Các loại vần trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 79 - 81)

6. Bố cục của luận văn:

3.1. Ngữ âm tiếng Việt hiện nay

3.1.3.2. Các loại vần trong tiếng Việt

Phân chia các loại vần:

Theo cấu trúc của vần tiếng Việt, chúng tôi có thể phân chia vần trong tiếng Việt thành ba loại:

- Vần có âm đệm. Âm đệm là âm xuật hiện giữa phụ âm đầu và âm chính. Âm đệm đảm nhận đầu vần. Cho nên, âm đệm cũng là một bộ phận của phần vần. Các nhà Việt ngữ học mới chỉ thống nhất rằng, âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một bán nguyên âm / -w- /. Khi thể hiện bằng chữ viết, có hai cách phản ánh hai biến thể của nó:

a) Dùng con chữ o để ghi khi sau nó là các nguyên âm có độ mở rộng / a, ǎ, ε /. Chẳng hạn như: toán, loại, choáng, đoa ...

b) Dùng con chữ u để ghi khi sau nó là các nguyên âm còn lại, ví dụ: uy, uê, uân…Đồng thời ở trường hợp âm đệm / -w- / đi sau phụ âm đầu k bao giờ cũng được ghi bằng u, ví dụ: qua, quen, quê, cua...

ngoài ra, còn một âm đệm do âm vị / zêrô / đảm nhiệm, chẳng hạn như:

“chơi”, “một”, “mèo”, “chim”... Nhưng vì nó có thể làm âm đệm trong hầu hết các âm tiết, nên chúng ta ít xét về nó.

- Vần không có âm cuối. Tiếng Việt có 12 vần có âm cuối zêrô. Trong đó có 9 nguyên âm đơn và ba nguyên âm đôi. 9 nguyên âm đơn là: [ u ] u, [ o ] ô, [ ɔ ] o, [ ɯ ] ư, [ ә ] ơ, [ a ] a, [ i ] i, [ e ] ê, [ ε ] e. Còn 3 nguyên âm đôi là: [ie] ia/iê, [ɯә] ưa/ ươ, [uo] ua/uô.

- Vần có âm cuối. Tiếng Việt có 10 âm cuối, trong đó có 2 bán nguyên âm và 8 phụ âm. Theo thống kê, loại vần có âm cuối tiếng Việt có khoảng 101 vần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh ngữ âm tiếng kinh của làng mú thàu (trung quốc) với ngữ âm tiếng việt (Trang 79 - 81)