Nhận xét chung về ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 69 - 72)

6. Bố cục của luận văn:

2.1. Vấn đề mô tả ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu

2.1.2.5.3. Nhận xét chung về ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tiếng Kinh làng Mú Thàu có 5 thanh điệu, thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh ngã và thanh nặng. Một âm vị làm âm đệm, đó là âm vị /-w-/ . Trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu có 19 âm vị làm phụ âm đầu: [ ʔ ], [ k ], [ ŋ ], [ ɲ ], [ t ], [ b ] , [ d ] , [ m ] , [ n ] , [ s ] , [ h ] , [ v ] , [ r ] , [ l ], [ t’ ], [ c ], [ ɣ ], [ f ], [z ]. Với 15 nguyên âm làm âm chính: [ ie ], [ ɯɤ ], [ uo ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɯ],

[ ɤ ], [ a ], [ u ], [ o ], [ ɔ: ], [ ɔ ], [ ɤˇ ], [ ă ]. Và có 8 âm cuối, 6 phụ âm làm âm cuối: [ p ], [ t ], [ k ], [ m ], [ n ], [ ŋ ] với 2 bán nguyên âm làm âm cuối: [ w ], [ j ].

Tiếng Kinh làng Mú Thàu là tiếng mẹ đẻ, là phương tiện giao tiếp chủ yếu của người Kinh ở làng Mú Thàu, tiếng được dân làng Mú Thàu sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nhưng vì chịu sự ảnh hưởng của Bạch Thoại, tiếng Kinh làng Mú Thàu hiện nay đã mang màu sắc của Bạch Thoại, trong đó bị ảnh hưởng lớn nhất là cách xưng hô, chẳng hạn như (Bảng 18): STT TV TK - LMT Ghi chú 1 Bố /pa4/ v.v 2 Mẹ /nen¹/ 3 Ông /coŋ4/ 4 Bà /ma4/ 5 Anh trai /co4/ 6 Em trai /lɤˇw5/ 7 Chị gái /ce4/ 8 Bác gái (chị gái của bố) /ku4/ /na5/ 9 Bác trai (anh dể của bố) /ku4/ /ca4/ 10 Ngọc (tên người) /ɲộc5/

Mú Thàu đã sử dụng Bạch Thoại làm thay thế, chẳng hạn như (Bảng 19):

STT TV TK - LMT Ghi chú 1 Máy tính /tin²/ /nɤˇw³/ v.v

2 Chính trị /caɲ¹/ /ci²/ 3 Máy điều hòa /hoŋ4/ /tiew²/ 4 Máy TV /tin²/ /si²/ 5 Cái ấm nước /sui³/ /fu²/ 6 Đèn pin /tin²/ /t’oŋ²/ 7 Phong bì /hoŋ²/ /paw4/ 8 Văn phòng /pan²/ /coŋ4/ / xăt4 / 9 Nhật Bản /ɲăt5/ /pun³/

10 Công văn /coŋ4/ /măn²/

Vì một số nguyên nhân khách quan, như tiếng Kinh phát triển bị hạn chế, liên hôn với các dân tộc khác, ở đan xen với các dân tộc ở cùng vùng v.v, những nguyên nhân này đã khiến cho từ vựng văn hóa ngay cả từ vựng cơ bản của tiếng Kinh Trung Quốc nói chung, tiếng Kinh làng Mú Thàu nói riêng đều có xu hướng bị giảm dần, bị bó hẹp, bị hạn chế về phạm vi sử dụng, thay thế vào đó là tiếng Bạch Thoại, đây là một xu thế không thể tránh khỏi được.

Chương III:

Nhận xét ngữ âm tiếng Kinh làng Mú Thàu và tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 69 - 72)