Giá trị cố kết cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 71 - 73)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Giá trị của tín ngƣỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng

3.2.2. Giá trị cố kết cộng đồng

Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền mang những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng mà ở đó, sợi dây liên kết cộng đồng đã phát triển đến giai đoạn quốc gia, dân tộc. Tuy không có sự liên kết ngang giữa các làng xã về mặt thần linh với nhau như phân tích ở trên mà chỉ tồn tại mối liên kết dọc về mặt thần linh giữa làng xã và chính quyền phong kiến, nhưng tín ngưỡng thờ Ngô Quyền đóng vai trò quan trọng trong việc cố kết các thành viên trong cộng đồng làng xã lại với nhau với nhân vật trung tâm là Thành hoàng làng, học giả Đào Duy Anh đã nhận xét vai trò

“Đối với dân làng, thần Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hi vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ. Thành hoàng cùng với Thổ địa, Phật là ba nhân tố được thờ tế tự ở hương thôn”. [1, tr.253]

Việc thực hành tín ngưỡng thờ Ngô Quyền qua các ngày lễ kỷ niệm của ông trong đó quan trọng nhất là ngày hóa của Ngô Vương 181 âm lịch hàng năm là dịp để người dân trong các làng xã có cơ hội gặp mặt, cùng sinh hoạt văn hóa, thể hiện tinh thần đoàn kết trong công việc làng. Hiện nay, tuy giới hạn hành chính có sự thay đổi, ranh giới làng không còn như xưa nữa nhưng tín ngưỡng thờ Ngô Vương đã đóng vai trò liên kết những người dân lại với nhau dù họ không cùng sống trong cùng tổ dân phố hay phường nhưng ý thức về làng xã và trách nhiệm thờ Ngô Vương tồn tại hàng ngàn năm nay đã kết nối họ lại với nhau với nhân vật trung tâm là Thành hoàng làng. Lễ hội thờ Ngô Vương cũng là dịp để trau dồi truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước, tình đoàn kết dân tộc.

Tuy tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng không hình thành lên sự liên kết ngang chặt chẽ giữa các làng xã thờ Ngô Vương với nhau thành hệ thống nhưng trong một chừng mực nào đó, các làng xã thờ Ngô Vương đã giao lưu, qua lại với nhau theo khu vực, theo cụm. Qua đó, các làng xã xây dựng tinh thần đoàn kết, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tương trợ nhau, trong đó nổi bật nhất là mối liên hệ của các làng xã thờ Ngô Quyền trong quận Hải An: cứ đến mùa lễ hội kỷ niệm ngày hóa của Ngô Vương là tất cả làng xã trong 9 phường của quận đều tập trung sức người, sức của, cùng hướng về Từ Lương Xâm để tổ chức “lễ hội kỷ niệm ngày hóa của Ngô Vương và kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng”. Lễ hội Từ Lương Xâm là lễ hội lớn nhất của quận Hải An quy tụ lượng lớn người dân không phân biệt bên Đạo hay bên Lương, xa hay gần, có thờ Ngô Vương hay không… tất cả các thế hệ từ thiếu niên cho đến các bậc cao niên đều hướng về Từ Lương Xâm. Ngày 18/1 âm lịch hàng năm không còn chỉ là ngày hóa của Ngô Vương mà còn như một ngày kỉ niệm chiến thắng của dân tộc, chiến thắng của bản lĩnh con người Việt Nam trong hơn 1000 năm Bắc thuộc; chiến thắng của lòng yêu nước và những anh hùng, những thế hệ con người đã hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)