Tính sƣ phạm trong các hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 33 - 35)

II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,

8.Tính sƣ phạm trong các hoạt động

Đối với học sinh THPT, tuổi đời còn ít chưa phải người lớn cũng không phải trẻ con. Ở độ tuổi này các em có nhiều ước mơ hoài bão, nhưng chưa đi sát vào đời sống thực tiễn, chưa có kỹ năng làm các công việc thường ngày. Có nhiều em chưa bao giờ biết lao động chân tay.

Bởi vậy, khi chỉ đạo thực hiện hoạt động lao động hay một buổi thực hành nghề phổ thông cần nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cặn kẽ, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của từng em. Phải xem học sinh như con, như em mình, tạo sự thân

32 thiện, gần gũi với các em. Lúc lao động cần nói nhẹ nhàng, tránh hiện tượng quát mắng, thúc dục, chạy theo chỉ tiêu, thành tích.

Giáo viên cần làm gương trong mọi vấn đề, phải luôn gương mẫu trong cư xử, ngôn ngữ và hành vi. Bản thân giáo viên phải có văn hoá ứng xử trong lao động, là người có kiến thức uyên thâm, chỉ bảo cặn kẽ, chi tiết nếu muốn học sinh mình làm tốt. Giáo viên không thể xử lý, nhắc nhở, giảng dạy hoặc quản lý học sinh khi bản thân mình chưa tốt. Xử lý học sinh về những vấn đề không được làm nhưng giáo viên lên lớp trễ nãi, sử dụng điện thoại trong giờ dạy hay lúc học sinh đang làm bài tập. Nếu giáo viên luôn thể hiện sự tôn trọng, nhẫn nại, lòng kiên trì và sự khoan dung thì có thể giúp học sinh giảm thiểu các hành vi cãi vã, gây gổ và giảm thiểu được tai nạn trong lao động, tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau giữa các học sinh với nhau. Trong nội quy, nếu giáo viên có những mong đợi từ học sinh thì học sinh cũng có quyền có những mong đợi ở giáo viên.

33

(Hình ảnh lao động làm thủy lợi)

Một phần của tài liệu Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động (Trang 33 - 35)