Làng nghề huyện Gia Viễn được công nhận làng nghề cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 46)

Stt Tên làng nghề Địa chỉ Quyết định công nhận

1 Làng nghề thêu ren Lãng Nội xã Gia Lập QĐ 2562/QĐ-UBND ngày 05/11/2007 2 Làng nghề thêu ren Vũ Đại xã Gia Xuân

3 Làng nghề đan cót Vân Thị xã Gia Tân QĐ 11/QĐ-UBND ngày 02/01/2007 4 Làng nghề mây tre đan An Thái xã Gia Trung

5 Làng nghề chẻ tăm hương Văn Hà xã Gia Phương

QĐ 475/QĐ-UBND ngày 22/7/2011

(Nguồn: Sở Cơng thương tỉnh Ninh Bình)

Ngồi các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn KDL còn nhiều làng nghề khác như làng nghề khâu nón Gia Thịnh, làng nghề thêu ren Gia Vân… Các làng nghề đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đồng thời cũng tạo nét riêng của làng nghề. Tuy nhiên phần lớn làng nghề cịn sản xuất theo quy mơ nhỏ lẻ, chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường, chưa kết hợp với việc phát huy các giá trị truyền thống để phát triển du lịch ngay tại làng nghề. Công tác quảng bá, tiếp thị trong phát triển làng nghề gắn với du lịch vẫn cịn yếu, trình độ quản lý của các làng nghề truyền thống còn hạn chế, việc tổ chức sản xuất theo mơ hình tập thể cịn gặp nhiều khó khăn.

Để làng nghề phát huy được vai trị của mình đặc biệt đối với lĩnh vực du lịch cần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới sản xuất bền vững cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến trong phát triển làng nghề gắn với du lịch để phát triển du lịch làng nghề đạt hiệu quả.

Với tiềm năng đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn như thế KDL sinh thái Vân Long có khả năng tổ chức các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch homestay … phục vụ khách du lịch.

2.2.2. Cộng đồng dân cư

Thái độ ứng xử của cộng đồng: Thái độ ứng xử là một trong những yếu tố

quan trọng cho phát triển du lịch. Sự thân thiện của CĐĐP sẽ thu hút khách đến Vân Long, ngược lại sẽ hạn chế lượng khách đến tham quan.

Theo kết quả điều tra từ khách du lịch, hầu hết người dân địa phương ở KDL sinh thái Vân Long có thái độ thân thiện với khách du lịch. Khách du lịch quốc tế đánh giá mức độ rất thân thiện của CĐĐP khá cao chiếm 50%, 28,6% du khách đánh giá thân thiện chỉ 17,1% đánh giá bình thường và rất ít khách đánh giá người dân khơng thân thiện. Với khách du lịch nội địa tỷ lệ đánh giá thái độ rất thân thiện và thân thiện của người dân địa phương thấp hơn chiếm 60%, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ cao, CĐĐP cần phát huy để phục vụ khách tốt hơn nữa.

Bảng 2.3. Đánh giá của khách du lịch về thái độ của CĐĐP ở KDL sinh thái

Vân Long

Thái độ của CĐĐP Khách nội địa Khách quốc tế

Số ngƣời % Số ngƣời %

Rất thân thiện 20 40 35 50

Thân thiện 10 20 20 28,6

Bình thường 18 36 12 17,1

Không thân thiện 2 4 3 4,3

Tổng 50 100 70 100

(Nguồn: Điều tra khách du lịch tại KDL sinh thái Vân Long tháng 4/2013)

Cộng đồng địa phương ở đây đã có điều kiện tiếp xúc với khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế từ lâu, họ đã có kinh nghiệm trong việc ứng xử với khách du lịch và nhờ có hoạt động du lịch mà họ có thể tăng thu nhập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân địa phương vẫn còn bị động và thiếu kinh nghiệm trong ứng xử, tiếp xúc với du khách, nguyên nhân là do: khách du lịch tới Vân Long chủ yếu là khách du lịch quốc tế trong khi trình độ ngoại ngữ của người dân cịn hạn chế, phụ thuộc lớn vào phiên dịch của hướng dẫn viên.

Khả năng của cộng đồng

Kết quả điều tra ở KDL sinh thái Vân Long cho thấy, trong các hoạt động phục vụ du lịch mà người dân địa phương có thể tham gia thì nhiều nhất là chèo đị chở khách tham quan chiếm 94%, chăn nuôi và trồng cây ăn quả (84%), cung cấp dịch vụ homestay (76%).

Bảng 2.4. Khả năng tham gia các dịch vụ du lịch của CĐĐP ở KDL sinh thái Vân Long

Các hoạt động Số ngƣời muốn

tham gia Tỷ lệ (%) Chèo đò chở khách 47 94 Bán hàng lưu niệm 10 20 Cho thuê xe đạp 7 14 Cung cấp dịch vụ homestay 38 76 Vận chuyển khách bằng xe trâu/xe bò 20 40

Chăn nuôi và trồng cây ăn quả 42 84

Nghề thủ công 12 24

Văn nghệ 5 10

Hướng dẫn viên 3 6

Tổng số người được hỏi 50 100

(Nguồn: Điều tra người dân ở KDL sinh thái Vân Long tháng 4/2013)

Những hoạt động mà người dân muốn tham gia cũng chính là những hoạt động người dân có thể làm tốt. Chèo đị chở khách tham quan có thể nói là hoạt động chính mà người dân ở đây có thể tham gia, nhiều tuyến du lịch trong KDL cần di chuyển bằng thuyền, nên yêu cầu một lượng nhất định người tham gia chèo đò chở khách tham quan. Với truyền thống làm nơng nghiệp lâu đời thì chăn nuôi và trồng cây ăn quả cũng đã được thực hiện từ lâu. Vận chuyển khách tham quan bằng xe trâu, xe bò cũng được nhiều người lựa chọn (40%) tham gia. Hoạt động mà người dân ít tham gia là hướng dẫn viên (6%), văn nghệ (10%), cho thuê xe đạp (14%)… KDL cần nhiều người tham gia hoạt động hướng dẫn viên nhưng trên thực tế hiện nay ở KDL gần như chưa có HDV nào. Điều này có thể là do doanh nghiệp du lịch mang khách đến Ninh Bình đã sử dụng HDV của họ đi theo đoàn, nguyên nhân khác là do trình độ của lao

động địa phương cịn hạn chế chưa có đủ kiến thức chun mơn và ngoại ngữ để hướng dẫn khách du lịch. Hoạt động văn nghệ có xuất hiện ở địa phương nhưng khơng phát triển, chỉ có một số rất ít đồn khách quốc tế muốn nghe người dân trình diễn văn nghệ, chủ yếu là loại hình nghệ thuật hát chèo và hoạt động này chỉ diễn ra ở khu vực xã Gia Vân. Đồn khách nào có nhu cầu nghe hát, xem biểu diễn văn nghệ sẽ được mời đến đền Tập Ninh và thưởng thức văn nghệ tại đây. Các làn điệu truyền thống còn lưu giữ tại địa phương không nhiều, cần có biện pháp khơi phục và bảo tồn, cũng như có chương trình quảng bá thích hợp thì mới có thể đưa vào phục vụ du khách.

Như vậy, hoạt động phục vụ du lịch mà người dân địa phương có thể tham gia là vơ cùng đa dạng. Tuy nhiên do lượng khách chưa cao, nguồn lợi mà các hoạt động này mang lại chưa đạt hiệu quả cao nên một số hoạt động người dân còn hạn chế tham gia. Trong thời gian tới, cần có chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp thu hút nhiều khách đến tham quan hơn nữa.

2.2.3. Khả năng tiếp cận điểm đến

Giao thông từ các nơi đến KDL tương đối thuận lợi. Khu vực có hệ thống giao thông liên tuyến với thị trấn Me, với các huyện của tỉnh Ninh Bình, với thủ đơ Hà Nội và cả nước. Từ Hà Nội đến đây chỉ khoảng 80 km, có thể đến theo tuyến đường Quốc l A – Cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, hoặc Cao tốc Cao Bồ, mất khoảng 2 giờ. Cả hai tuyến đường đều có chất lượng tốt, lưu thơng thuận lợi. Từ thành phố Ninh Bình đến khoảng 15km.

Giao thơng trong vùng hiện có 20 km đường bê tơng trên đê đầm Cút, 20 km đường đá Hàn đi tỉnh lộ 477, gần 100 km liên thôn xã. Hiện nay hầu hết các đường liên thôn đã được đầu tư nâng cấp, đổ bê tông đi lại thuận tiện. Chỉ một số ít đoạn từ đê Đầm Cút vào thung Lá, Đá Hàn đi lại cịn khó khăn.

2.2.4. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch

2.2.4.1. Cơ sở hạ tầng

Đến năm 2012, trong KDL đã có 93,5% số hộ dùng điện quốc gia.

Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung cịn trong tình trạng yếu. Nước sinh hoạt

các hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan và giếng đào, nhưng chỉ khoảng 25-35% hợp vệ sinh.

Các cơng trình vệ sinh như nhà tắm, nhà vệ sinh đã được các hộ dân trong KDL đầu tư xây dựng mới. Tuy nhiên rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý thích hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường nên đang trở thành vấn đề bức xúc ở những nơi tập trung đông dân cư.

Y tế: Tình hình y tế ở KDL nhìn chung tương đối tốt và có xu hướng phát

triển đảm bảo phục vụ tốt cho người dân địa phương cũng như khách du lịch. Mỗi xã trong KDL đều có một trạm y tế với từ 3-5 cán bộ y tế.

Hệ thống thông tin liên lạc của các xã trong KDL ngày càng được nâng cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng như truyền thông băng thông rộng đều đã xây dựng các điểm phát sóng tại đây. Hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại cố định hoặc di động.

2.2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Trong những năm gần đây tại Khu du lịch sinh thái Vân Long đã kêu gọi, thu hút được 7 dự án đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch với tổng số vốn trên 600 tỷ đồng. Các dự án hầu như đã đi vào hoạt động khai thác du lịch như: Dự án Xây dựng công ty TNHH Tân Lập Phong; Dự án Xây dựng của công ty TNHH Thảo Sơn; Dự án Xây dựng công ty TNHH Ngôi Sao; Dự án Xây dựng công ty TNHH Thương mại và vận tải Hoàng Gia; Đầu tư xây dựng Khu liên hợp giao lưu nghỉ dưỡng Vân Long (dự án Hợp Phát); Dự án xây dựng nhà ở nối giữa hai thơn Trung Hồ và thôn Phù Long; Dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng Emeralda. [25]

Cơ sở lưu trú du lịch: Ngành du lịch Ninh Bình nói chung và du lịch Vân Long nói riêng khơng ngừng thu hút đầu tư, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa đến Vân Long trong thời gian vừa qua.

Tính đến ngày 31/12/2012 tồn tỉnh Ninh Bình có 229 cơ sở lưu trú du lịch

với tổng số 1.909 buồng, 2.256 giường và 815 lao động. Trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 24 khách sạn 2 sao, 07 khách sạn 1 sao. [23]

Tại Vân Long đã có 6 cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch với 342 phòng và 646 giường phục vụ khách du lịch. Trong đó khu khách sạn Vân Long 95 phịng, khu Emeralda Resort có 95 phịng (Emeralda Resort tương đương 4 sao). Tuy nhiên số CSLT này cịn ít so với nhu cầu của du khách, cộng thêm chất lượng phòng, chất lượng dịch vụ còn thấp, thiếu ổn định, đội ngũ nhân viên các CSLT cịn yếu và thiếu, loại hình dịch vụ cịn nghèo nàn, đơn điệu nên chưa mới chỉ đáp ứng và thu hút được một phần khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu Vân Long nghỉ lại.

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú ở KDL sinh thái Vân Long

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Cơ sở lƣu trú 2 2 3 5 6

Tổng số buồng 142 142 312 328 342

Tổng số giường 274 274 614 631 646

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình)

Ngồi ra, đã có 59 hộ đăng kí tham gia xây nhà có phịng cho khách du lịch thuê để chuẩn bị cho khách du lịch homestay đến ở. Một số theo chương trình của UBND tỉnh Ninh Bình đã áp dụng mẫu nhà (Đây là những mẫu nhà được thiết kế theo kiểu nhà truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ) của Sở Xây dựng cung cấp miễn phí để các hộ dân áp dụng để phục vụ khách đi theo hình thức homestay. Đã có 3 hộ đã bắt đầu đón khách, bước đầu đã nhận được sự quan tâm của khách quốc tế. Các hộ này đều nằm trên địa bàn xã Gia Vân. Cơ sở vật chất của các hộ gia đình cịn lại nhìn chung vẫn cịn sơ sài, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, khách du lịch tham gia loại hình du lịch ở tại nhà dân này không phải để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ mà chủ yếu là để khám phá, tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi đến. Để thu hút khách du lịch sử dụng dịch vụ homestay ở Vân Long tốt hơn nữa các hộ dân ở đây cần phải đầu tư xây dựng nhà ở của mình để đảm bảo phục vụ nhu cầu của du khách, điều quan trọng là cần nghiên cứu các hình thức độc đáo khác để giúp du khách trải nghiệm và tìm hiểu bản sắc văn hóa của địa phương…

Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: Các dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung

Các dịch vụ như bán đồ lưu niệm hay cho thuê đồ dùng cần thiết cũng chưa phát triển. Ở trung tâm bến thuyền Vân Long có 5 hộ dân bán hàng lưu niệm, điểm du lịch thung Lá và điểm du lịch Địch Lộng có 1 cửa hàng bán đồ lưu niệm, còn ở các điểm du lịch khác khơng có cửa hàng bán đồ lưu niệm mà chỉ là các hàng bán chè, nước nhỏ lẻ…Tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí đã làm giảm khả năng kéo dài thời gian lưu trú cũng như chi tiêu của khách. Do đó địi hỏi cần tiếp tục có kế hoạch và giải pháp thu hút, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ vui chơi, giải trí tại Vân Long để thúc đẩy khách ở lại dài ngày hơn.

Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống năm 2012, tính cả các cơ sở lưu trú có cung cấp dịch vụ ăn uống, KDL sinh thái Vân Long có 207 cơ sở. Sự gia tăng nhanh về số lượng, chất lượng và quy mô các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đáp ứng được nhu cầu ăn uống, thưởng thức ẩm thực, đặc sản địa phương nổi tiếng của Ninh Bình như thịt dê, cơm cháy, nem Yên Mạc, rượu Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn...cũng như của Vân Long nói riêng. Tuy nhiên sự bùng nổ các cơ sở dịch vụ ăn uống trong những năm gần đây cũng tạo ra các vấn đề nổi cộm về chất lượng dịch vụ không đồng đều, nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm, giá cả không ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nhiều nhà hàng cịn bán hàng khơng đúng với quảng cáo, “chặt chém khách”... Chất lượng dịch vụ ăn uống trong KDL cũng cần phải được quan tâm hơn nữa về vệ sinh an tồn thực phẩm, đồ uống, trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên cũng như vấn đề giá cả.

2.2.5. Chính sách phát triển du lịch

Trên cơ sở các nghiên cứu, điều tra tài nguyên về đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Mục tiêu chủ yếu là để bảo tồn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước nội đồng điển hình của vùng châu thổ sơng Hồng và lồi voọc quần đùi trắng, một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, hiện chỉ phân bố ở vùng núi đá vôi tam giác Thanh Hóa, Ninh Bình và Hịa Bình. Đây là một trong những tiền đề để Bộ Khoa học & Công nghệ công nhận Vân Long là một trong những Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi các

Quyết định đó được ban hành, Khu bảo tồn đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, các định hướng phát triển và bảo vệ tài nguyên trong khu vực. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện cho du lịch tại Vân Long

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long (Trang 46)