Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.1. Khái quát Khu du lịch sinh thái Vân Long

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quy hoạch chi tiết KDL sinh thái Vân Long được phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ KDL sinh thái Vân Long nằm trên địa phận của 7 xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Thanh, Gia Tân và một số điểm du lịch về nguồn thuộc xã Gia Phương, Gia Thắng và Gia Tiến, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Phía bắc, KDL sinh thái Vân Long giáp huyện Lạc Thủy, Hồ Bình qua sơng Đáy. Phía nam, giới hạn bởi con đê Đầm Cút, kéo dài từ thôn Mai Phương, xã Gia Hưng tới đồi Sói thuộc xã Gia Thanh. Phía tây, giới hạn bởi núi Một (bên tả ngạn sơng Bơi) thuộc xã Gia Hưng. Phía đơng, được giới hạn bởi chân núi Đồng Quyển đến núi Mây xã Gia Thanh, ven sông Đáy. Trung tâm KDL sinh thái Vân Long ở xã Gia Vân cách huyện lỵ Gia Viễn 5 km về phía đơng bắc, cách thành phố Ninh Bình gần 14 km về phía bắc tây bắc và cách Hà Nội gần 80 km về phía nam. Diện tích quy hoạch KDL sinh thái Vân Long là 3.710 ha, có tọa độ địa lý từ 20°21′30″ tới 20°24′00″ vĩ độ bắc, và từ 105°48′53″ tới 105°54′ 40″ kinh độ đơng. Trong đó bao gồm:

- KBT thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, có diện tích 2.734 ha. - Các điểm du lịch về nguồn:

+ Đền vua Đinh.

+ Đền đức thánh Nguyễn. + Mộ Nguyễn Bặc.

+ Động và chùa Địch Lộng.

+ Khu du lịch sinh thái Đầm Cút - động Hoa Lư. - Khu dịch vụ du lịch sân gôn Đá Hàn và resort. - Khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long.

Đặc điểm địa hình. Dựa trên đặc điểm địa hình, KDL sinh thái Vân Long có thể

chia ra ba khu vực chính:

- Vùng đồng bằng nổi cao. - Vùng đất ngập nước. - Vùng đồi núi.

Vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, với độ cao tuyệt đối dao động từ 2 đến 4m, phân bố ở phía nam và tây nam khu vực Vân Long. Vùng đồng bằng này là khu vực dân cư sinh sống và đồng thời là đất canh tác nông nghiệp. Khu vực dân cư phân bố xen kẽ với những cánh đồng.

Vùng đất ngập nước. Vùng này phân bố sát núi đá vôi, là nơi chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng nổi cao và vùng núi đá vôi, tạo thành một dải chạy bao quanh dãy núi đá vôi.

Vùng núi cao. Phân bố ở phía bắc, tây bắc khu vực Vân Long, kéo dài thành một dải bao bọc lấy khu đất ngập nước, tạo nên bức tranh thủy mặc rất hữu tình và đa dạng. Nhiều khối đá vơi do q trình karst nên bị chia cắt mạnh, có nơi tạo nên những núi tai mèo khá sắc nhọn. Giữa các khối núi đá vôi là các thung lũng karst tương đối bằng phẳng hoặc là những cánh đồng nước xen kẽ. Ngồi ra cịn có các hang động ngầm, phân bố trong các khối đá vôi, tạo nên những bức tranh đa màu sắc. Các hang động trong khu vực Vân Long nổi tiếng với các nhũ đá, măng đá, cột đá, rèm đá… đa dạng về kích thước và màu sắc.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Vân Long nằm ở phía Tây Nam châu thổ sơng Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hoá sâu sắc giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khá cao và tương đối đồng đều: 23,30

C – 23,40C, độ ẩm dao động 84-85%. Mùa lạnh thường tới sớm vào cuối tháng 11 và kết thúc muộn vào đầu tháng 3 (số ngày lạnh trung bình từ 50 – 60 ngày) chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc. Tháng lạnh nhất là tháng 1, xong cũng có năm là tháng 12. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 5-60 C và mỗi đợt có thể kéo dài 5 -7 ngày. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3. Nhiệt độ trung bình nóng nhất vào tháng 7 ( 290 C). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió Lào mà phần lớn là gió mùa Đơng Nam.

Lượng mưa ở mức trung bình (1800 – 1900 mm/năm) phân bố khơng đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88 -99% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có ngày mưa tới 451 mm.

Có 3 hệ thống sơng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn trong vùng: Sơng Đáy, sơng Bơi, sơng Hồng Long, các con sơng này có độ dốc nhỏ, nhiều uốn khúc quanh co, lại có nhiều sơng nhỏ nối tạo nên một mạng lưới khá dày đặc. Các hang xuyên thủy động là một trong những nhân tố duy trì sự ổn định của độ ẩm, chế độ nước cho khu vực. Tuyến đê bao khu đất ngập nước Vân Long tạo ra sự khác biệt về chế độ thủy văn giữa trong đê và ngoài đê. Ngoài ra trong khu bảo tồn cịn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép, suối Cút và một loạt hang động trong núi đá vôi cung cấp nước thường xuyên cho đầm Cút và đầm Vân Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 30 - 32)