Miêu tả các phụ âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 67 - 69)

6. Bố cục của luận văn:

2.1. Vấn đề mô tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu

2.1.2.5.2. Miêu tả các phụ âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu

Các âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu có thể mô tả như sau:

của 6 âm vị làm phụ âm đầu / -p, -t, -k, -m, -n, -ŋ /. Chúng chỉ khác nhau ở chức năng, âm đầu đóng vai trò mở đầu âm tiết, còn âm cuối làm nhiệm vị kết thúc âm tiết. Do vậy, trong phần mô tả phần âm cuối, chúng tôi không miêu tả lại 6 âm vị phụ âm cuối này nữa, chỉ cho ví dụ như sau:

+ / p / : 業 /ŋiep5/ “nghiệp”; 執 /cɤˇp4/ “chấp”; 泣 /hăp4/ “khắp”;

妾 /t’iep4/ “thiếp” ...

+ / t / : 別 /biet4/ “biết”; 沫 /măt4/ “mắt”; 没 /mot5/ “một”;

一 /ɲɤˇt4/ “nhất” ...

+ / k / : 德 /dɯk4/ “đức”; 渃 /nɯɤk4/ “nước”; 役 /viek5/ “việc”; 弱 /ɲɯɤk5/ “nhược” ...

+ / m / : 林 /lɤˇm¹/ “lâm”; 染 /ɲiem³/ “nhiễm”; 厭 /ʔiem5/ “yếm”; 扲 /kɤˇm²/ “cầm” ...

+ / n / : 肝 /ɣan¹/ “gan”; 准 /con4/ “chốn”; 停 /dan²/ “đàn”; 銀 /ŋɤˇn¹/ “ngân” ...

+ / ŋ / : 中 /cuŋ¹/ “chung”; 常 /t’ɯɤŋ²/ “thường”; 聰 /t’oŋ¹/ “thông”; 長 /cɯɤŋ³/ “trưởng”...

Ngoài 6 phụ âm cuối nói trên, tiếng Kinh làng Mú Thàu còn có 2 bán nguyên âm / -j / và / -w / làm âm cuối, hai bán nguyên âm này chúng tôi có thể mô tả như sau:

/ -j / : Khi phát âm, mặt giữa của lưỡi nâng lên sát với ngạc cứng, đồng thời cả khối lưỡi nhích về phía trước, tạo thành một khe dẹt giữa lưỡi và ngạc

cứng. Luồng hơi đi qua cọ xát vào thành vách của khe hở này.

Bán nguyên âm / -j / làm âm cuối, có thể đứng sau các nguyên âm giữa lưỡi và sau lưỡi, nhưng không thể kết hợp với âm chính là các nguyên âm trước lưỡi trong âm tiết.

Ví dụ : 臺 /daj²/ “đài”; 呐 /nɔ:j4/ “nói”; 買 /mɤj4/ “mới”;

吏 /laj5/ “lại”...

/ -w / : Khi phát âm, lưỡi đưa về phía sau, hai môi chúm tròn lại tạo thành lỗ hở tròn nhỏ. Luồng hơi đi qua cọ xát vào thành vách hỗ hở này.

Bán nguyên âm / -w / làm âm cuối, có thể kết hợp với các nguyên âm trước lưỡi và giữa lưỡi, ngoài trừ nguyên âm / ɤ /, và/ -w / không thể kết hợp với các nguyên âm sau lưỡi.

Ví dụ : 妖 /ʔiew¹/ “yêu”; 烧 /ɲăw¹/ “nhau”;

官 /kwan¹/ “quan”; 外 /ŋwaj²/ “ngoài”...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 67 - 69)