Giải pháp về đào tạo lao động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 83 - 85)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

3.1.4. Giải pháp về đào tạo lao động du lịch

Để nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của dịch vụ du lịch một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp cả về kinh nghiệm thực tiễn và lý luận. Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vân Long cịn hạn chế cả về số lượng và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trong thời gian tới để phát triển đội ngũ lao động du lịch tại KDL sinh thái Vân Long cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch cho KDL. Đối với cán bộ xã, cán bộ ban quản lý DLCĐ, cán bộ Trạm du lịch Vân Long: tập trung vào các hình thức đào tào dài hạn, ngắn hạn, tham quan nghiên

chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn như quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh. Ngân sách đào tạo được lấy từ ngân sách tỉnh, huyện, hoặc của các địa phương, đặc biệt cần tranh thủ sự phân bổ ngân sách hằng năm dành cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Đối với cộng đồng địa phương và các thành phần có liên quan khác chủ yếu tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết về kiến thức pháp luật có liên quan như Luật Du lịch, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch…; mục đích của du lịch cộng đồng, du lịch bền vững…Các năm trước đây Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, UBND huyện Gia Viễn đã tổ chức rất nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về du lịch, trong thời gian tới cần tiếp tục mở các lớp tập huấn để cập nhật kiến thức về du lịch cho cộng đồng địa phương, giáo dục ý thức bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch, tuyên truyền cho họ để phục vụ khách du lịch một cách văn minh, lịch sự.

Cộng đồng địa phương đã tham gia và có khả năng tham gia các hoạt động du lịch cần được hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Hiện nay, ở các thôn Phù Long, Tri Lễ, Tập Ninh của xã Gia Vân; thôn Vườn Thị của xã Gia Hòa một số hộ dân đã đón khách theo hình thức homestay, tổ chức cho khách trải nghiệm cuộc sống của người nông dân địa phương, tổ chức cho khách đi tham quan bằng xe trâu, xe bò. Tuy nhiên, trình độ chun mơn nghiệp vụ để phục vụ khách du lịch còn hạn chế. Họ cần được đào tạo một số nghiệp vụ như: đón tiếp khách, hướng dẫn, nấu ăn,… đặc biệt là ngoại ngữ để phục vụ du khách được tốt hơn.

Đối với đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đa dạng hóa các hình thức đào tạo lao động tại chỗ, tổ chức các lớp tập huấn, hội thi nghiệp vụ du lịch để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động tại doanh nghiệp.

Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có nghiệp vụ du lịch và hiểu biết về môi trường, về văn hóa địa phương có khả năng đảm nhiệm vai trò là những hướng dẫn

viên, tuyên truyền viên cho du khách. Đây là vấn đề còn yếu tại KDL sinh thái Vân Long, hiện nay gần như khơng có một hướng dẫn viên du lịch nào hoạt động tại đây. Để mang lại hiệu quả cả về giáo dục và hỗ trợ cộng đồng địa phương nên thu nhận và đào tạo hướng dẫn viên là người địa phương. Những lợi thế về kỹ năng và kiến thức bản địa của người dân địa phương dễ dàng hấp dẫn khách hơn hướng dẫn viên từ nơi khác. Nếu được đào tạo tốt họ sẽ là tuyên truyền viên tích cực cho CĐĐP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 83 - 85)