, thuế TN.CN ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Để thuế TN.CN thực sự đảm bảo tính công bằng, minh bạch và góp phần quan trọng vào NSNN tại địa phương thì công tác phòng chống thất thu thuế TN.CN của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng phải được thực hiện hiệu quả.

Những năm qua, công tác phòng chống thất thu thuế TN.CN của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đã có những thành tựu. Cục Thuế đã tuân thủ đúng các quy trình quản lý thuế TN.CN. Số lượng các cá nhân được cấp MST đã tăng dần qua các năm. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động kiểm soát khai nộp thuế TN.CN của các cá nhân từ khâu đăng ký mã số thuế, kê khai thu nhập, kê khai các khoản giảm trừ, nộp thuế, hoàn thuế. Tổ chức quản lý thu thuế tại Cục Thuế được tổ chức theo chức năng đã hạn chế được tiêu cực trong công tác quản lý theo kiểu “khép kín”.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác phòng chống thất thu thuế TN.CN tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng vẫn tồn tại một số hạn chế. Hiện nay, việc quy định MST cho từng NNT vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy công tác QLT TN.CN của NNT gặp rất nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa đáp ứng so với yêu cầu, nhiều trường hợp các cơ quan, đơn vị, cá nhân nộp thuế chưa nắm rõ quy định về thủ tục tính thuế, kê khai, nộp thuế. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh của NNT. Công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế phát hiện vi phạm về thuế thu nhập cá nhân chưa nhiều, chủ yếu là thanh, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân thường đi kèm với các loại thuế khác. Vẫn còn tồn tại tình hình nợ đọng thuế TN.CN trên địa bàn thậm chí còn có xu hướng gia tăng.

Trên cơ sở đánh giá đúng những hạn chế của công tác này, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng chống thất thu thuế TN.CN trên địa bàn trong thời gian tới.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 111/ 2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TN.CN, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TN.CN và Nghị định số 65/2013/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TN.CN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TN.CN;

2. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 16/5/2015 hướng dẫn về thực hiện thuế GTGT và TN.CN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung thuế TN.CN quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật vè thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành sửa đổi một số điều của của các Luật về thuế và sửa đỏi, bổ sung mốt số điều của các Nghị định về thuế.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 v/v quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục thuế.

4. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết công tác thuế và tài liệu thanh, kiểm tra thuế qua các năm.

6. Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm.

7. G.Jege (1998), Tài chính công, NXB Thống kê;

8. Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình Kinh doanh thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Joseph E.Stiglitz (2002), Giáo trình Kinh tế học công cộng, NXB Thống kê.

10. Mai Văn Áng (2014), Hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Hải (2016), Quản lý của UBND huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đối với phát triển thương mại bền vững, Luận Văn Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Đại (2013), Tăng cường vai trò Nhà nước về việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. Nguyễn Xuân Thành (2012), Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế TN.CN, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

14. Phạm Phương Anh (2016), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cảu Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ Đại học Đông Đô. 15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Quản

lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TN.CN số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII.

17. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

18. Tổng cục Thuế - Tạp chí Thuế Nhà nước (2013), Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính.

19. Tổng cục Trưởng cục Trưởng Tổng Cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thuế.

20. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

21. Website: https://www.tncnonline.com.vn; thuedientu.gdt.gov.vn.

22. Giáo trình Thuế, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, 2019,NXBTàichính)

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào Ông/Bà! Để thực hiện luận văn tốt nghiệp về công tác phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh Cao Bằng, tôi rất mong Ông/Bà bớt chút thời gian để thực hiện bảng khảo sát dưới đây.

Tôi xin cam đoan kết quả khảo sát hoàn toàn chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Anh/Chị có đồng ý với các tiêu chí tác động đến việc thất thu thuế TNCN được liệt kê dưới đây? Vui lòng khoanh tròn vào số mà anh chị cho là mức độ đồng ý của mình đối với tiêu chí với quy ước sau:

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà!

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cán bộ quản lý thuế 1. Công tác tuyên truyền về thuế thu nhập cá nhân được thực hiện thường xuyên

2. Các hình thức tuyên truyền gần gũi và có hiệu quả cao

3. Công tác hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu 4. Thủ tục cấp MST đơn giản, nhanh chóng 5. Công tác thông tin về cấp MST được phổ biến

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phòng chống thất thu thuế thu nhập cá nhân của cục thuế tỉnh cao bằng (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)