Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 65 - 70)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.4. Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long theo các

nguyên tắc phát triển DLCĐ

2.4.1. Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan

KDL sinh thái Vân Long là nơi có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng. Các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của cơ quan chính quyền địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Đối với cộng đồng địa phương tại KDL sinh thái Vân Long, khi được hỏi đã có 94% người dân trả lời sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch, chỉ có 6% băn khoăn, khơng sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch tại địa phương.

Khi được hỏi có thoả mãn với mức lợi nhuận mà Trạm Du lịch, doanh nghiệp chi trả khi tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch: có 34% trả lời thoả mãn, 56% trả lời bình thường, chỉ có 10% trả lời chưa thoả mãn.

Khi phỏng vấn trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn địa phương, tất cả các doanh nghiệp đều nhất trí với chủ trương phát triển du lịch bền vững tại KDL sinh thái Vân Long.

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này tại KDL sinh thái Vân Long đã thực hiện tương đối tốt. Trong thời gian tới, cần phát huy để đảm bảo tốt hơn nữa.

2.4.2. Đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng

Vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch ở đây chưa thực sự đa dạng. Trong quá trình lập kế hoạch, xây dựng các dự án du lịch mà cụ thể là DLCĐ

điều tra người dân tại KDL sinh thái Vân Long, hầu hết người dân chưa được tham gia đóng góp ý kiến cho việc lập quy hoạch/kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương cũng như tham gia tổ chức quản lý hoạt động du lịch. Cộng đồng tham gia vào khâu cung cấp sản phẩm địa phương phục vụ nhu cầu du lịch (lương thực, thực phẩm, hàng lưu niệm…) chiếm 36%; cung cấp các dịch vụ (lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách…) chiếm 76%.

Như vậy, phần đơng người dân ít thơng tin hay khơng biết thông tin về dự án du lịch hoặc chỉ biết khi đã được thông qua. Người dân ở đây mới chỉ tham gia vào thực hiện một số hoạt động du lịch, việc tổ chức và giám sát hoạt động du lịch hầu như người dân chưa được tham gia.

Để thực hiện nguyên tắc này cần đa dạng vai trò của CĐĐP bằng cách tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Có thể thành lập Ban quản lý DLCĐ mà CĐĐP là một thành viên để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, đa dạng vai trò tham gia của CĐ vào hoạt động du lịch để đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng.

2.4.3. Tơn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng

Bất cứ chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vân Long cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Khi tham gia hoạt động du lịch người dân ở đây ln ln có ý thức bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương. Các sở, ban, ngành địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng địa phương. Riêng năm 2012, đã có 2 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cho 400 người dân tại khu du lịch sinh thái Vân Long. Vì thế ý thức tơn trọng các giá trị văn hóa của CĐĐP đã được coi trọng.

Theo kết quả điều tra người dân tại KDL sinh thái Vân Long, 86% người dân trả lời ln ln có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, chỉ có 14% trả lời ý thức ở mức độ bình thường. Như vậy, đa số người dân ở đây đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài ngun du lịch.

Ngồi ra những bộ phim, phóng sự về du lịch Vân Long là những thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng là cách thức tôn trọng giá trị tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa cộng đồng địa phương.

Nhờ cung cấp cho du khách các hoạt động trải nghiệm về làm nghề nông, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ người dân địa phương cũng đã thấy được rằng các giá trị văn hóa của cộng đồng được lưu giữ và tơn trọng. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, vì văn hóa của CĐ cần được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân địa phương bởi khơng đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa tốt hơn họ.

Nhiều cơ quan, trường học đã có những dự án hoặc đề tài nghiên cứu tại khu bảo tồn này. Đồng thời, các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đến KBTTN-ĐNN Vân Long. Điển hình như: Quỹ mơi trường tồn cầu; Quỹ bảo vệ động vật hoang dã; Tổ chức động, thực vật quốc tế; Hội động vật Frankfurt tại Việt Nam. Các dự án, đề tài nghiên cứu được triển khai từ các nguồn khác nhau nhưng cùng chung một mục đích: tập trung để bảo vệ và phát triển khu bảo tồn giá trị này. Các chương trình dự án đó đã tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho cộng đồng địa phương, cho khách du lịch, các đối tượng tham gia hoạt động du lịch cũng như chính các nhà quản lý góp phần khơng nhỏ thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo tồn.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vân Long đã thực hiện thành công phần nào nguyên tắc tơn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng.

2.4.4. Khả năng của cộng đồng

Theo nguyên tắc này CĐ cần có khả năng nhận thức về vai trị, vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên cộng đồng.

Theo kết quả điều tra người dân tại KDL sinh thái Vân Long, 68% trả lời mình có vai trị quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, chỉ có 6% trả lời khơng có vai

Khi được hỏi phát triển du lịch có tác động gì đến cộng đồng, 12% trả lời thay đổi nếp sống cộng đồng, 76% trả lời nâng cao hiểu biết cho cộng đồng, 28% trả lời gây ô nhiễm môi trường, 12% trả lời khơng ảnh hưởng gì.

Cộng đồng đã nhận thức được vai trị của mình trong phát triển du lịch cũng như sự phát triển du lịch đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, một số bất lợi từ việc phát triển du lịch chưa có định hướng thì cộng đồng chưa định hình cụ thể. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần sự hỗ trợ của các cấp, chính quyền địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch tại khu vực theo hướng bền vững.

2.4.5. Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng

Theo nguyên tắc này, cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi như các thành phần khác khi tham gia hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Lợi ích kinh tế sẽ được phân chia công bằng cho tất cả các thành viên tham gia và một phần tái đầu tư cho cộng đồng về cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Trên thực tế, tại KDL sinh thái Vân Long nhờ hoạt động du lịch phát triển nền kinh tế của địa phương đã được cải thiện nhiều, hàng năm, nguồn thu từ hoạt động du lịch đều được các cơ quan, đơn vị trích nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định; cơ sở hạ tầng đến các khu điểm du lịch được chỉnh trang, nâng cấp; du lịch phát triển tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho CĐĐP, du lịch thực sự đã mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa. Theo kết quả điều tra từ người dân tại KDL sinh thái Vân Long, 86% người dân trả lời họ có thêm việc làm từ hoạt động du lịch, 76% trả lời họ có thêm thu nhập từ hoạt động du lịch.

Tạo cơ hội việc làm là một trong những nguyên tắc cũng như mục tiêu quan trọng của du lịch cộng đồng. Lợi nhuận không chỉ thuộc về cơ quan quản lý, hoặc doanh nghiệp du lịch mà phần lớn lợi nhuận sẽ đóng góp cải thiện mơi trường sống của CĐĐP. Sức ép của cộng đồng với môi trường sẽ giảm đi và chính cộng đồng là người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch cộng đồng. Du lịch Vân Long phát triển đã thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Họ có

thể tham gia các dịch vụ du lịch chính như: tham gia chèo đị phục vụ khách tại khu bảo tồn, tham gia vận chuyển khách bằng xe trâu, cho thuê xe đạp, bán hàng, cung cấp dịch vụ homestay, chăn nuôi và trồng cây ăn quả… Công việc mà ngành du lịch tạo ra đã giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo được việc làm cho người dân.

Theo thống kê năm 2012 của Trạm Du lịch Vân Long, hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho 645 người (cả lao động gián tiếp và trực tiếp), chiếm 31,5% tổng số lao động trong KDL.

Bảng 2.13. Hiệu quả tạo việc làm từ du lịch ở KDL sinh thái Vân Long

Công việc Số ngƣời tham gia Tỷ lệ (%) Thu nhập

(triệu đồng)

Chèo đò chở khách 350 54,3 0,8-1,2

Homestay và ăn uống 3 0,5 1,5-2

Vận chuyển khách bằng xe trâu, xe bò 15 2,3 0,5-0,8 Mở quầy bán hàng 55 5,8 0,8-1,2 Cho thuê xe đạp 12 1,9 0,3-0,5 Làm sản phẩm thủ công 65 10,1 0,5-2,5 Làm cho các DN du lịch 145 22,5 1,2-3 Tổng 645 100

(Nguồn: Trạm Du lịch Vân Long)

Thu nhập của CĐĐP từ hoạt động du lịch cịn rất thấp. Hoạt động có số người tham gia nhiều nhất với 350 người là chèo đò chở khách tham quan cũng chỉ có thu nhập 0,8 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng. Số du khách sử dụng hình thức homestay cịn ít nên thu nhập của các hộ dân có dịch vụ này chưa cao. Đây cũng là hoạt động mà CĐĐP ít tham gia nhất. Mới chỉ có 3 hộ đón khách nghỉ theo hình thức homestay. Các hộ này đều nằm trên địa bàn xã Gia Vân. Bình quân mỗi hộ mỗi tháng mới chỉ thu được 1,5-2 triệu đồng.

Dịch vụ vận chuyển khách bằng xe trâu, xe bị thu hút được đơng CĐĐP hơn dịch vụ homestay với 15 hộ và cũng tập trung chủ yếu ở xã Gia Vân. Tuy nhiên thu

nhập của họ thấp hơn các hộ cung cấp dịch vụ homestay, với mức trung bình 0,5-0,8 triệu đồng/tháng.

Cho thuê xe đạp thấp, chỉ có 1,9% số lao động tham gia với thu nhập không cao chỉ từ 0,3-0,5 triệu đồng/tháng.

Số lao động tham gia làm sản phẩm thủ công một số làm tại Cty TNHH Tân Lập Phong, đây là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nằm trên địa bàn xã Gia Vân; một số đan lát mây tre, thêu ren, làm sản phẩm thủ cơng tại nhà. Nhóm này có mức thu nhập từ 0,5-2,5 triệu đồng/tháng.

Thu nhập cao hơn các nhóm khác là số lao động làm tại các doanh nghiệp du lịch như DNTN Ngôi Sao, Khu Resort Emeralda, Khách sạn Vân Long… với thu nhập trung bình từ 1,2-3 triệu đồng/người/tháng. Hiệu quả tạo việc làm cho 145 lao động địa phương.

Như thế, du lịch ở KDL sinh thái Vân Long đã phát triển. Tuy nhiên thì hoạt động du lịch mới chỉ tập trung ở một số địa điểm như xã Gia Vân, thôn Vườn Thị xã Gia Hòa, Thung Lá xã Gia Hưng, Địch Lộng xã Gia Thanh, còn các xã khác (Liên Sơn, Gia Lập) hầu như chưa được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Ngay cả ở các thơn, xóm nêu trên hiệu quả đem lại về kinh tế từ hoạt động du lịch cho CĐĐP cũng chưa cao.

2.4.6. Quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Việc thực hiện nguyên tắc này ở địa phương còn chưa hiệu quả, hầu hết việc quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa là do các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương đảm nhận. Việc giao quyền sở hữu cho cộng đồng địa phương là chưa có. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, chính quyền địa phương các cấp, các sở ban ngành như: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình, Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về du lịch cho cộng đồng nên ý thức của người dân địa phương luôn luôn cao. Thời gian tới cần xây dựng và đưa mơ hình quản lý du lịch cộng đồng vào hoạt động để xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương.

2.5. Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 65 - 70)