Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 32 - 36)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1. Khái quát Khu du lịch sinh thái Vân Long

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân cư và lao động

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các xã trong KDL sinh thái Vân Long

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)

Theo thống kê của UBND huyện Gia Viễn tổng số nhân khẩu 7 xã (năm 2011) của KDL sinh thái Vân Long là 46.257 người/11.205 hộ. Mật độ dân số là 655 người/km2

tập trung chính ở những nơi đất trồng lúa. Xã có dân số đơng nhất là xã Gia Tân (8.109 người/1.802 hộ). Trung tâm của khu du lịch sinh thái là Gia Vân có 5.465 khẩu. TT Vùng Đơn vị Gia Hƣng Liên Sơn Gia Hòa Gia Vân Gia Lập Gia Tân Gia Thanh Tổng cộng

1 Dân tộc Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh Kinh

2 Số hộ Hộ 1.663 1.358 1.865 1.339 1.705 1.802 1.473 11.205 3 Số hộ khẩu Người 6.493 5.432 7.848 5.465 7.021 8.109 5.889 46.257 - Nam - 3.089 2.553 3.721 2.542 3.313 3.811 2.709 21.738 - Nữ - 3.404 2.879 4.127 2.923 3.708 4.298 3.180 24.519 4 Số lao động - 2.955 2.472 3.538 2.335 3.050 3.568 2.542 20.460 - Nam - 1.439 1.211 1.724 1.140 1.488 1.748 1.240 9.990 - Nữ - 1.516 1.261 1.814 1.195 1.562 1.820 1.302 10.470 5. Mật độ dân số Ng/km2 417 810 293 479 779 1.021 663 530

Thực tế cho thấy số người bình quân trong một hộ thấp, chỉ khoảng 4 người/1 hộ. Chỉ trừ vài xóm kinh tế mới của xã Gia Hịa là khá đơng (bình qn 5-6 người/hộ). Hiện tại trong vùng lõi của khu bảo tồn vẫn còn 400 hộ với khoảng 2.500 nhân khẩu đang sinh sống thuộc 5 thôn: Hoa Tiên, Cọt (xã Gia Hưng), vườn Thị, đồi Ngơ, Gọng Vó (Gia Hịa). Tuy đã chuyển một số hộ gia đình vào sâu trong các thung lũng để khai hoang, nhưng mật độ dân số trung bình ở khu vực này cịn rất cao 530 người/km2

, song sự phân bố dân cư lại không đồng đều theo địa bàn các xã. Tại các xã có ít ruộng canh tác thì mật độ dân số cao, nhưng các xã có nhiều đất ruộng và nhất là đất chưa sử dụng (như vùng núi đá, đầm lầy) thì mật độ giảm nhiều so với mật độ trung bình tồn vùng. Mặt khác, do hệ thống cơ sở hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do đó mật độ dân số ở khu vực này có giảm hơn so với các vùng khác.

Tồn khu vực có 20.460 lao động, chiếm 44% dân số. Trong đó lao động nữ là 10.470 người (chiếm 51% lực lượng lao động).

Trong số 20.460 lao động được phân theo ngành nghề như sau: Khối lao động nông nghiệp: 87,3%.

Khối lao động thủy sản: 1,1%. Khối lao động thủ công chế biến: 5,9% Khối lao động xây dựng: 1,2% Khối lao động thương nghiệp dịch vụ: 3,8% Khối lao động hành chính y tế giáo dục: 0,7%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)

Mặc dù lao động hoạt động ở các ngành nghề khác nhau, nhưng có quy mơ nhỏ, phân tán, sự phân công lao động đơn giản, chủ yếu tập trung ở khối sản xuất nơng nghiệp. Cịn các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, cần chú ý thực trạng trình độ chun mơn nghiệp vụ của lao động trong khu vực còn yếu, hầu hết lao động nông nghiệp chưa được đào tạo. Vì vậy, khi huy động lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho KDL.

a. Giao thông

Hệ thống cơ sở hạ tầng của KDL tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Đây là một lợi thế để khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương phục vụ cho phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội nói chung của cả vùng. Giao thơng hiện có 20 km đường bê tông trên đê đầm Cút, 20 km đường đá Hàn đi tỉnh lộ 477, gần 100 km liên thôn xã. Hiện nay hầu hết các đường liên thôn đã được đầu tư nâng cấp, đổ bê tông đi lại thuận tiện.

Các tuyến đường thủy: trong khu du lịch bước đầu mới đưa 2 tuyến đường thủy vào phục vụ khách du lịch.

Một số tuyến giao thông đi đến các điểm tham quan du lịch đang xuống cấp cần được đầu tư cải tạo như tuyến giao thông liên thôn liên thị, tuyến giao thông từ Cầu Cọt vào thung Lá, vào đá Hàn.

b. Cấp điện: Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất, phát triển

kinh tế cũng như đối với đời sống của nhân dân. Đến năm 2012, trong KDL đã có 93,5% số hộ dùng điện quốc gia.

c. Cấp nước: Cơng trình ngăn lũ đê đầm Cút là cơng trình thủy lợi lớn nhất

trong vùng. Trong một số dự án đã xây dựng được 3 trạm bơm. Các công trình này giúp dân địa phương chống được lũ và giúp nông dân tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời các cơng trình này cũng có tác dụng giữ nước để tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước và phục vụ du lịch.

Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung cịn trong tình trạng yếu. Phần lớn nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, chưa được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

d. Thoát nước bẩn và vệ sinh mơi trường

Hệ thống thốt nước chưa có, hiện nay nước mưa và nước thải chủ yếu thoát ngay ra các khu vực xung quanh và tập chung vào các ao, kênh mương hiện có trong khu vực dân cư, gây ảnh hưởng tới nguồn nước và môi trường của các khu vực xung quanh.

Rác thải: chủ yếu là rác thải sinh hoạt trong khu vực dân cư hiện nay cũng chưa được thu gom và xử lý. Vệ sinh mơi trường bước đầu có sự quản lý của địa phương và

các thơn xóm, song làng xóm chưa được sạch đẹp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Môi trường trong KDL chưa thực sự trong lành do ảnh hưởng khí thải của các nhà máy trong khu công nghiệp Gián Khẩu nằm liền kề KDL.

e. Cơ cấu kinh tế

Trong KDL sinh thái Vân Long nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn với hai ngành chính là trồng trọt và chăn ni. Ngồi ra cịn phát triển ngành thương mại và du lịch, nhưng các hoạt động còn mới bước đầu đi vào hoạt động, chưa tương xứng với tiềm năng của khu du lịch.

Ngành nông nghiệp:

- Trồng trọt: Hiện nay trong khu vực về cơ cấu cây trồng lương thực khá đơn giản, các cây chính ngồi lúa nước, sắn và rau đậu các loại, cây cơng nghiêp ngắn ngày chiếm tỷ lệ rất ít. Kinh tế của các hộ gia đình phần lớn đều phục thuộc vào sản xuất nơng nghiệp, trong đó canh tác cây lúa nước đóng vai trị quan trọng nhât. Diện tích lúa nước chiếm 35,6% diện tích đất canh tác trong khu vực, ở phía ngồi đê Đầm Cút chiếm khoảng 65%, còn lại 35% diện tích ở bên trong khu bảo tồn và chủ yếu là diện tích lúa 1 vụ. Phân bố chủ yếu ven chân núi đá vôi, kéo dài từ núi Cận xã Gia Hưng qua thôn Cọt, đồi Ngô, Gọng Vó đến thơn vườn Thị thuộc xã Gia Hịa, bao gồm những vạt đất bằng hoặc vùng đất ngập nước ven chân núi cũng đã được dân khai phá tận dụng. Đất màu chiếm một diện tích tương đối lớn, phân bố trong các thung lũng núi đá vơi hoặc các sườn đồi thoải, nhưng do trình độ canh tác chưa cao, phần lớn theo kiểu quảng canh, chưa đầu tư thâm canh và đúng kỹ thuật, hệ thống tưới khơng có, cây trồng chính trong khu vực là cây sắn, do vậy năng xuất cũng như giá trị kinh tế không cao.

Trong những năm gần đây, người dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dần các diện tích vườn tạp sang thành vườn cây ăn quả, nhiều cây có giá trị kinh tế cao đã được người dân trong các thơn Vườn Thị, đồi Ngơ, Gọng Vó sưu tầm về trồng trong diện tích vườn nhà như: Xồi, Na, Vải, Nhãn, Hồng khơng hạt, Bưởi. Bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

- Chăn ni: Cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã từng bước phát triển. Ngoài việc giải quyết sức kéo cho sản xuất nơng nghiệp cịn cung cấp thực phẩm tại chỗ và xuất ra bên ngoài, đồng thời tăng nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và đồng ruộng. Theo số liệu điều tra trực tiếp tại các thôn cho thấy, việc chăn nuôi đại gia súc trong khu vực chưa phát triển mạnh, hầu hết hình thức chăn ni theo kiểu tận dụng, bình quân mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con bị, lợn và 10 đến 15 con gia cầm các loại, chưa có mơ hình chăn ni cơng nghiệp. Hiện nay chăn ni trong khu vực đã góp phần khơng nhỏ vào việc cải thiện và tăng thu nhập cho bà con nông dân trong vùng.

- Sản xuất lâm nghiệp: Rừng ở vùng núi đá chủ yếu là rừng cây nhỏ, lùm bụi, dây leo, tre nứa…Đây là hậu quả của việc khai thác chặt phá rừng khơng kiểm sốt được cùng với việc chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay, hầu hết diện tích đất có rừng đã được ban quản lý khu bảo tồn kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành giao khốn cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ rừng, với suất đầu tư cho 1 ha khoanh nuôi, bảo vệ rừng là 50.000đ/ha, từ đó diện tích rừng tái sinh đã dần được phục hồi. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp cũng đã góp phần khơng nhỏ nâng cao thu nhập kinh tế cho một số hộ gia đình trong vùng. Góp phần làm hạn chế nhiều hiện tượng lên núi chặt gỗ, chặt phá rừng.

- Thương mại và du lịch: Trên các khu vực xã vùng đệm có 207 cơ sở tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, số lao động tham gia chiếm 12% số lao động trong khu vực. Hiện nay tại các xã như Gia Vân, Gia Thanh, Gia Hưng hoạt động du lịch đã dần từng bước phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 32 - 36)