Giá trị tín ngưỡng, tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 73 - 109)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Giá trị của tín ngƣỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng

3.2.3. Giá trị tín ngưỡng, tâm linh

Tác giả Nguyễn Thừa Hỷ trong Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc

nhìn đã trích dẫn nhận định của học giả Giran về giá trị tín ngưỡng, tâm linh của tín

ngưỡng thờ Thành hoàng:

“Làng xã là một cộng đồng cố kết tự quản về phương diễn văn hóa tinh thần. Có một thứ tôn giáo làng là thờ cúng Thành hoàng (thần làng) được coi là vị thần bảo trợ cho cộng đồng làng xã. "Các vị thần Thành hoàng có trách nhiệm chăm sóc những lợi ích của dân làng về mặt tâm linh, cũng như vai trò của các ông quan hay kỳ hào, chức sắc trong đời sống thế tục. Những Thành hoàng thực sự là những vị quan, những đại diện của Thượng đế" [20, tr.189] Thành hoàng làng và các thần làng được thờ cúng tại làng biểu hiện cho khát vọng của cộng đồng làng xã về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Người Việt cầu mùa màng (nông nghiệp), cầu con (phồn thực), cầu sức khỏe (bình an), xã hội hiện đại xuất hiện nhiều giai cấp mới không sống bằng phương thức sản xuất nông nghiệp, vì thế họ không cầu mùa màng mà hiện nay những người này cầu kinh tế (nói chung), hình thức thì biến đổi nhưng mục đích vẫn giống nhau [16, tr399]. Thêm vào

đó, tác giả Nguyễn Duy Hinh trong Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam đã giải thích

về nguồn gốc và mục đích của người Việt trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng: “Hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo thờ cúng nhiều thứ của người Việt phản ánh một tình cảm tôn giáo có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Thiêng không phải vì tự thân thiêng mà thờ đưa đến thiêng, nếu không thờ thì cũng không thiêng. Vậy tại sao lại thờ, để cho có thiêng thôi ư? Không, thờ cái thiêng, kiêng cái dữ để có cái lành, mục tiêu là an lành.”[16, tr.374].

Ngô Quyền là một nhân vật có thật trong lịch sử đã được các làng xã thiêng hóa, được thờ là danh nhân anh hùng, vua, Thành hoàng làng nên ngoài giá trị lịch sử và chức năng chính trị, Ngô Quyền được thờ còn đảm bảo giá trị tín ngưỡng, tâm linh. Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền có nguồn gốc từ tín ngưỡng totem cổ của người Việt nên dù nhân vật được thờ thay đổi nhưng giá trị thờ và mong ước của cộng đồng hướng về ông không thay đổi mà còn được bổ sung cùng với sự phát triển của giai cấp, xã hội. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng mà đại diện là Ngô Quyền còn cho

thấy sự “lụy” vào tôn giáo, tín ngưỡng trong tâm thức người Việt, Nguyễn Duy

Hinh đã nhận xét trong Tín ngưỡngThành hoàng làng Việt Nam như sau

“Hiện tượng tâm linh khá phổ biến trong tôn giáo, tín ngưỡng đó là kính và sợ. Kính và sợ đều chung một mục đích là không chế cái thiêng phục vụ đời sống hiện hữu. Đó là tính chất ma thuật đưa vào Thành hoàng làng. Thông qua việc thờ, người dân cầu xin cái thiên bảo đảm đời sống bình yên, con đàn cháu đống, thóc lúa đầy đồng. Không mưa cầu thần, không con cầu thần, ốm đau cầu thần.” [16, tr.401]

Hiện nay, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thành phố Hải Phòng đang có sự biến đổi, tích hợp và dung hòa với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ về mặt tâm linh do quan niệm và nhu cầu của người dân thay đổi. Tuy nhiên, với những đặc tính tín ngưỡng thờ thờ Thành hoàng của làng xã hàng ngàn năm nay thì nhu cầu tâm linh có thể thay đổi nhưng vị trí và vai trò của Thành hoàng nói chung và tín ngưỡng thờ Ngô Quyền nói riêng thì không gì có thể thay thế được.

Tiểu kết chƣơng 3

Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền không chỉ có ở Hải Phòng mà còn xuất hiện ở Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ nhưng không địa phương nào ở Việt Nam lại đã và đang có nhiều làng xã thờ Ngô Quyền như thành phố Hải Phòng với 28 làng xã và 1 danh thắng thờ Ngô Vương tại 36 công trình thờ hiện nay và trong quá khứ đã có thể có 37 làng xã thờ Ngô Quyền. Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng có những đặc trưng của tín ngưỡng thờ danh nhân anh hùng, của tín ngưỡng thờ Thành hoàng, là tập hợp của các làng xã thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng mà không phải là tín ngưỡng chung của liên minh các làng xã từ đó chúng ta không thấy xuất hiện Ngô Quyền tối cao hay thần điện thờ tối cao thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng, trong đó mỗi làng xã đóng vai trò riêng biệt, khác nhau trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Ngô Quyền.

Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng cung cấp các giá trị giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn và lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và công lao của Ngô Quyền và các bậc tiền nhân; giá trị cố kết cộng đồng đóng vai trò liên kết các làng xã thờ Ngô Vương

và những người dân trong đó lại với nhau; giá trị tâm linh và tín ngưỡng biểu hiện cho khát vọng của cộng đồng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cân bằng nhu cầu giữa âm và dương. Các giá trị của tín ngưỡng thờ Ngô Quyền đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân thành phố Cảng.

KẾT LUẬN

1. Thành phố Hải Phòng với các yếu tố về địa lý, lịch sử, dân cư và văn hóa

đã tạo nên môi trường văn hóa thuận lợi cho các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng phát triển trong đó có tín ngưỡng thờ danh nhân anh hùng và tín ngưỡng thờ Ngô Quyền. Về mặt lịch sử, thời kỳ cổ trung đại, Hải Phòng là một phần đất của tỉnh Hải Dương, các di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, Núi Voi, Tràng Kênh… cho thấy từ thời cổ đại đã có con người sinh sống ở đây. Về mặt địa lý, Hải Phòng là vùng đất có vị trí địa chính trị quan trọng, là một vùng phên dậu nhìn ra biển với hệ thống sông lớn đặc biệt Hải Phòng nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng – cửa ngõ vào miền Bắc Việt Nam bằng đường biển. Vì thế, vùng đất Hải Phòng đã có một lịch sử quân sự với nhiều chiến công. Văn hóa quân sự và lịch sử chống giặc ngoại xâm cùng với đặc tính văn hóa của con người Hải Phòng tạo điều kiện cho sự ra đời của tín ngưỡng thờ danh nhân anh hùng nói chung và tín ngưỡng thờ Ngô Quyền nói riêng.

2. Ngô Quyền (898 – 944) là vị vua đầu tiên của nhà Ngô và của nước Việt

Nam độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Ông đã lãnh đạo cuộc chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Với chiến công lừng lẫy đó, ông được xếp vào một trong những anh hùng dân tộc, là vị tổ trung hưng thứ nhất của dân tộc. Những hoạt động chuẩn bị và tổ chức trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng được các làng xã ở Hải Phòng thời kỳ ấy góp sức như Gia Viên, Lương Xâm… với những nhân vật tiêu biểu như Đào Nhuận, Nguyễn Tất Tố… Những chiến công, công lao và những hoạt động của Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng là nhân tố quyết định cho sự ra đời của tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, các yếu tố về lịch sử, chính trị, văn hóa, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng ra đời sớm nhất có thể vào năm 944 và muộn nhất vào năm 1730 đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều làng xã ở thành phố Hải Phòng

3. Hải Phòng là địa phương có nhiều làng xã thờ Ngô Quyền nhất Việt Nam

mỗi làng xã thờ Ngô Quyền ở những vị trí khác nhau vào những thời điểm khác nhau với những phương thức thờ khác nhau và mối liên hệ giữa các làng xã thờ Ngô Quyền cũng có sự khác biệt giữa các quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Trong tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng, chúng ta không thấy xuất hiện Ngô Quyền tối cao, thần điện tối cao hay một tổ chức lãnh đạo về mặt văn hóa, tín ngưỡng, những đặc trưng đó cho thấy tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng mới chỉ là tập hợp của các làng xã thờ Ngô Quyền chứ không phải tín ngưỡng mang giá trị chung của các làng xã đó và không hình thành lên một liên minh giữa các làng xã thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng. Các làng xã thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành thành phố, dọc lưu vực sông Cấm mà không xuất hiện ở các huyện ngoại thành khác đã phản ánh một phần lịch sử của vùng đất Hải Phòng đầu thế kỷ thứ X và trong trận chiến Bạch Đằng năm 938.

4. Đặt tín ngưỡng thờ Ngô Quyền và tín ngưỡng thờ các vị danh nhân, anh

hùng khác ở thành phố Hải Phòng như Lê Chân, Phạm Tử Nghi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… chúng ta không thấy xuất hiện một vị chủ thần nào của thành phố Hải Phòng mà mỗi vị thần, anh hùng được thờ có giá trị văn hóa, tín ngưỡng riêng đối với một cộng đồng cư dân ở làng xã đó. Ngô Quyền từng là chủ thần của một vùng đất rộng lớn ở nội thành của thành phố Hải Phòng, vùng đất có những làng xã ở ven sông Cấm từng tham gia trong trận chiến Bạch Đằng năm 938 và những làng xã mới được thành lập từ những làng xã ấy và Ngô Quyền là chủ thần trong tín ngưỡng dân gian của nhiều làng xã ở thành phố Hải Phòng.

5. Nghiên cứu về thần điện và không gian tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở

thành phố Hải Phòng, chúng ta nhận thấy sự thay đổi quan niệm về vai trò của thần linh trong đời sống con người đó là nhu cầu thực tế của con người sẽ quyết định vị thế của vị thần trong thần điện. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với quan niệm phú quý sinh lễ nghĩa, con người đang có nhiều nhu cầu hơn về vật chất và tinh thần, từ đó con người yêu cầu thần linh phải màu nhiệm hơn hoặc đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu đó. Sự xuất hiện và lớn mạnh của tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ trong thần điện và không gian của tín ngưỡng thờ Ngô Vương ở thành phố Hải

Phòng là minh chứng cho sự thay đổi về nhu cầu tâm linh của người dân thành phố Cảng

6. Tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng cung cấp những giá trị

về giáo dục lịch sử, giá trị cố kết cộng đồng và giá trị về văn hóa, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của một bộ phận cư dân thành phố Cảng. Tuy nhiên, trải qua những tác động của lịch sử, của nhu cầu về tâm linh và tín ngưỡng của người dân, tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng chịu những tác động, biến đổi về không gian và vị trí của Thành hoàng trong tâm thức của người dân. Chúng tôi nhận thấy tâm thức về lịch sử của người dân đối với Ngô Quyền không thay đổi nhưng với nhu cầu về văn hóa, tín ngưỡng thì người dân đang nghiêng về phía đạo Phật và tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ. Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Ngô Quyền ở thành phố Hải Phòng còn cho chúng ta thấy những nhu cầu về tâm linh tín ngưỡng mới của người dân thành phố Cảng nói riêng và người dân cả nước nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông

tin, Hà Nội

2. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

3. Đào Duy Anh (2011), Lịch sử Việt Nam từ nguốn gốc đến cuối thế kỷ XIX,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Anh (1984), Ngô Quyền: truyện lịch sử, NXB Thanh niên, Hà Nội.

5. Toan Ánh (2005), Hội hè đình đám (quyển thượng), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí

Minh

6. Ban nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng (1981), Kỷ yếu hội thảo chiến thắng

Bạch Đằng năm 938, NXB Hải Phòng

7. Ban Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng (1987), Quá trình hình thành, phát triển

thành phố và đặc tính của người Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

8. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Hải Phòng (1988), Hải Phòng

bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ XX (Hội thảo khoa học), NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

9. Phan Bội Châu (1961), Việt Nam quốc sử khảo, NXB Giáo dục, Hà Nội

10.Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, T.1, NXB Giáo dục,

Hà Nội, 2007.

11.Nguyễn Mạnh Cương (1988), Khí hậu và người Hải Phòng, Kỷ yếu hội thảo

Quá trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng, tr.22-29.

12.Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 (1998), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 13.Đồng Khánh địa dư chí, tập 1 (2003), NXB Thế giới, Hà Nội

14.Nguyễn Đức Giang, Trịnh Minh Hiên, Đồng Hồng Hoàn (2013), Thành

hoàng làng Hải Phòng, NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, Hà Nội

15.Nguyễn Văn Hằng (1988), Sông ngòi Hải Phòng, Kỷ yếu hội thảo Quá trình

16.Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

17.Nguyễn Duy Hinh (2004), Thần làng và Thành hoàng, Tạp chí Di sản văn

hóa (số 9), tr56-63.

18.Trịnh Minh Hiên (1993), Hải Phòng-di tích lịch sử văn hóa, NXB Hải

Phòng, Hải Phòng.

19.Trịnh Minh Hiên (2006), Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng, XNB

Thanh niên, Hà Nội

20.Hội đồng Lịch sử Hải Phòng (1993), Lược khảo đường phố Hải Phòng,

NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

21.Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng (1990), Địa chí Hải Phòng, T.1,

NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

22.Hội đồng Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn (1998), Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng, NXB Hải

Phòng, Hải Phòng.

23.Nguyễn Gia Hùng (2006), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng Việt

Nam, Tạp chí Giáo dục lý luận (số 10), tr53-58

24.Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội

25.Nguyễn Thị Thu Hương (2015), Việc phụng thờ Ngô Quyền ở phường Nam

Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, luận vặn thạc sỹ văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội.

26.Nguyễn Thừa Hỷ (2015), Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc nhìn,

NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội

27.Nguyễn Thừa Hỷ, Trịnh Ngọc Viện (1986), Vài nét về sự ra đời của thành

phố Hải Phòng, Tạp chí Nghiên cứu Lích sử Hải Phòng (số 3), tr.22-25

28.Lê Văn Lan (1988), Sự hình thành Hải Phòng và vấn đề đô thị hóa, Kỷ yếu

hội thảo Quá trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng, tr.56-58.

29.Ngô Đăng Lợi (1998), Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

30.Ngô Đăng Lợi (2010), Hải Phòng – Thành Hoàng và lễ phẩm, NXB Dân trí,

Hà Nội

31.Ngô Đăng Lợi, Trịnh Minh Hiên, Nguyễn Văn Phương (2012), Nữ tướng Lê

Chân trong tâm thức người dân Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

32.Trần Quang Liêm, Nguyễn Viết Lãm, Trịnh Minh Hiên (1985), Thành phố

hoa phượng đỏ, NXB Hải Phòng, Hải Phòng

33.Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Chiến thắng

Bạch Đằng 938 và 1288, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội

34.Lê Hồng Lý (chủ biên), Nguyễn Thị Hương Liên (2011), Lễ hội lịch sử ở

đồng bằng và trung du Bắc bộ, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

35.Nguyễn Quang Ngọc, Đặng Thị Vân Chi (1985), Phải chăng Gia Viên là

làng gốc của Hải Phòng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng (số 3),

tr.59-67

36.Nguyễn Thị Hoài Phương (2015), Thành phố Hải Phòng từ 1888- 1945,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ ngô quyền ở thành phố hải phòng luận văn ths lịch sử văn hóa việt nam (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 73 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)