Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 76 - 81)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

3.1.1. Giải pháp về quản lý

3.1.1.1. Tổ chức mơ hình quản lý

Hiện nay, việc quản lý hoạt động du lịch ở KDL sinh thái Vân Long được đặt dưới sự điều hành của Trạm Du lịch Vân Long, Trạm trực thuộc UBND xã Gia Vân, nhưng thực ra việc quản lý hoạt động du lịch của Trạm mới chỉ trong phạm vi khu bảo

tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Các điểm du lịch khác chịu sự quản lý của các xã và Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Gia Viễn. CĐĐP ở các xã lại trực thuộc quyền quản lý của xã đó, khơng tạo được sự liên thơng, liên kết giữa các bên tham gia. Để quản lý tốt hoạt động du lịch cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc yêu cầu của sự phát triển trước hết cần thống nhất quản lý về một đầu mối, đảm bảo cơng bằng quyền lực và lợi ích của các bên tham gia. Vì thế để đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu về phát triển du lịch cộng đồng tại KDL sinh thái Vân Long cần hình thành Ban quản lý DLCĐ. Ban quản lý DLCĐ có thể chỉ hình thành trong phạm vi hẹp sau đó nhân rộng ra các điểm du lịch khác trong KDL nhằm phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời giúp cộng đồng tham gia tích cực hơn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần đáng kể vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn KDL sinh thái Vân Long.

Luận văn đề xuất mơ hình Ban quản lý DLCĐ và lấy xã Gia Vân làm điểm. Hiện nay, Gia Vân là nơi có hoạt động du lịch phát triển mạnh hơn các khu vực khác trong KDL. Để thành lập Ban quản lý DLCĐ cần tiến hành các cuộc họp cộng đồng tại địa phương với sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo xã, các ban ngành và tổ chức đoàn thể của xã (như: nông dân, phụ nữ, thanh niên…), các hộ gia đình có điều kiện, đăng ký tham gia phục vụ khách du lịch, các hộ tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công. Cuộc họp cần thảo luận các vấn đề liên quan đến định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương để đi đến những thống nhất chung, đồng thời đây cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó cộng đồng dân cư cũng tiến hành bầu Ban quản lý DLCĐ và các nhóm chức năng gồm nhóm đón tiếp và hướng dẫn khách, nhóm ẩm thực, nhóm sản xuất hàng thủ công và đặc sản địa phương.

Hình 3.1. Mơ hình Ban quản lý DLCĐ ở xã Gia Vân

Thành phần Ban quản lý DLCĐ bao gồm: - Trưởng ban là 01 lãnh đạo UBND xã Gia Vân.

- Trưởng các thơn có tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.( Gia Vân có 5 thơn là Phù Long, Tập Ninh, Chi Lễ, Trung Hòa, Mai Trung)

- Đại diện Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư-Vân Long.

- Đại diện của đơn vị kinh doanh du lịch. (thành viên này có thể lấy từ DNTN Ngơi Sao, vì đây là một doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động du lịch homestay, doanh nghiệp có đóng góp lớn cho hoạt động du lịch cộng đồng tại KDL sinh thái Vân Long).

+ Nhóm trưởng các nhóm chức năng là cộng đồng địa phương. Mỗi nhóm chức năng có từ 4-6 người.

Việc lựa chọn các thành viên trong Ban quản lý DLCĐ và các nhóm chức năng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển du lịch CĐ tại địa phương. Đây phải là những người có kiến thức và tâm huyết với phát triển du lịch cộng đồng, có uy tín với cộng đồng cũng như có quỹ thời gian để triển khai các hoạt động tại địa phương.

Mục tiêu của mơ hình

Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả. Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như các bên tham gia hoạt động du lịch trong việc khai thác, giữ gìn các giá trị tài nguyên du lịch, góp phần bảo

Nhóm đón tiếp và hướng dẫn khách Nhóm ẩm thực Nhóm sản xuất hàng thủ cơng và đặc sản Ban quản lý du lịch cộng đồng Nhóm các hộ phục vụ homestay và cho thuê xe trâu/xe

tồn các giá trị đa dạng sinh học trong KDL; khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống địa phương.

Trao đổi những khó khăn, vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, hài hịa lợi ích các bên tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.

Hình thành các hạt nhân tích cực trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu cộng đồng làm chủ hoạt động du lịch tại địa phương.

Khi mơ hình Ban quản lý DLCĐ đi vào hoạt động cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng các quy định về hoạt động du lịch cộng đồng: các quy định về phân phối lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, mức giá các dịch vụ du lịch.

- Xây dựng các nội quy đối với các đối tượng tham gia hoạt động du lịch cộng đồng: nội quy dành cho cộng đồng; nội quy dành cho khách du lịch; nội quy dành cho doanh nghiệp du lịch và hướng dẫn viên.

- Xây dựng các kế hoạch hoạt động du lịch cộng đồng.

- Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng: Tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của các thơn, xóm trong KDL. Trên cơ sở đó đưa ra những sản phẩm, loại hình du lịch phục vụ khách du lịch. Thực tế cho thấy, tại địa phương khách du lịch rất ưa thích loại hình tham quan các thơn bằng xe trâu/xe bò và đạp xe dã ngoại. Thời gian tới cần tiếp tục khai thác hình thức du lịch này và nâng cao cách thức phục vụ phù hợp với yêu cầu của du khách.

- Nâng cao năng lực cho phát triển cộng đồng bằng cách tổ chức các chương trình học tập kinh nghiệm quản lý DLCĐ của các địa phương trong nước sau đó là các quốc gia có hoạt động du lịch cộng đồng cũng như liên hệ thường xuyên với các phòng, ban chức năng như Phịng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Ninh Bình, phịng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Viễn để nhận được sự hỗ trợ về chun mơn, chỉ đạo, hướng dẫn vận hành mơ hình du lịch cộng đồng. Mặt khác, cần tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả.

- Công tác tổ chức hoạt động du lịch cần thực hiện theo Quy hoạch chi tiết KDL sinh thái Vân Long đã được phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày của

UBND tỉnh Ninh Bình. Tất cả mọi hoạt động về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng phải tuân thủ theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt .

3.1.1.2. Xây dựng các mơ hình du lịch

Dựa trên các điều kiện thực tế tại KDL sinh thái Vân Long, luận văn đề xuất một số mơ hình phục vụ du lịch trong khu vực. Các mơ hình du lịch này chủ yếu tập trung ở các xã Gia Vân, Gia Hịa,... Các mơ hình này có thể trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho hoạt động du lịch, giúp CĐĐP có thêm việc làm và thu nhập.

Mơ hình làng nghề truyền thống

Mơ hình này có thể tổ chức ở xã Gia Vân. Hiện nay, nghề thêu ren của Gia Vân đã mai một, các cấp, các ngành và các hộ dân cần phối hợp với nhau để khôi phục lại nghề của làng, một phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mặt khác có thể tổ chức cho du khách tham quan việc sản xuất hàng thêu ren tại các hộ gia đình. Ngồi ra, Cơng ty TNHH thương mại Tân Lập Phong nằm trên địa bàn xã Gia Vân cũng là nơi có thể kết hợp để phát triển mơ hình làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ.

Mơ hình nhà vườn. Mơ hình này gồm vườn cây ăn quả, vườn trồng rau sạch.

Vườn cây ăn quả có thể tiến hành trồng tại các thơn Đồi Thị, Gọng vó của xã Gia Hịa, là những nơi có đất đai phù hợp hình thành vườn cây ăn quả lớn. Vườn có thể trồng các loại quả: Na, Bưởi khơng hạt,…Khách du lịch trong chuyến hành trình “đi bộ dã ngoại hoặc đạp xe qua các thơn” có thể vào thăm các vườn cây ăn quả và thưởng thức các loại hoa quả của người dân địa phương.

Vườn trồng rau sạch có thể tổ chức ở các thôn của xã Gia Vân, Gia Thanh, Gia Hịa. Mơ hình trổng rau sạch sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, các hộ làm nhà nghỉ, người dân sống trong khu vực. Mơ hình này cũng có thể là địa điểm để tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm công việc làm đồng, trồng rau của người dân địa phương.

Mơ hình trang trại chăn ni

Thích hợp tổ chức tại xã Gia Hịa, Gia Tân, Gia Lập với các hình thức chăn ni dê, lợn, trâu bị, gia cầm,…sản phẩm của mơ hình sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm đặc sản cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Các mô hình đề xuất sẽ giúp đa đạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng vào du lịch và cung cấp thực phẩm cho khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 76 - 81)