Sự giống nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 81 - 84)

6. Bố cục của luận văn:

3.2. So sánh ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt

3.2.1. Sự giống nhau giữa ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và

3.2.1.1. Thanh điệu

Tiếng Kinh làng Mú Thàu có 5 thanh điệu như tiếng Việt, đó là thanh bằng, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng. 5 thanh của hai thứ tiếng này đều có cùng âm vực, cùng đường nét như nhau:

Thanh bằng là thanh điệu thuộc âm vực cao, có đường nét bằng phẳng từ đầu đến cuối;

Thanh huyền là một thanh thuộc âm vực thấp, nó thấp hơn một 1 quãng so với thanh bằng. Đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đi xuống thoai thoải;

Thanh ngã xuất phát gần ngang với cao độ xuất phát của thanh huyền. Thanh được bắt đầu ở âm vực thấp nhưng kết thúc ở âm vực cao. Căn cứ vào tính lịch sử và quy tắc của từ láy trong hệ thống ngữ âm, thanh ngã được coi là thanh thuộc âm vực thấp. Đường nét thanh điệu không bằng phẳng, trắc và gãy;

Thanh sắc là thanh thuộc âm vực cao, đường nét âm điệu không bằng phẳng, trắc nhưng không gãy. Thanh sắc bắt đầu gần như thanh bằng, cao độ xuất phát chỉ thấp hơn thanh bằng một chút với âm điệu bằng ngang ở đoạn đầu, sau đó âm điệu đi lên theo hướng thẳng và kết thúc ở âm vực cao hơn thanh bằng. Trong những âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc vô thanh,

đường nét âm điệu của nó vút lên ngay từ đầu, trường độ rút ngắn;

Thanh nặng là một thanh điệu thuộc âm vực thấp, có đường nét không bằng phẳng, trắc không gãy. Nó được bắt đầu gần với mức cao ban đầu của thanh huyền, đường nét bằng ngang rồi chuyển xuống nhanh, đột ngột.

3.2.1.2. Phụ âm đầu

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, tiếng Kinh làng Mú Thàu có 19 âm vị làm phụ âm đầu: [ ʔ ], [ k ], [ ŋ ], [ ɲ ], [ t ], [ b ] , [ d ] , [ m ] , [ n ] , [ s ] , [ h ] , [ v ] , [ r ] , [ l ], [ t’ ], [ c ], [ ɣ ], [ f ], [ z ]. Trong đó ngữ âm tiếng Việt cũng có 19 âm vị tương đương như vậy, và đóng vai trò như nhau.

3.2.1.3. Âm chính

Theo quan niệm chữ quốc ngữ, tiếng Việt có 14 nguyên âm, trong đó có 9 nguyên âm đơn (gồm 2 nguyên âm đối lập ngắn và dài), 3 nguyên âm đôi: [ u ], [ o ], [ ɔ ], [ ɯ ] , [ ә ], [ a ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ â ], [ ă ], [ uo ] , [ ɯә ], [ ie ]. Trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu cũng có 14 nguyên âm tương đương với tiếng Việt: [ u ], [ o ], [ ɔ ], [ ɯ ] , [ ɤ ], [ a ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɤˇ ], [ ă ], [ uo] , [ ɯɤ ], [ ie ]. Các âm vị tương đương này có vị trí, âm vực phát âm như nhau, và các âm vị đó có những chức năng, những khả năng kết hợp như nhau.

3.2.1.4. Âm đệm

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, trong tất cả các âm tiết tiếng Kinh làng Mú Thàu cũng như trong âm tiết tiếng Việt, chỉ có hai âm đệm, đó là âm vị /-w-/ và âm / -ʔ- /. Nhưng vì âm vị / -ʔ- / có thể làm âm đệm cho hầu hết tất cả các âm tiết, vậy chúng tôi không xét tới. Âm đệm /-w-/ có sự tồn tại trong hệ thống ngữ âm làng Mú Thàu, nhưng với điều kiện biến thể hẹp và biến thể rộng như sau:

- Khi âm đệm /-w-/ đi trước các nguyên âm hẹp, thì được đánh dấu viết bằng chữ “u”, ví dụ: /kwok4/ “quốc”, /kwen¹/ “quên”, /kwăi¹/ “quay”, /kwa¹/ “qua” ...

- Khi âm đệm /-w-/ đi trước các nguyên âm rộng, và được đánh dấu viết bằng chữ “o”, ví dụ: /lwai5/ “loại”, /hwan²/ “hoàn”, /twan²/ “toàn”, /hwan¹/ “hoan” ...

Âm đệm / -w- / có cấu tạo gần giống như nguyên âm chính / u / và / ɔ/, nhưng lại đảm nhiệm vị trí và chức năng khác trong âm tiết.

Về vị trí, âm đệm nằm ở sườn cong đi lên của âm tiết, còn âm chính nằm ở đỉnh âm tiết và quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết.

Về chức năng, âm đệm / -w- / có chức năng tu chỉnh âm tiết. Những âm tiết chứa âm đệm / -w- / thường có âm sắc trầm hơn so với các âm tiết không chứa nó.

3.2.1.5. Âm cuối

Theo kết quả phân xuất nêu trên, chúng tôi nhận thấy tiếng Kinh làng Mú Thàu tổng cộng có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm, và 2 bán nguyên âm. 6 phụ âm làm âm cuối: [ p ], [ t ], [ k ], [ m ], [ n ], [ ŋ ] và 2 bán nguyên âm: [ w ], [ j ].

Qua sự so sánh cho thấy, trong số phụ âm cuối của tiếng Việt cũng có 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm tương tự làm âm cuối.

Cấu âm của 6 phụ âm cuối / p /, / t /, / k /, / m /, / n /, / ŋ / tương tự như cấu âm của 6 âm vị phụ âm đầu / p /, / t /, / k /, / m /, / n /, / ŋ /. Chúng chỉ khác nhau ở chức năng, âm đầu đóng vai trò mở đầu âm tiết, còn âm cuối làm nhiệm vị kết thúc âm tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 81 - 84)