Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 36 - 47)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân Long

2.2.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Vân Long tương đối phong phú, đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Nơi đây đã được Bộ Khoa học & Công nghệ ghi vào danh sách các KBT đất ngập nước từ năm 2001 và là KBT lớn nhất châu thổ Bắc Bộ. Nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý của động, thực vật và vi sinh vật, đồng thời là địa bàn với nhiều cảnh quan đẹp, danh thắng hấp dẫn, di tích lịch sử văn hố có giá trị. Đây là

lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển du lịch trong đó có du lịch cộng đồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đa dạng sinh học

Kết quả nghiên cứu điều tra gần đây nhất năm 2010 của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long cho thấy số lượng loài của khu hệ thực vật sống trên cạn có 687 lồi, thuộc 451 chi, 144 họ. Thực vật hạt trần có cây tuế, cây gấm. Thực vật hạt kín một lá mầm và hai lá mầm có rất nhiều loại. Thực vật thuộc nhóm cây gỗ vẫn cịn gặp nhiều như: cây nhội, lộc vừng, sung, ghè, chân chim, thàn mát, thị, đa, nghiến, lim, lát hoa… Trong nhóm cây gỗ có nhiều lồi q hiếm, đặc biệt đây cũng là nơi phân bổ của loại cây sưa Bắc Bộ hay còn gọi là gỗ h - một lồi cây q hiếm có giá trị cao về kinh tế. Các lồi cây bụi phổ biến có: ơ rơ, duối, cị ke, bùng bục… Các lồi cỏ có: cỏ lào, cỏ tranh, cỏ lam…

Trong số các lồi cây sống trên núi đá vơi cịn phải kể đến nhóm các lồi cây làm thuốc, có đến 266 lồi. Cây bụi có: cây ương rồng, cây vú bị, cây ké hoa vàng, cây cơm nguội… Cây cỏ có: cây rau má, hà thủ ơ trắng, rau tàu bay, cây thuốc bỏng. Cây gỗ có: cây núc nác, cây cánh kiến, cây sấu, cây sung, cây đề, cây gạo…

Nhóm các lồi cây cảnh có tới 20 lồi có giá trị như: cây lan, cây si, cây sanh, cây dương xỉ, cây thông đất, cây tuế… [10]

Các loài thực vật thuỷ sinh

Với gần 1000 ha diện tích đất ngập nước và bán ngập nước đang ở trạng thái tự nhiên hoang dã, giới khoa học đã thống kê được 39 loài thực vật thuỷ sinh. Loài quyết thực vật có: cây hẹ nước, cây rau bợ, bèo ong. Lồi cây một lá mầm có: bèo cái, bèo tấm, cói, rau muống; Cây thuộc hai lá mầm có: sen, súng, cây treng, cây ấu… Các cây thuỷ sinh phát triển mạnh vào mùa hè, về mùa đông thời tiết lạnh, nước cạn phát triển chậm. Các lồi thực vật thủy sinh khơng chỉ là thành phần rất quan trọng ở Vân Long nó cịn là nhân tố khơng thể thiếu của tất cả các khu đất ngập nước thuộc đồng bằng châu thổ sơng Hồng.

Các lồi vi tảo sống ở trong đầm khá phong phú và đa dạng, có 258 bậc lồi thuộc 5 ngành: tảo mắt, tảo lục, tảo silic, tảo vàng ánh và tảo hai rãnh. Vi tảo ở trong đầm cùng với thực vật thuỷ sinh đóng vai trị quan trọng trong chu trình vật chất trong đầm. Quá trình quang hợp lấy CO2 cùng với năng lượng mặt trời để hình thành nên chất hữu cơ là cơ sở thức ăn cho tất cả các động vật và thải ơxi vào khí quyển.

Các loài động vật sống dưới nước

Sống dưới đầm là cả một giới động vật thủy sinh đa dạng và phong phú. Cỡ nhỏ là các động vật ngun sinh mà mắt thường khơng nhìn thấy. Cỡ vừa là các lồi tơm, cua, ốc, cá. Cỡ lớn có rùa, ba ba. Các nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy thành phần loại động vật không xương sống ở khu bảo tồn có 102 lồi, thuộc 61 họ, trong đó có 80 lồi động vật đáy và 20 lồi động vật nổi. Có một số đại diện thuộc nhóm trùng bánh xe, nhóm chân chèo, nhóm râu ngành, thân mềm, giáp xác và côn trùng nước. Vân Long có lồi cà cuống thuộc họ chân bơi, một lồi cơn trùng quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, cà cuống sống được coi là biểu hiện sự trong lành của môi trường nước, là loài thiên địch giúp con người tiêu diệt một số loài thân mềm.

Cá được coi là động vật thuỷ sinh quan trọng, đến nay đã điều tra được 54 loài, thuộc 17 họ và 9 bộ, tất cả các loài cá ở nơi đây đều là các lồi cá điển hình cho vùng ao hồ, đầm ở Đồng bằng sơng Hồng.

Các lồi động vật sống trên cạn

Khu bảo tồn thiên đất ngập nước Vân Long có 132 lồi cơn trùng. Trong đó bộ cánh nửa (Hemiptera) có 14 lồi, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 11 lồi, bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 7 lồi, bộ cánh chuồn (Odonata) có 19 lồi, bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có 54 lồi.

Nhóm bướm khá phong phú, hiện nay đã điều tra được 8 họ : Họ Bướm phượng

(Papilionidae) có 6 lồi, họ Bướm mắt rắn (Satyridac) có 5 lồi…

Các lồi ếch, nhái và bị sát ở Khu bảo tồn có tất cả 38 lồi, thuộc 16 họ, 4 bộ, 2 lớp. Các lồi rắn có khá nhiều là 14 lồi; số lượng lồi ếch, nhái là 7 lồi, rùa có 4 lồi. Các lồi chim: ở Khu bảo tồn có khá nhiều, đến nay đã thống kê được 100 loài thuộc 39 họ và 14 bộ. Đặc trưng của trong vùng là nhánh chim nước, hiện nay có hàng nghìn con cị bợ, cò ruồi, cò trắng thường xuyen kiếm ăn ở các bãi sình lầy và ruộng lúa. Vân Long có thể là nơi quan trọng đối với một số loài chim nước di cư, đặc biệt là sâm cầm, le le. Nhóm chim trên cạn, gồm các lồi sống ở miền núi giáp đồng bằng, các loài sống trong các bụi cây trên núi đá vơi, có nhiều lồi chim cỡ lớn như các loại họ ưng, họ trĩ, họ gà nước, họ gà lôi nước, họ bồ câu. Một trong những ghi nhận đáng chú ý ở Vân Long là lồi đại bàng Bonelli. Đây là một trong số ít các đặc điểm đã ghi nhận chính xác lồi chim này ở Việt Nam.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đang lưu giữ một số lượng thú khá lớn bao gồm 39 loài, thuộc 19 họ, 8 bộ. Trong đó có nhiều lồi thuộc nhóm động vật quý hiếm như Voọc mông trắng, gấu ngựa, sơn dương, lợn rừng, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai, báo gấm. Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, đang bị đe dọa ở mức toàn cầu. Hiện tại ở Vân Long có khoảng trên 100 cá thể, trong khi năm 2001 mới chỉ có khoảng 40 cá thể.

Cảnh quan thiên nhiên

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, Vân Long cịn là nơi có cảnh quan đẹp đã được mệnh danh là “Hạ Long khơng có sóng” với khoảng gần 100 hang động đẹp, nhiều hang động lớn có giá trị phát triển du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, động Địch Lộng (được mệnh danh là “Nam thiên đệ tam động” - nghĩa là động đẹp thứ ba dưới trời Nam sau Hương Tích và Bích Động)…

Riêng hang Cá là hang xuyên thủy dài 250m, cao 8m, rộng 10m là một động rất đẹp. Đây là nơi quần tụ, sinh sản của các loài quý hiếm như cá trầu “tiến vua”, cá dầm xanh và nhiều lồi cá khác như cá trê, cá rơ, cá chuối.

Đỉnh và sườn các khối núi Karst là thành tạo đá vôi phổ biến ở Khu bảo tồn. Đỉnh và các khối này thường sắc nhọn với các chỏm đá tai mèo rất đặc trưng, sườn dốc đứng với nhiều đống đá sụp đổ tạo nên cảnh quan đẹp.

Phễu và các hố sụt karst (địa phương gọi là Thung) ở đây rất phổ biến với mật độ 2- 3 phễu/km2. Kích thước các phễu chỉ vài ha, hiếm khi đạt 10 ha. Các phễu có tiếng là thung Cận, thung Đầm Bái, thung Quèn cả, thung Hoa Lư (thung Lau), thung Đồng Rộng, thung Giếng Méo… Đất trong phễu và hố sụt karst rất màu mỡ thích hợp cho nơng nghiệp

Hang động karst: Các hang động karst ở đây khá nhiều nhưng đều không lớn, ngắn, trần thấp, và ít thạch nhũ. Các điều tra nghiên cứu về hang động ở đây còn sơ sài, đại bộ phận là các hang ở chân núi. Trước khi đắp đê Đầm Cút ngăn lũ (trước năm 1963 -1964) phần lớn các hang này là hang cạn, sau khi đắp đê thì các hang này ngập nước quanh năm, như: Hang Cá, Hang Vồng, hang Bóng…

Với sự đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên đẹp, năm 2010 Vân Long được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 02 kỷ lục, đó là: “Nơi có số lượng cá thể Voọc mơng trắng nhiều nhất” và “Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất”. [10]

Trong xu thế phát triển của các ngành kinh tế như hiện nay kéo theo tốc độ đơ thị hóa ngày càng mạnh. Những khu du lịch cịn giữ nguyên được nét hoang sơ với đa dạng sinh học cao là vô cùng quý. Khu du lịch sinh thái Vân Long là một trong những vùng có giá trị đa dạng sinh học cao, có giá trị lớn về khoa học và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, học tập…

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Vân Long thuộc châu Đại Hoàng, là một vùng đất cổ của Ninh Bình, giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất “sinh vương, sinh thánh”; nơi sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư). Đinh Bộ Lĩnh con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ, đã dẹp yên 12 sứ qn lên ngơi Hồng Đế đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư (xã Gia Hưng) dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây dựng cung điện, đặt triều nghi. Từ đây mở đầu một kỷ nguyên mới cho một quốc gia thống nhất và độc lập. Vùng đất được hai triều đại Đinh, Lê chọn làm

Kinh Đô. Xung quanh động Hoa Lư còn để lại rất nhiều dấu ấn huy hoàng của suốt chiều dài lịch sử đất nước với nhiều truyền thuyết được lưu truyền đến tận ngày nay. Nhiều đền chùa, hang động là những minh chứng sống động của một vùng đất cổ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Theo thống kê đến ngày 31/12/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình, KDL sinh thái Vân Long có 25 di tích lịch sử- văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp tỉnh. [22]

Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu

Động Hoa Lƣ (cịn có tên là thung Lau) ở xã Gia Hưng là một di tích lịch sử

văn hóa cấp quốc gia. Động Hoa Lư là căn cứ đầu tiên của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn thế kỷ X, động nằm cách Cố đô Hoa Lư khoảng 15 km và thành phố Ninh Bình 20 km đường bộ về phía Bắc. Tuy được gọi là động nhưng di tích này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Bốn bề động Hoa Lư được núi đá bao quanh vô cùng kiên cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30 m. Bao bên ngoài động là đầm Cút, dài khoảng 3 km rộng 500m, như con hào thiên nhiên chắn giữ. Từ đây có thể tiến ra sông Đáy.

Nằm ở giữa động Hoa Lư là ngơi đền nhỏ 3 gian thờ vua Đinh Tiên Hồng cùng với thánh Nguyễn Minh Không. Đền xây trên nền dinh luỹ xưa kia của ông. Hiện nay ngôi đền này đã được tu sửa và xây dựng với quy mô lớn hơn. Theo truyền thuyết thuở nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cùng lũ trẻ ở đây thường bầy binh tập trận lấy bông lau làm cờ. Lũ trẻ thường tơn Bộ Lĩnh làm chủ sối tổ chức nghi lễ đưa rước rất oai vệ.

Thung Lá nằm ngay cạnh Thung Lau, cũng nằm lọt giữa thành núi cao ngất,

tương truyền xưa kia có một nữ vương chuyên bói lá rất giỏi, thường xem lá cho Vua Đinh Tiên Hoàng trước khi xuất quân hay làm một việc gì đó. Nơi này cũng có nhiều cây thuốc chữa bệnh tốt nên khi nghĩa quân Vua Đinh bị thương đều được bí mật đưa về đây cứu chữa. Theo truyền thuyết, Thung Lá là vùng rừng linh thiêng nên mọi người đều vào đây thắp hương trước khi đi rừng. Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu vua Đinh và thờ Vương bà bí ẩn đó có nhiều cơng lao giúp Vua Đinh Tiên Hồng dẹp loạn. Giải thích vùng rừng thiêng nước độc này được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm căn cứ khởi nghiệp, những người am hiểu lịch sử Ninh Bình cho biết nơi này độc đạo, không thể vào sâu hơn và là nơi có nhiều huyền thoại bí hiểm, khơng ai dám vào để đảm bảo

tuyệt mật về quân sự. Khu vực Thung Lau, Thung Lá được vua Đinh giấu một đội quân đặc biệt tinh nhuệ và khi cần thiết đưa ra giao chiến.

Đền thờ đức Thánh Nguyễn (tức Nguyễn Minh Không) được xây dựng trên

nền ngơi chùa Viên Quang, là ngơi chùa do chính Nguyễn Minh khơng xây dựng vào khoảng năm 1121 để thờ Phật. Nguyễn Minh Khơng tên tự là Chí Thành sinh năm 1065 tại Đàm Xá, phủ Trường Yên. Năm 11 tuổi ông xuất gia thụ giáo đạo Phật với Từ Đạo Hạnh. Ông trở thành nhà tu hành với pháp danh Minh Khơng. Ơng lập nhiều và trụ trì nhiều chùa như chùa Quỳnh Lâm - Quảng Ninh; chùa Cổ Lễ - Nam Định; chùa Keo - Thái Bình. Nguyễn Minh Khơng cịn là một danh y, người đời cho rằng ông là người được ban cho “Thiên y thư” (sách thuốc của trời). Khi vua Lý Thần Tông mắc trọng bệnh các danh y nổi tiếng khắp mọi nơi đều được mời về kinh đô để chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình vẫn khơng giảm, ơng đã được mời về chữa bệnh cho khỏi bệnh cho vua, được ban hiệu Quốc Sư. Từ đó ơng được gọi là Lý Quốc Sư. Sau khi ông mất vua Lý Anh Tông (1138-1175) cho lập đền thờ ở Kinh đô, ngày nay là đền Lý Quốc Sư, phố Lý Quốc Sư, Hà Nội.

Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có cơng chữa bệnh cho vua Lý, là ơng tổ của nghề đúc đồng… Ơng được tơn là bậc Thánh. Khoảng năm 1121 ông về quê Đàm Xá xây dựng một ngôi chùa nhỏ thờ Phật tên là Viên Quang. Sau khi Nguyễn Minh Không mất nhân dân Đàm Xá biến Viên Quang thành đền thờ ngài. Đền còn được gọi là đền Đức Thánh Nguyễn.

Đền thờ Lê Khả Lãng ở thơn Trung Hịa xã Gia Vân. Lê Khả Lãng vốn gốc họ

Vũ, là công thần nhà Lê. Dưới thời Trần ông làm quan đến chức Thái sư. Khi Trần Quý Khống bị giặc Minh bắt, ơng về q ở ẩn. Năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Khả Lãng cùng hai con trai là Lê Ngang và Lê Liệt tìm đến Lam Sơn tụ nghĩa. Cuộc kháng chiến chống nhà Minh thắng lợi, ơng có tên trong các cơng thần ở bậc thứ 5 trong 8 bậc gọi là Huyền hầu và được vua ban Quốc tính từ họ Vũ sang họ Lê. Ơng mất năm Nhâm Tuất (1442).

Đền thờ Đức ông Ngọ Lang

Đền được xây dựng ở thôn Tập Ninh xã Gia Vân thờ Ngọ Lang. Sự tích kể rằng Ơng là người ở châu Ái phủ Trường Yên, động Hoa Lư vào thời Hùng Vương thứ 18. Ngọ Lang là người thơng minh và có chí đã phị giúp Sơn Thánh đánh tan quân Thục ở Châu Ái. Sau đó Ngọ công bái từ Sơn Thánh về ở khu cung phủ Tập Ninh. Người giúp dân tiền của, khuyên dân chăm việc cày cấy làm ăn. Lấy nhân nghĩa cố kết lịng người. Lấy hồ mục đúc thành dân tục. Khi ông mất nhân dân Tập Ninh dựng đền thờ ông với duệ hiệu: “Đức ông Ngọ Lang”.

Đền thờ Tứ vị Hồng Nƣơng

Huyền thoại kể rằng: mẹ các nàng là người họ Mai cư ngụ ở xứ Đan Xá dưới chân núi Tam Phong (Ba Chon) ở Vân Long. Cha là Hắc hổ sơn quân sống trên núi. Mẹ chết từ khi mới lọt lòng nên các nàng được hổ đen mang lên núi nuôi bằng nhị hoa và nước quả, các nàng lớn rất nhanh và cứng cáp. Một hôm tối trời Hắc hổ Sơn quân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 36 - 47)