CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Một số cơ sở lí thuyết từ góc độ ngôn ngữ
1.3.1. Ngôn ngữ đánh giá
a. Khái niệm:
Theo Hunston (2011): “thực tế, có thể nói rằng tính chủ quan và giá trị tƣ tƣởng thẩm thấu thậm chí ở những diễn ngôn khách quan nhất. Chúng ta
có thể lập luận hợp lý rằng mọi văn bản và mọi ngôn từ đều có tính đánh
giá, đến mức mà bản thân hiện tƣợng này bị khuất lấp và bị thay thế đơn
giản bằng ngôn ngữ. Tiếp đến Hunston dẫn theo quan điểm của Du Bois
(2007) đã viết: “Nó (ngôn ngữ đánh giá) bộc lộ thái độ đối với một người,
tình huống hoặc thực thể khác và mang tính chủ quan, vừa có vị trí trong hệ thống giá trị xã hội”[21].
Từ hai khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ đánh giá là một
hình thức giao tiếp ngôn ngữ thực tế sinh động chủ yếu bộc lộ biểu kiến và
biểu cảm gắn với thái độ chủ quan của ngƣời nói về một ngƣời, một vật hoặc một thực thể nào đó.
b. Ngôn ngữ phản hồi trên báo mạng điện tử - một biểu hiện thực tế của ngôn ngữ đánh giá
Ngôn ngữ phản hồi của công chúng/độc giả trên truyền thông báo mạng điện tử thuộc vào lĩnh vực ngôn ngữ đánh giá và thƣờng đƣợc thể hiện trên hai thái cực, có thể là: khen/ chê, tán thành/phản đối….
Nội dung của phản hồi là phản ứng của đích đối với nguồn. Do tính chất của phƣơng tiện, do địa vị của đích trong trƣờng hợp này ngôn ngữ mang đậm tính chủ quan của đích với những đặc điểm chính sau:
- Mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên: Điều này thể hiện trong cách trả lời tự nhiên, hóm hỉnh của công chúng theo phong cách riêng của từng cá nhân kết hợp với câu rào đón, đƣa đẩy làm tăng sự gần gũi, “suồng sã” trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, sắc thái biểu cảm cao thể hiện qua việc sử dụng các từ và biểu thức tình thái. Tình thái từ “đó là một tập hợp từ không lớn về mặt số lƣợng (thƣờng là các trợ từ và thán từ) nhƣng cái tập hợp ấy lại có một đặc trƣng rất riêng về bản chất ngữ pháp ngữ nghĩa”, “Ý nghĩa của các từ tình thái tập trung vào việc diễn đạt tình cảm, thái độ của ngƣời nói trong mối quan hệ với nội dung câu và sự đối chiếu với thực tại, nhờ đó tình thái từ góp phần quan trọng vào việc hình thành mục đích phát ngôn của các câu”
[10]. Do vậy theo chúng tôi, tình thái từ đƣợc xem là linh hồn, điểm nhấn khác biệt của các phát ngôn. Nhờ có tình thái từ mà các phát ngôn trở nên sinh động và đa nghĩa hơn.
- Mang đậm tính phân loại đánh giá: Ngôn ngữ phản hồi là kết quả của quá trình thụ đắc thông điệp mà đích gửi đến nguồn. Do vậy kết quả này có sự phân loại cao. Có thể là tán thành/ tẩy chay, ủng hộ/ phản đối, chia sẻ/ thờ
ơ….. Do vậy về mặt ngôn ngữ chúng ta sẽ bắt gặp các cách nói nhƣ: “tôi
nghĩ em không có số làm ngôi sao”, “cô này thi hoa hậu cái gì”….