Sự khác nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 84 - 125)

6. Bố cục của luận văn:

3.2. So sánh ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt

3.2.2. Sự khác nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt

3.2.2.1. Thanh điệu

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu Trung Quốc chỉ có 5 thanh điệu, thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã và thanh nặng. Nhưng trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, có tới 6 thanh điệu, đó là thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng. So với ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu ngữ âm tiếng Việt có hơn một thanh điệu là “thanh hỏi”. Qua sự so sánh và tìm hiểu cho thấy, tất cả những âm tiết có thanh hỏi trong tiếng Việt khi dịch sang âm tiết

ngữ âm làng Mú Thàu, đều biến thành “thanh ngã”, tức thanh “hỏi – ngã”. Chẳng hạn như: cỏ - cõ, giỏi - giõi, chủ - chũ, hỏi - hõi ...

Tuy nhiên, thanh điệu “hỏi” thành “ngã”, nhưng nghĩa của từ không thay đổi, nó vẫn mang nghĩa giống y hệt như từ tiếng Việt. Và thanh ngã tiếng Kinh Mú Thàu cũng giống như thanh ngã tiếng Việt, không có sự thay đổi về hình thức cũng như nghĩa của từ. Chẳng hạn như:

Nghĩa TV TK LMT

I... “Hỏi – ngã”: cổ /ko³/ bỏ /bɔ³/ cẳng /kăŋ³/ (tiền) lẻ (/tien²/) /lɛ³/ (con) đỉa (/kɔ:n¹/) /die³/ ...

II... “Ngã – ngã”: (cái) đĩa (/kaj4/) /die³/ (có) lẽ (/ko4/) /lɛ³/

bãi /baj³/ bão /baw³/ chỗ /co³/ ...

Như vậy, trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu có những trường hợp như “/die³/”: “/kɔ:n¹/ /die³/”, “/kaj4/ /die³/”; “/lɛ³/”: “/tien²/ /lɛ³/”,

“/ko4/ /lɛ³/” được ví dụ ở trên, đó là hiện tượng cùng âm khác nghĩa. Khi muốn phân biệt nó mang nghĩa gì thì chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh để xác định. Vì thế, khi so sánh với ngữ âm tiếng Việt, để nhận xét đúng nghĩa của chúng thì ta cần phải dựa vào ngữ cảnh hoặc kiến thức về ngữ âm tiếng Việt mới xác định được nghĩa của nó. Điều này đã gây khó khăn cho những người Kinh Trung Quốc khi học tiếng Việt, nếu kiến thức tiếng Việt của họ chưa được tốt lắm thì họ rất dễ bị nhầm lẫn hai thanh điệu này.

3.2.2.2. Phụ âm đầu

Theo các nhà Việt ngữ học, phụ âm đầu tiếng Việt có gồm 22 âm vị làm phụ âm đầu trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại: [ t’], [ t ], [ ʈ ], [ c ], [ k ], [ ʔ ], [ b ], [ d ], [ m ], [ n ], [ ɲ ], [ ŋ ], [ f ], [ s ], [ ʂ ], [ χ ], [ h ], [ v ], [ z ], [ ʐ ], [ ɣ ], [ l ]. Trong đó có 1 phụ âm có kiểu chữ viết zêrô, 17 phụ âm có một kiểu chữ viết, 3 phụ âm có hai kiểu chữ viết và 1 phụ âm có ba kiểu chữ viết.

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, tiếng Kinh làng Mú Thàu có 19 âm vị làm phụ âm đầu trong hệ thống ngữ âm của mình: [ ʔ ], [ k ], [ ŋ ], [ ɲ ], [ t ], [ b ] , [ d ] , [ m ] , [ n ] , [ s ] , [ h ] , [ v ] , [ r ] , [ l ], [ t’ ], [ c ], [ ɣ ], [ f ], [z ]. Trong đó có 1 phụ âm có kiểu chữ viết zêrô, 15 phụ âm có một kiểu chữ viết, 3 phụ âm có hai kiểu chữ viết và 1 phụ âm có ba kiểu chữ viết (ghi chú: khi phiên âm bằng chữ quốc ngữ nhằm tiện cho việc so sánh).

Bảng so sánh đối chiếu phụ âm đầu tiếng Việt với tiếng Kinh làng Mú Thàu như sau (Bảng22): (ghi chú: hai kiểu phiên âm đều được biểu đạt bằng chữ quốc ngữ trong bối cảnh đồng nhất nhằm tiện cho việc so sánh đối chiếu)

PHỤ ÂM ĐẦU CHỮ QN PHIÊN ÂM CQN PHIÊN ÂM QT GHI CHÚ Zero / ʔ / / ʔ / c,k,q / k / / k / ng,ngh / ŋ / / ŋ / g,gh / ɣ / / ɣ / gi,d / z / / z / T / t / / t / B / b / / b / Đ / d / / d / M / m / / m / N / n / / n / X / s / / s / S / ʂ / / / H / h / / h / V / v / / v / R / ʐ / / r /

L / l / / l / Th / t’ / / t’ / Tr / ʈ / / / Ch / c / / c / nh / ɲ / / ɲ / ph / f / / f / kh / χ / / /

So với phụ âm đầu tiếng Kinh làng Mú Thàu, phụ âm đầu tiếng Việt có hơn ba âm vị là âm vị / ʈ /, / χ / và âm vị / ʂ /. Tuy ba âm vị này không có mặt trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu, nhưng nó được thể hiện nhờ các âm vị khác và có cùng ý nghĩa với ngữ âm tiếng Việt. Đồng thời, các âm được nhờ đó vẫn giữ vai trò riêng của mình. Chẳng hạn như:

- Âm vị / ʈ / được thể hiện thông qua ba âm vị là: / z / d/gi, / t / t, / c / ch: + / ʈ / - / z / : trời - /zɤj²/; trăng - /zăŋ¹/; trai - /zaj¹/; tràn - /zan²/ ...

+ / ʈ / - / t / : trâu - /tɤˇw¹/; trăm - /tăm¹/; trên - /ten¹/; tròn - /tɔ:n²/ ... + / ʈ / - / c / : trí - /ci4/; trục - /cuk5/; trượt - /cɯɤt5/; trốc - /cok4/ ...

- Âm vị / χ / được thể hiện qua âm vị: / h / h:

+ / χ / - / h / : không - /hoŋ¹/; khói - /hɔ:j4/; khách - /hăt4/; khỉ - /hi³/ ...

- Phụ âm đầu / ʂ / có hai cách thể hiện: / s / x, / t’ / th: + / ʂ / - / s / : sử - /sɯ³/; sôi - /soj¹/; sa - /sa¹/; sót - /sɔ:t4/ ...

Và đồng thời âm vị / z /, / t /, / c /, / h /, / s /, / t’ / cũng giữ vai trò của mình trong hệ thống ngữ âm, như:

+ / z / - gi/d : gió - /zɔ4/; da - /za¹/; giống - /zoŋ4/; dáng - /zaŋ4/ ... + / t / - t : tan - /tan¹/; tăng - /tăŋ1/; tem - /tɛm1/; tống - /toŋ4/ ...

+ / c / - ch : chán - /can4/; chim - /cim1/; chút - /cut4/; chém - /cɛm4/ ... + / h / - h : hát - /hat4/; hiếm - /hiem4/; hấp - /hɤˇp4/; hán - /han2/ ... + / s / - x : xát - /sat4/; xót - /sɔ:t4/; xong - /sɔŋ1/; xôi - /soj1/ ... + / t’ / - th: thở - /t’ɤ³/; tháp - /t’ap5/; thắt - /t’ăt5/; thang - /t’aŋ¹/ ...

Ngoài ba âm vị có sự biến đổi tương đối có quy luạt được nêu trên ra, trong hệ thống phụ âm đầu của tiếng Kinh làng Mú Thàu còn có rất nhiều trường hợp tương tự, một âm vị được thể hiện thông qua một âm vị nào đó có trong hệ thống ngữ âm của mình, và ý nghĩa của từ ấy cũng tương đồng với từ được so sánh ấy trong ngữ âm tiếng Việt, đồng thời cái âm vị được thể hiện vẫn giữ vai trò của mình trong hệ thống ngữ âm, tức là âm vị được thể hiện ấy có hai vai trò, một là thể hiện một âm vị khác, hai là vẫn giữ vị trí vai trò của mình. Như:

- Phụ âm đầu / ɲ / có 2 cách thể hiện như sau: / ɲ / nh, / ɲ / - / z / d: + / ɲ / - / ɲ / : nhang - /ɲaŋ¹/; nhận - /ɲɤˇn5/; nhau - /ɲăw¹/;

nhiều - /ɲiew²/ ...

+ / ɲ / - / z / : nhặt - /zăt5/; nhẹ - /zε5/; nhuộm - /zuom5/; như - /zɯ¹/ ...

/ χ / và / h /đứng trước âm đệm / -w- /):

+ / h /- / h / : hát - /hat5/; hùm - /hum²/; hàng - /haŋ²/; há - /ha4/ ... + / h /,/χ / - / f / : hoa - /fa¹/; khoai - /faj¹/; khỏe - /fε³/; khoe - /fε¹/ ...

Đồng thời âm / f / vẫn giữ vai trò gốc của mình như:

+ / f / - / f / : phải - /faj³/; phân - /fɤˇn¹/; phát - /fat5/; phúc - /fuk5/ ...

- Phụ âm đầu / v / cũng có hai cách thể hiện : / v / v, / v / - / b / b:

+ / v / - / v / : vợ - /vɤ5/; vượt - /vɯɤt5/; vảy - /văj³/; vá - /va4/ ... + / v / - / b / : vú - /bu4/; vung - /buŋ¹/; viết - /biet4/; việt - /biet5/ ...

Và đồng thời / b / lại giữ vai trò riêng của mình trong hệ thống ngữ âm:

+ / b / - / b / : bán - /ban4/; băng - /băŋ¹/; bún - /bun4/; bút - /but4/ ...

Ngoài ra, còn một số những trường hợp đặc biệt nữa, nó chỉ có một vài từ có biến thể thôi, chưa thành quy luật hệ thống, chẳng hạn như:

- Phụ âm đầu / ɣ / được thể hiện như sau: / ɣ / g/gh, / ɣ / - / h / h:

+ / ɣ / - / ɣ / : gà - /ɣa²/; góc - /ɣɔk4/; gáy - /ɣăj4/; ghi - /ɣi¹/ ... + / ɣ / - / h / : gương - /hɯɤŋ¹/.

- Phụ âm / c / được thể hiện như sau: / c / ch, / c / - / t / t:

+ / c / - / c / : chó - /cɔ4/; chăn - /căn¹/; chú - /cu4/; chít - /cit4/ ... + / c / - / t / : chuyện - /tien5/.

3.2.2.3. Âm chính

Nguyên âm là âm chính của vần tiếng Việt cũng là âm chính của vần tiếng Kinh làng Mú Thàu.

Về số lượng nguyên âm làm âm chính, theo kết quả so sánh của chúng tôi, ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu có 15 nguyên âm: [ ie ], [ ɯɤ ], [ uo ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɯ], [ ɤ ], [ a ], [ u ], [ o ], [ ɔ: ], [ ɔ ], [ ɤˇ ], [ ă ]. So với ngữ âm tiếng Việt có 14 nguyên âm, tiếng Kinh làng Mú Thàu có thêm 1 nguyên âm, đó là âm vị [ ɔ: ]. / ɔ: / có thể xuất hiện trong mọi dạng âm tiết, trừ khi đứng trước phụ âm cuối / -k /, / -ŋ / và / -ʔ /. / ɔ: / không thể đứng độc lập một mình làm thành âm tiết.

3.2.2.4. Âm đệm

Tiếng Kinh làng Mú Thàu có hai âm đệm / -w- / và / -ʔ- / giống y hệt như tiếng Việt, Chúng giống nhau về con chữ, số lượng và chức năng v.v, vậy, ở phần này chúng tôi không đề cập tới nữa.

3.2.2.5. Âm cuối

Theo quan niệm chữ quốc ngữ, tiếng Việt có 10 âm cuối, trong đó có 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm. Danh sách âm cuối tiếng Việt:

+ Âm tắc: [ p ] p, [ t ] t, [ c ] ch, [ k ] c. + Âm mũi: [ m ] m, [ n ] n, [ ɲ ] nh, [ ŋ ] ng. + Bán nguyên âm: [ j ] i/y , [ w ] o/u.

Theo kết quả phân xuất phụ âm cuối, chúng tôi nhận thấy tiếng Kinh làng Mú Thàu tổng cộng có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm, và 2 bán nguyên âm.

+ 6 phụ âm làm âm cuối: [ p ], [ t ], [ k ], [ m ], [ n ], [ ŋ ]. + 2 bán nguyên âm: [ w ], [ j ].

Bảng so sánh đối chiếu phụ âm đầu tiếng Viết với tiếng Kinh làng Mú Thàu như sau (Bảng 23): (ghi chú:như trên)

ÂM CUỐI CHỮ QN PHIÊN ÂM CQN TV PHIÊN ÂM QT LMT GHI CHÚ Phụ âm cuối p / p / / p / t / t / / t / ch / c / / / c / k / / k / m / m / / m / n / n / / n / ng / ŋ / / ŋ / nh / ɲ / / / Bán nguyên âm u, o / w / / w / i, y / j / / j /

Như vậy, trong hệ thống phụ âm cuối tiếng Kinh làng Mú Thàu ít hơn 2 âm vị / c / và / ɲ / so với hệ thống phụ âm cuối tiếng Việt, nhưng chúng

được kết với nguyên âm / a /, / e / và / i / biến đổi thành các âm như sau: + / c / - / t /:

/ac/ - /ăt/: khách - /hăt4/, sách - /t’ăt4/, nách - /năt4/… /ic/ - /it/: ích - /it 4/, phích - /fit4/, tích - /tit4/ …

/ c / - / k /:

/ec/ - /ek/: ếch - /ek4/, hếch - /hek4/, nhếch - /ɲek4/… + / ɲ / - / n /:

/aɲ/ - /ăn/: anh - /ăn¹/, bánh - /băn4/, mạnh - /măn5/... /iɲ/ - /in/: minh - /min¹/, lính - /lin4/, chính - /cin4/… /eɲ/ - /ɤˇn/: bệnh - /bɤˇn5/, mênh - /mɤˇn¹/, lệnh - /lɤˇn5/...

3.3. Nhận xét.

Qua kết quả so sánh trên cho thấy, chúng ta có thể nhận thấy rằng tiếng Kinh làng Mú Thàu là phần “thu nhỏ” của tiếng Việt. Tiếng Kinh làng Mú Thàu có 5 thanh điệu, thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã và thanh nặng. Hai âm vị làm âm đệm, đó là âm vị / -w- / và / -ʔ- /. Trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu có 19 âm vị làm phụ âm đầu: [ ʔ ], [ k ], [ ŋ ], [ ɲ ], [ t ], [ b ] , [ d ] , [ m ] , [ n ] , [ s ] , [ h ] , [ v ] , [ r ] , [ l ], [ t’ ], [ c ], [ ɣ ], [ f ], [z ]. Với 15 nguyên âm làm âm chính: [ ie ], [ ɯɤ ], [ uo ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɯ], [ ɤ ], [ a ], [ u ], [ o ], [ ɔ: ], [ ɔ ], [ ɤˇ ], [ ă ]. Và có

8 âm cuối, 6 phụ âm làm âm cuối: [ p ], [ t ], [ k ], [ m ], [ n ], [ ŋ ] với 2 bán nguyên âm làm âm cuối: [ w ], [ j ].

Theo quan niệm chữ quốc ngữ tiếng Việt có 6 thanh điệu thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng. Hai âm vị làm âm đệm, đó là âm vị /-w-/ và /-ʔ-/. Phụ âm đầu tiếng Việt có gồm 22 âm vị: [ t’], [ t ], [ ʈ ], [ c ], [ k ], [ ʔ ], [ b ], [ d ], [ m ], [ n ], [ ɲ ], [ ŋ ], [ f ], [ s ], [ ʂ ], [ χ ], [ h ], [ v ], [ z ], [ ʐ ], [ ɣ ], [ l ]. Với 14 nguyên âm làm âm chính: [ ie ], [ ɯә ], [ uo ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɯ], [ ә ], [ a ], [ u ], [ o ], [ ɔ ], [ â ], [ ă ]. và có 10 âm cuối, trong đó có 8 phụ âm: [ p ], [ t ], [ c ], [ k ], [ m ], [ n ], [ ɲ ], [ ŋ ] với 2 bán nguyên âm: [ w ], [ j ].

Theo kết quả trên, chúng tôi có thể xác định rằng tiếng Kinh làng Mú Thàu có cùng nguồn gốc với tiếng Việt. Tuy nhiên tiếng Kinh làng Mú Thàu hiện nay có nhiều mặt hạn chế, nhưng thông qua việc so sánh đối chiếu, chúng tôi vẫn có thể tìm được những dấu tích để hồi phục, chứng minh tiếng Kinh làng Mú Thàu có cùng nguồn gốc với tiếng Việt. Những điều kiện hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 84 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)