ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 36 - 37)

1. Phối hợp giữa BGH, Đoàn trƣờng và giáo viên chủ nhiệm

Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào ở trường phổ thông đều có sự giám sát, chỉ đạo của BGH. Đoàn trường đề xuất với BGH về mục đích của mỗi buổi thực hành nghề phổ thông hoặc buổi lao động.

GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và giáo dục học sinh. GVCN quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. GVCN là người quản lý toàn diện lớp học, người hiểu rõ học sinh lớp mình về sức khỏe, tâm sinh lý, năng lực lao động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình… Đoàn trường phối hợp với GVCN đề từ đó phân tích và tìm ra giải pháp thực hiện các hoạt động phù hợp thân thiện đạt hiệu suất cao nhất. Thực tế cho thấy, hiệu quả trong các hoạt động của lớp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chỉ đạo dẫn dắt của GVCN. Cùng với GVCN xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, biết quản lý, nhận xét, đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ của những thành viên trong lớp. Trong hoạt động lao động hoặc trong hoạt động thực hành nghề phổ thông công việc sẽ được chia theo nhóm, tổ nên việc xây dựng tổ trưởng, nhóm trưởng cũng rất quan trọng.

Đoàn trường cùng với GVCN lập nhóm kín facebook, messenger hoặc zalo với sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp. Trước mỗi công việc các em sẽ thảo luận trong nhóm các vấn đề về buổi lao động sắp tới như: Công việc cần sử dụng dụng cụ nào chủ yếu, nguyên liệu gì, phân chia dụng cụ như thế nào cho hợp lý…

Ngoài ra Đoàn trường cũng lập nhóm kín facebook và messenger dành riêng cho đội ngũ cán bộ các lớp, đó là bí thư, lớp trưởng đội cờ đỏ của Đoàn. Đội ngũ này cùng thảo luận nhằm tìm giải pháp tốt nhất cho mỗi buổi lao động.

2. Phối hợp giữa Đoàn trƣờng và giáo viên dạy nghề

Trước hết xây dựng quy định về nhiệm vụ giáo viên dạy nghề. Việc xây dựng quy định nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề phải cụ thể, rõ ràng.

Tìm hiểu đặc trưng của mỗi nghề mà học sinh lựa chọn. Những học sinh chọn học nghề làm vườn thì cho các em thực hành tại vườn do Đoàn trường đa cải tạo. Giáo viên dạy nghề sẽ là người cố vấn chuyên môn, quy trình sản xuất, nguyên liệu… Giáo viên dạy nghề cũng là người trực tiếp chỉ đạo giám sát học sinh thực hiện. Giáo viên dạy nghề cũng là người đánh giá sản phẩm của học sinh.

3. Thay đổi trong tƣ tƣởng dạy nghề phổ thông của giáo viên

Hoạt động dạy nghề phổ thông là hoạt động, môn học mang tính chất bắt buộc ở bậc THPT hiện hành. Mục tiêu của nó cung cấp, hình thành cho học sinh những kiến thức, giá trị cơ bản về xã hội, đất nước, dân tộc, về ngành nghề…từ đó giúp các em có được kỹ năng, năng lực cần thiết, vận dụng vào thực tiễn đời sống. Về mặt lý thuyết,

35 mục tiêu của hoạt động này thì rất tốt, rất hay, nhưng khi đi vào thực tế, tổ chức thực hiện thì lại gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Đối với học sinh bộ môn nghề phổ thông là môn học để cộng điểm khuyến khích, nên các em thường không học, không chú ý trong giờ học, thậm chí coi thường, phá rối. Từ đó gây ra sự chán nản, mất đi nhiệt huyết ở giáo viên dạy. Nếu trong các tiết học hoặc trong các buổi thực hành giáo viên dạy kết hợp với Đoàn trường thực hiện tốt công tác truyền cảm hứng, đam mê. Thì trong tư duy của các em sẽ thay đổi. Giáo viên dạy hứng thú hơn, nhiệt huyết hơn. Và hơn hết giáo viên phải là người làm gương trước học sinh, không nên nản chí hoặc buông xuôi.

Với sự phối hợp giữa giáo viên dạy nghề và Đoàn trường trong nhiều năm qua, hoạt động dạy nghề làm vườn ở trường THPT Thanh Chương 3 diễn ra đúng quy trình, đúng tiến độ, đúng quy định của sở GD&ĐT Nghệ An. Tạo ra sự hứng khởi, say mê của học trò và đạt một số bước tiến quan trọng trong vấn đề phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 36 - 37)