Tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 32 - 33)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,

7. Tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống

Kỹ năng sống theo UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân (learning to be), và học để làm việc (learning to do). Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các em tiếp cận với rất

31 nhiều tác động tốt, xấu. Những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều ở học sinh THPTnhư: hiện tượng học sinh uống rượu, tiêm chích ma túy, cờ bạc, hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, bạo lực học đường… Các em thiếu sự tôn trọng lao động nhất là lao động chân tay, sự thiếu tự tin trong xử lý tình huống của cuộc sống. Chính sự thiếu hụt các kỹ năng sống, lối sống do hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh hiện nay gặp khó khăn trong việc ứng xử trước tình huống thực tế của cuộc sống. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống, lối sống cho học sinh là rất cần thiết để giúp các em nhận biết và điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đồng thời thông qua đó, giúp các em vững tin hơn khi tham gia vào đời sống sản xuất thực tiễn và các mối quan hệ xã hội.

Hoạt động thực hành nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất trước hết cung cấp cho học sinh kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự phục vụ bản thân. Học sinh biết làm những công việc thường ngày, vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình trong lao động sản xuất…, nhất là những học sinh ở vùng nông thôn.

Ngoài ra hoạt này còn giáo dục học sinh có kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn. Biết sắp xếp công việc, việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào mức độ hoàn thành công việc của cá nhân và của lớp.

Hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất còn giáo dục cho học sinh kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong lao động sản xuất phát sinh những vấn đề, những công việc mà bản thân mỗi cá nhân sẽ khó giải quyết, đòi hỏi mỗi học sinh phải biết tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, chia sẻ những công việc nặng, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học sinh biết gắn kết, hợp tác hợp lý để bổ sung cho những khuyết điểm mà mình đang có, giúp hoàn thành công việc được nhanh gọn và hoàn hảo hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)