C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3. Kiến nghị đề xuất
- Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo.
Cần làm rõ, nổi bật hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động ở trường THPT, không xem nhẹ, hoặc mờ nhạt những hoạt động này ở trường THPT. Đổi mới phương thức giáo dục học sinh THPT, giảm áp lực thi cử, tăng cường các hoạt động nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh. Làm nổi bật, rõ nét hơn hoạt động dạy nghề trong trường THPT.
- Đối với các trường THPT.
Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục những phẩm chất, năng lực lao động cho học sinh. Cần quan tâm nhiều hơn và xem đây là hoạt động thường xuyên trong trường học. Cần quan tâm đầu tư về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động sane xuất. Chú trọng giáo dục học sinh nhận thức đúng các giá trị của lao động, không xem thường hoạt động lao động chân tay.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của GVCN, giáo viên dạy nghề và Đoàn thanh niên trong việc giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực lao động thực tế. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện.
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong trường học, chính đây là điểm khởi nguồn của mọi sáng tạo. Đoàn trường trường tạo sân chơi, xây dựng và tập hợp các ý tưởng, xây dựng phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngay tại cơ sở.
42 Trước hết các thầy cô giáo phải thay đổi tư duy giáo dục, không chỉ quan tâm, áp đặt học sinh, mà người giáo viên còn phải chỉ bảo, hướng dẫn các em các năng lực thực hành, năng lực lao động phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Giáo viên phải tạo môi trường, tạo cảm hứng, đam mê, kích thích học sinh trong lao động sản xuất.
Đối với giáo viên làm công tác Đoàn phải luôn phối hợp chặt chẽ với GVCN, Giáo viên dạy nghề và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. Với cha mẹ học sinh và xã hội, luôn phải sáng tạo, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động lao động cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tạo hứng thú, cuốn hút học sinh trong các buổi lao động sản xuất, các tiết học nghề phổ thông.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2018– 2019. 2. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 – 2020. 3. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 2021. 4. Báo cáo chính trị, phương hướng hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 2021.
5. Nghị quyết 29- NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Module 29 Giáo dục học sinh THPT thông qua các hoạt động giáo giục. 7. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
44
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT TRƢỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hệ thống câu hỏi khảo sát
Câu 1. Tại sao em lại học nghề phổ thông?
A. Cộng điểm khuyến khích thi xét tốt nghiệp THPT. B. Phát huy sở trường, định hướng nghề nghiệp tương lai. C. Học theo phân phối chương trình của sở GD&ĐT.
Câu 2. Em có hứng thú với các tiết thực hành nghề phổ thông không?
A. Rất hứng thú. B. Không quan tâm.
C. Không hứng thú. D. Cũng một phần hứng thú
Câu 3. Em đã bao giờ làm đất trồng rau chưa?
A. Thường xuyên làm B. Thỉnh thoảng làm. C. Chưa bao giờ làm.
Câu 4. Em có biết quy trình trồng cây ăn quả không?
A. Biết rất rõ. B. Biết một ít.
C. Không chắc chắn lắm. D. Không biết.
Câu 5. Sau khi học xong nghề làm vườn, em có biết quy trình làm đất và quy
trình trồng hoa không?
A. Biết rất rõ. B. Biết một ít.
45
Kết quả khảo sát tại trƣờng THPT Thanh Chƣơng 3 năm 2019
Kết quả khảo sát tại trƣờng THPT Thanh Chƣơng 3 năm 2021
Đáp Án Câu Hỏi A B C D Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 252 90% 0 0% 28 10% 2 0 0% 18 6,43% 228 85,71% 22 7,86% 3 12 4,29% 31 11,04% 237 84,64% 4 5 1,86% 17 6,07% 21 7,5% 237 84,57 5 8 2,86% 42 15% 82 29,29% 148 52,85% Đáp Án Câu Hỏi A B C D Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 121 43,22% 145 51,78% 14 5% 2 142 50,72% 0 0% 0 0% 138 49,28% 3 86 30,71% 190 67,87% 4 1,42% 4 224 80% 56 20% 0 0% 0 0% 5 266 95% 9 3,2% 5 1,8% 0 0%
46