Thờ/ phối thờ các vị tướng liên quan tới Ngô Quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 68 - 70)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Đặc điểm tín ngƣỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng

3.1.4. Thờ/ phối thờ các vị tướng liên quan tới Ngô Quyền

Trong trận chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã có những người dân của Hải Phòng tham gia giúp Ngô Quyền chống giặc, Vũ Quận

công chúa, 3 anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý Khả, và Đào Nhuận, Nguyễn Tất Tố là

những vị tướng dưới trướng của Ngô Quyền. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Ngô Quyền và các tướng của ngài lúc sinh thời không quyết định sự liên kết về mặt tín ngưỡng giữa các làng xã thờ Ngô Vương và các làng xã thờ các vị tướng của Ngô Vương mà sự liên kết này do người dân của các làng xã ấy quyết định. Qua khảo cứu, tác giả không ghi nhận mối liên hệ mật thiết trên, các làng xã thờ tướng của

Ngô Vương không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải đóng góp hay giao lưu với bất kỳ làng xã thờ Ngô Vương nào ở Hải Phòng đồng thời không có làng xã thờ Ngô Vương nào ở Hải Phòng có nghĩa vụ bắt buộc phải giao lưu với các làng xã thờ các vị tướng của Ngô Vương, và giữa các làng xã thờ tướng của Ngô Vương cũng không có mối liên hệ ràng buộc nào với nhau. Giống như mối quan hệ giữa các làng xã thờ Ngô Vương, thì mối quan hệ giữa các làng xã thờ tướng của Ngô Vương và với các làng xã thờ Ngô Vương là mối quan hệ có đi có lại, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố truyền thống (trước đây có đến với nhau hay không) và yếu tố địa lý (có gần nhau hay không) hơn là ràng buộc về mặt lịch sử và tâm linh. Như trường hợp của đền Tiên Nga thờ Vũ Quận công chúa, trước đây thuộc làng Gia Viên nhưng nay đã tách ra và không tồn tại mối quan hệ ràng buộc nào về mặt tâm linh với nhau:

“Đền Tiên Nga thờ Vũ Quận Quyến Hoa công chúa và tứ phủ, đền này không thờ vọng cũng không cúng vọng Ngô Quyền. Đền chúng tôi không bị bắt buộc phải cúng tế, đóng góp với các đình khác thờ Ngô Quyền mà chỉ có mối quan hệ giao lưu di tích với nhau mà thôi, không có lệ phải đến với nhau mà có đi thì có lại, anh đến với tôi thì tôi đến với anh. Mấy năm nay chúng tôi không đến đền Gia Viên do họ không mời chúng tôi, trước đây bên Gia Viên có mời, chúng tôi có đến nhưng nay họ không mời nữa mà họ cũng không đến với chúng tôi thì chúng tôi cũng không đến với họ, thân với nhau năm nay nhưng năm sau người khác lên không mời nữa thì thôi chứ không

có cái gì gọi là thân thiết nhất.” (phỏng vấn ông Đoàn Minh Hiếu, phó ban

khánh tiết đền Tiên Nga)

Làng Hoàng Pha thờ 3 anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý Khả là tướng dưới

trướng của Ngô Vương nhưng cũng không có mối liên hệ nào với các làng xã thờ Ngô Vương:

“Làng chúng tôi không thờ Ngô Quyền cũng không cúng vọng ngài, chúng tôi không phải đóng góp hay có nghĩa vụ gì với các đình thờ Ngô Quyền vì

họ không mời nên chúng tôi không thể đến.” (phỏng vấn ông Bùi Văn Toáy,

Như vậy, mối quan hệ giữa các làng xã thờ tướng của Ngô Vương với các làng xã thờ Ngô Vương và giữa các làng xã thờ tướng của Ngô Vương với nhau một lần nữa chứng minh sự ảnh hưởng của sợi dây liên kết cộng đồng mang tính quốc gia, dân tộc được các triều đại phong kiến tạo nên qua tín ngưỡng thờ Thành hoàng là sự liên kết dọc giữa triều đình phong kiến và làng xã chứ không có ý nghĩa liên kết ngang giữa các làng xã với nhau. Sự liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng và các làng xã với nhau dựa trên lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc mà không dựa trên tín ngưỡng thờ các vị thần của các làng xã với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)