Kết hợp hoạt động lao động và hoạt động dạy nghề phổ thông trong việc phát

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 25 - 27)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,

4.Kết hợp hoạt động lao động và hoạt động dạy nghề phổ thông trong việc phát

phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

Là một giáo viên dạy nghề làm vườn nhiều năm, trong bộ môn nghề làm vườn thời lượng các tiết thực hành lại rất nhiều. Các tiết thực hành liên quan đến lao động chân tay, lao động nông nghiệp như: Làm đất, cải tạo vườn, giâm cành, chiết cành, trồng cam, trồng nhãn, chăm bón cắt tỉa hay các hoạt động lao động trong các tiết trồng rau, chế biến rau quả, trồng hoa và cây cảnh…Những bài thực hành này đòi hỏi học sinh phải có những năng lực về lao động chân tay. Trong khi đó, vấn đề lao động lại đang là vấn đề rất mờ nhạt ở học sinh.

24 Là những cán bộ Đoàn phụ trách vấn đề xung kích tình nguyện của Đoàn thanh niên. Nên chúng tôi thường xuyên có những buổi lao động ở trường với các dự án của Đoàn trường. Những buổi lao động này thường diễn ra trên quy mô lớn, có nhiều lớp tham gia. Nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn lao động, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả buổi lao động. Những buổi lao động như vậy nếu không làm tốt khâu tổ chức, quản lý dễ dẫn đến để lại hình ảnh không tốt trong học sinh gây ra hiện tượng phản giáo dục, làm học sinh mất tin tưởng.

Trường THPT Thanh Chương 3 có số học sinh đăng ký học nghề làm vườn khá đông. Là một trường ở khu vực trung du miền núi, có khuôn viên rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Nên trong các bài thực hành nghề làm vườn, tôi đã kết hợp vấn đề thực hành nghề của bộ môn và vấn đề lao động của học sinh. Tạo ra khuôn viên xanh – sạch – đẹp, thân thiện. Bên cạnh cung cấp rau xanh cho bếp ăn công đoàn nhà trường và hoa dịp lễ tết.

Trước khi tiến hành hoạt động cho học sinh, tôi sẽ khảo sát địa hình, đánh giá khối lượng công việc cụ thể. Nghiên cứu nội dung, các bước tiến hành của hoạt động thực hành.

Sau khi đã tìm hiểu rõ về khối lượng công việc cụ thể, mục đích của buổi lao động tôi sẽ tiến hành xây dựng bảng mô tả công việc, mô tả công việc cụ thể cần phải làm, mức độ hoàn thành và phổ biến đến học sinh. Sau đó phân công nhiệm vụ cho từng lớp. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên các cơ sở như: Phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khả năng, năng lực của từng cá nhân, phù hợp giới tính. Nhiệm vụ được giao cho từng lớp thông qua đội ngũ cán bộ lớp, cùng với cán bộ lớp đi thực tế tại địa điểm lao động và tiến hành phân công nhiệm vụ. Ví dụ cụ thể: Lao động thực hành trồng rau, trong mỗi lớp sẽ phân công thành nhóm nhỏ 4 -5 học sinh, có cả nam và nữ. Các nhóm được phân theo địa bàn cư trú để các em tiện trao đổi, phân chia dụng cụ, đồ dùng, nguyên liệu thực hành.

Khi tiến hành, trước hết yêu cầu học sinh đi đúng giờ, những học sinh đến muộn chịu hình thức phạt, mục đính rèn luyện cho học sinh thói quen về kỉ luật khi làm việc. Tập trung tất cả học sinh, kiểm diện, tìm hiểu lý do vắng. Những học sinh có sức khoẻ yếu sẽ giao việc nhẹ hơn. Cho lớp trưởng các lớp tiến hành kiểm tra dụng cụ lao động và nguyên liệu được phân công, trong kiểm tra phải tạo sự công bằng giữa những người làm cùng công việc. Sau khi đã làm xong công tác ổn định tổ chức, các lớp sẽ tiến hành công việc được giao, những học sinh chưa biết làm sẽ được hướng dẫn cụ thể theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Trong quá trình chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra tiến độ, kỹ thuật. Nhắc nhở, đôn đốc học sinh chú ý an toàn trong lao động. Tạo ra sự thi đua giữa các nhóm tổ, giữa các lớp, trên cơ sở các tiêu chí như: kỹ thuật lao động, hiệu quả công việc, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, thời gian thực hiện. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực lao động.

25

(Hình ảnh học sinh nhỏ cỏ chăm sóc rau)

Sau khi tất cả các nhóm tổ, các lớp đã tiến hành xong công việc, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá buổi lao động thực hành. Việc kiểm tra đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Chỉ tiêu mức độ an toàn trong lao động. Chỉ tiêu năng suất lao động.

Chỉ tiêu thời gian lao động.

Chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc. Chỉ tiêu vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 25 - 27)