Khảo sát biểu thức ngữ vi khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 57 - 61)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cấu trúc lời khen trong tiếng Việt

Dựa vào biểu đồ trên chúng tôi xin đƣợc đƣa ra nhận xét nhƣ sau: biểu thức đƣợc độc giả lựa chọn sử dụng nhiều nhất đó là biểu thức ngữ vi khen nguyên cấp với 115/150 (lƣợt), tiếp đến là biểu thức ngữ vi khen gián tiếp với 25/150 (lƣợt) và thấp nhất là biểu thức ngữ vi tƣờng minh 10/150 (lƣợt).

Biểu thức ngữ vi khen nguyên cấp xuất hiện chủ yếu trong các ý kiến đƣợc thể hiện chủ yếu bằng các tính từ/ cụm tính từ. Trong đó, có những tính từ mà khi đứng một mình cũng “đủ sức” để thể hiện đƣợc ý nghĩa khen

cũng nhƣ giá trị biểu cảm nhƣ: thông minh, nhạy bén, đảm đang, tuyệt

vời….Ngoài ra, còn là sự phối kết hợp giữa các từ chỉ mức độ với các từ loại giúp cho ý kiến phản hồi trở nên sinh động và mang sức thuyết phục cao.

Biểu thức ngữ vi khen tƣờng minh không phổ biến. Bởi vì khi diễn đạt hành động khen cấu trúc này sẽ khó thể hiện hết đƣợc sắc thái, mức độ biểu đạt mà độc giả muốn truyền đạt, gửi đến đối tƣợng đƣợc tiếp nhận so với cấu trúc biểu thức ngữ vi khen nguyên cấp

Biểu thức ngữ vi khen gián tiếp đƣợc xem là phức tạp nhất vì biểu thức thể hiện đa dạng dƣới những hình thức khác nhau nhƣ: biểu hiện dƣới hành vi ƣớc mong, nghi vấn, cảm ơn, khẳng định, so sánh…Điều này

không những thể hiện đƣợc sự linh hoạt, phong phú về mặt hình thức mà còn sáng tạo và sâu sắc về mặt nội dung.

Trong giao tiếp hàng ngày nói chung và trong giao tiếp truyền thông nói riêng, căn cứ vào vai giao tiếp, chủ đề, ngữ cảnh, mục đích giao tiếp… thì sẽ có những chiến lƣợc khen khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc thì dù thuộc chiến lƣợc khen nào thì thành phần cốt lõi của lời khen luôn thuộc các cấu trúc trên.

2.2. Một vài nhận xét về đặc điểm ngữ dụng của lời khen2.2.1. Chiến lƣợc khen 2.2.1. Chiến lƣợc khen

Trong giao tiếp hàng ngày, khen là một nghệ thuật ứng xử. Ở đó, khen giúp cho ngƣời tiếp nhận cảm thấy vui vẻ, thoải mái vì đƣợc công nhận trong mắt của ngƣời khác. Bên cạnh đó, cách sử dụng lời khen còn giúp thể hiện nghệ thuật ứng xử, cách đối nhân xử thế của S và thông qua đó phần nào cũng đánh giá về trình độ, tính cách của S.

Chiến lƣợc khen thƣờng đƣợc phân thành hai loại: chiến lƣợc khen hiển ngôn và chiến lƣợc khen hàm ngôn.

2.2.1.1. Chiến lược khen hiển ngôn:

- Nghĩa hiển ngôn: là “do các yếu tố ngôn ngữ đem lại” [4] hay nói cách khác là đƣợc thể hiện qua bề mặt câu chữ và khi đó bất cứ ai nhìn vào cũng biết đây là một lời khen.

Qua khảo sát các ý kiến của độc giả xuất hiện dƣới hình thức khen hiển ngôn đƣợc thể hiện nhƣ sau:

(63) Mình thấy H’hen Niê đẹp toàn diện nhất trong dàn thí sinh vào chung kết.

(Chau Tran – 05/01/2018)

Chủ thể đƣợc khen là H’hen Niê, tiêu điểm khen đƣợc thể hiện qua cụm từ

“toàn diện nhất” nằm trong mối tƣơng quan so sánh với “dàn thi sinh”

năm nay.

(Minh Nguyễn – 05/01/2018)

Trong ý kiến này, tiền giả định đƣợc đặt ra là: X là một ngƣời phụ nữ, X đã 50 tuổi nhƣng vẫn còn rất trẻ trung Vì vậy, S cảm thấy vô cùng ngƣỡng mộ X nên đã kết luận rằng: 50 tuổi mà giống nhƣ cô ấy là rất tuyệt vời.

(65) Bùi Phƣơng Nga trắng nhƣ bông bƣởi.

(nhattaninflnlty – 14/07/2018)

Làn da của X chính là đặc điểm đƣợc khen. “Trắng” trong cấu trúc so sánh

“trắng nhƣ bông bƣởi”. Đây là một cách khen thể hiện đƣợc sự ý nhị, tinh tế của S.

(66) Thế này mới là hoa hậu chứ, dù không trang điểm nhiều nhƣng em nào cũng chất nhƣ nƣớc cất, quá đẹp luôn…

(hung – 14/07/2018)

Trong ví dụ này, nội dung là một danh từ mang nghĩa tích cực “hoa hậu”

(hoa hậu là tiêu chuẩn để đánh giá về cái đẹp). Tiền giả định ở đây, không

chỉ khen một ngƣời đƣợc thể hiện qua cụm “nhƣng em nào” và đƣợc so

sánh với cụm từ nhƣ “chất nhƣ nƣớc cất” hay tính từ mang nghĩa tích cực

kết hợp với từ chỉ mức độ “quá đẹp”.

2.2.1.2. Chiến lược khen hàm ngôn:

- Nghĩa hàm ngôn: là những ý kiến/ quan điểm, chúng ta phải suy luận thông qua bề mặt ngôn ngữ.

Nghĩa hàm ngôn đƣợc xem xét kỹ càng thông qua ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể.

Trong trƣờng hợp này, S sẽ không khen trực tiếp mà sẽ dựa vào các yếu tố xung quanh để phán đoán. Ví dụ nhƣ:

- Dùng câu hỏi:

(67) Không hay mà gây sốt châu Á, kbs hốt bạc từ quảng cáo và bán bản quyền?

(cuvo – 13/07/2018)

(68) Yêu Mỹ Tâm. Cảm ơn vì những bài hát đã sống cùng năm tháng tuổi trẻ. 17 năm rồi.

(Đặng Nguyên – 02/03/2018)

Ở đây S đã dùng hành vi cảm ơn để nhằm khen, trân trọng về những tác phẩm, sản phẩm âm nhạc và cách thể hiện mà X đã mang lại cho công chúng những năm tháng đó, chính nhờ những tác phẩm này mà S có thể hồi tƣởng và nhớ lại những ký ức của một thời đã qua.

- Dùng lời khẳng định:

(69) Tài ăn nói của chị Hồng Nhung đúng là số 1! (Doan duy phuoc – 09/03/2018)

Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta không hề khó khăn để nghe hoặc đƣợc nhận những lời khen gián tiếp nhƣ vậy. Chiến lƣợc khen hàm ngôn đã thể hiện đƣợc sự tinh tế của X. Đây cũng là một trong những chiến lƣợc giao tiếp đƣợc lựa chọn và sử dụng nhiều.

Trên đây là những ví dụ mà chúng tôi đƣa ra để làm rõ hơn về chiến lƣợc hàm ngôn trong giao tiếp.

STT Chiến lƣợc khen Số lƣợng

1 Chiến lƣợc khen hiển ngôn 125/150

2 Chiến lƣợc khen hàm ngôn 25/150

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 57 - 61)