Phụ âm trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 75 - 77)

6. Bố cục của luận văn:

3.1. Ngữ âm tiếng Việt hiện nay

3.1.2. Phụ âm trong tiếng Việt

Phụ âm tiếng Việt cũng có thể nhận diện bằng vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. Phụ âm tiếng Việt có thể đứng đầu và đứng cuối âm tiết nhưng không thể đồng nhất. Sự phân chia các âm vị ra thành những hệ thống khác nhau là dứt khoát. Với những lý do trên, chúng tôi chọn hệ thống phụ âm đầu và hệ thống phụ âm cuối tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu với hệ thống phụ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu.

Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Việt:

Theo các nhà Việt ngữ học, phụ âm đầu tiếng Việt gồm 22 âm vị. Trong đó có 1 phụ âm có kiểu chữ viết zêrô, 17 phụ âm có một kiểu chữ viết, 3 phụ âm có hai kiểu chữ viết và 1 phụ âm có ba kiểu chữ viết.

Bảng phụ âm trong tiếng Việt (Bảng 20): Vị trí cấu âm

Phương thức cấu âm

Môi

Đầu lưỡi Mặt lưỡi Gốc lưỡi Họng Răng Uốn Tắc Ồn Bật hơi t’ không bật hơi VT t ʈ c k ʔ HT b d Vang mũi m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ʂ x Hữu thanh v z ʐ ɣ h Vang bên l

- Căn cứ vào phương thức cấu âm, có thể chia thành:

+ Nhóm phụ âm tắc. Nhóm này gồm 12 phụ âm: [ t’] th, [ t ] t, [ ʈ ] tr, [ c ] ch, [ k ] c/k/q, [ ʔ ], [ b ] b, [ d ] đ, [ m ] m, [ n ] n, [ ɲ ] nh, [ ŋ ] ng/ngh.

+ Nhóm phụ âm xát. Nhóm này gồm 10 phụ âm: [ f ] ph, [ s ] x, [ ʂ ] s, [ X ] kh, [ h ] h, [ v ] v, [ z ] d/gi, [ ʐ ] r, [ ɣ ] g/gh, [ l ] l.

- Căn cứ vào vị trí cấu âm, có thể chia thành ba nhóm sau đây:

+ Nhóm phụ âm môi: [ b ] b, [ m ] m, [ f ] ph, [ v ] v.

+ Nhóm phụ âm lưỡi : [ t’ ] th, [ t ] t, [ ʈ ] tr, [ c ] ch, [ k ] c/k/q, [ d ] đ, [ s ] x, [ ʂ ] s, [ X ] kh, [ z ] d/gi, [ ʐ ] r, [ ŋ ] g/gh, [ n ] n, [ ɲ ] nh, [ ŋ ] ng/ngh, [ l ] l.

+ Nhóm phụ âm họng: [ h ] h, [ ʔ ].

Danh sách phụ âm cuối trong tiếng Việt:

Tiếng Việt có 10 âm cuối, trong đó có 8 phụ âm, 2 bán nguyên âm. Các âm cuối có đặc điểm chức năng riêng, phương thức phát âm cũng khác với phụ âm đầu, nên phải khu biệt với các tiêu chí của phụ âm đầu. So sánh “t” trong “ta” và trong “cát”. Lối thoát của không khí không được khai thông trở lại sau khi bị cản trở như trường hợp phát âm các phụ âm khác bằng động tác mở ra, kèm theo một tiếng động đặc thù. Do đó trong nhiều trường hợp các phụ âm cuối thực chất chỉ là một khoảng im lặng. Chúng ta được nhận diện là do khi đóng vai trò kết thúc âm tiết, chúng đã biến đổi âm sắc của âm chính đi ở giai đoạn cuối. Như vậy, số lượng phụ âm của tiếng Việt thực chất nhiều hơn 22 phụ âm.

Danh sách âm cuối tiếng Việt:

+ Âm tắc: [ p ] p, [ t ] t, [ c ] ch, [ k ] c + Âm mũi: [ m ] m, [ n ] n, [ ɲ ] nh, [ ŋ ] ng + Bán nguyên âm: [ j ] i/y , [ w ] o/u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 75 - 77)