MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠ TÝ NGHĨA CHÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 66 - 91)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠ TÝ NGHĨA CHÊ

Để thực hiện hành vi chê một cách hiệu quả, tuỳ vào mối quan hệ, mục đích, ngữ cảnh… độc giả sẽ lựa chọn những phƣơng tiện ngôn ngữ để chê một cách phù hợp. Chê là một hành vi phức tạp bởi vì đe doạ trực tiếp đến thể diện của ngƣời tiếp nhận nên trong các giao tiếp thông thƣờng, mọi ngƣời thƣờng cố gắng “ngọt hoá” lời chê sao cho đối tƣợng tiếp nhận ít/ hạn chế bị tổn thƣơng nhất. Tuy nhiên, độc giả truyền thông họ không bị chi phối nhiều đến vậy, ở đây họ có thể vƣợt qua những “rào cản” đó, do yếu tố về quyền lực/ địa vị xã hội truyền thông chi phối đến. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy những khác biệt trong cách lựa chọn, xử lý “ngôn ngữ chê” của công chúng.

3.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ

Dựa trên ngữ liệu chúng tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong cấu

trúc lời chê tiếng Việt thƣờng sẽ xuất hiện hai dạng thức nổi bật, đấy là: lớp

từ mang nghĩa tiêu cực và cấu trúc phủ định + nhóm từ mang nghĩa tích cực để nhằm làm giảm nội dung cũng nhƣ sắc thái của việc chê.(hình thức nói giảm, nói tránh)

a. Tính từ, cụm tính từ

Việc lựa chọn và sử dụng tính từ, cụm tính từ là một trong những lựa chọn hàng đầu và nổi bật của độc giả. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Chê về dáng vẻ bề ngoài:

Các tính từ thƣờng đƣợc sử dụng mang tính tiêu cực ở mức độ cao: xấu, già,

thô, thô tục, xấu kinh dị, gầy, nhỏ, cứng ngắc, thấp, cứng đơ, lờ đờ, ghê, yếu đuối, giả tạo, thô thiển, thô tục (vẻ ngoài của pho tƣợng sáp), vô duyên…

(77) Khuôn mặt xấu, vòng một nhỏ, cơ thể gầy, nhìn chả thu hút gì cả (Hoai Vu 02/05/2018)

Các tính từ xấu, nhỏ, gầy nhấn mạnh dáng vẻ bên ngoài không đƣợc bắt mắt, dễ nhìn và nhƣ nhận xét của độc giả, là căn cứ để dẫn đến sự phủ định tuyệt đối “chả thu hút gì cả”.

(78) Mắt hí, gò má cao, miệng chẳng đẹp. Á hậu 1 thật phi lý (Datvipesco 09/11/2018)

Trong ý kiến này, mắt hí, gò má cao…đƣợc cho là chƣa đạt chuẩn về cái

đẹp. Từ việc chƣa đạt chuẩn này độc giả không tán thành với kết quả cô gái này là Á hậu 1.

- Chê về hành động, năng lực, khả năng:

Các từ đƣợc sử dụng nhƣ: dở (hát dở), kinh khủng, khủng khiếp,

nhảm nhí, yếu (năng lực hát) , mỏng (năng lực hát), khô cứng, chán ngắt, nhạt nhẽo, lãng xẹt, nhàm chán, nhạt (chất lƣợng phim), vô duyên, phô (giọng hát), cứng (giọng hát), gƣợng gạo, lố lăng, hở hang, nhảm nhí, cứng ngắt, lôi thôi ( chê về khả năng catwalk), thiêú chuyên nghiệp, kênh kiệu, sến vô cùng, dung tục, kém, thô lỗ, đơ, vô văn hoá.

(79) Nhung hát phô và dở, mọi mặt đều thua kém ca sỹ trẻ hơn sau này (lamhkt 09/03/2018)

Trong ý kiến trên là chê về khả năng ca hát của X bằng các từ nhƣ: hát phô,

hát dở.

(80) Với diễn viên Công Lý, theo tôi NSUT cũng là quá tầm rồi, cái hài của Công Lý nó gƣợng gạo, không duyên…

(Chibv.55 20/03/2018)

Ví dụ (80) là chê về khả năng của diễn viên và trong trƣờng hợp này ngƣời

xem đã sử dụng tính từ: gƣợng gạo, không duyên.

- Chê về vật sở hữu, sản phẩm âm nhạc, phim: các từ đƣợc sử dụng chủ

yếu: hết thời, nhàm chán, nhảm, lỗi (trang phục), nhạt, nhạt nhẽo, lãng xẹt,

(81) Phim thô thiển, chẳng có tính nghệ thuật

(Nguyễn Cƣờng – 12/07/2018)

Độc giả thƣờng sử dụng kết hợp cả hai nhằm khẳng định ý nghĩa chê về

chất lƣợng của phim một cách mạnh mẽ.

Tính từ/ cụm tính từ xuất hiện với tần suất cao đƣợc thể hiện rõ hơn dƣới các bảng thống kê sau đây:

* Nhóm 1: Các tính từ, cụm tính từ mang nghĩa tiêu cực.

STT Cụm tính từ 1 rất chán 2 nhạt quá! 3 nhảm nhất 4 siêu nhảm 5 xấu quá! 6 rất vô duyên 7 gƣợng gạo 8 càng về sau càng xấu 9 xấu nhất!

10 thô thiển, thiếu tính thẩm mỹ và nghệ thuật

11 nhìn rất thô 12 xấu kinh dị 13 quá lố lắng và phản cảm 14 ghê quá 15 nhảm nhí, lố lăng 16 quá lố

17 rất dở, gƣợng gạo, điệu quá

Để tăng thêm sắc thái biểu cảm, các tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ cụ thể nhƣ sau:

Nhóm từ: rất,quá đƣợc độc giả lựa chọn sử dụng là chủ yếu.

Kết hợp tính từ + quá nhƣ: nhƣ xấu quá, nhạt quá, mất điểm quá… đƣợc

sử dụng nhiều nhất. “Quá” mang đậm tính chất khẩu ngữ, phong cách tự

nhiên, “quá” có thể đứng trƣớc hoặc đứng sau tính từ và có thể mang nét

nghĩa tích cực hoặc nét nghĩa tiêu cực. Việc sử dụng “quá” giúp bộc lộ tính cảm thán cao.

Kết hợp: rất + tính từ nhƣ: rất vô duyên. Đặc điểm của “rất” trong trƣờng

hợp này là bổ nghĩa cho tính từ và luôn đứng trƣớc tính từ mà nó bổ nghĩa.

“Rất” là từ chỉ mức độ cao, thƣờng mang nghĩa trung hoà nên xuất hiện hầu hết ở trong các ngữ cảnh khác nhau.

Đặc điểm của các tính từ trên là bản thân các tính từ không mang sẵn nét nghĩa mức độ. Do vậy, việc kết hợp này giúp các ý kiến của bạn đọc phát huy tối đa năng lực thông tin và giá trị biểu cảm.

* Nhóm 2: Cấu trúc phủ định + tính từ mang nghĩa tích cực

STT Nhóm 2 1 1 không có cảm tình 2 2 không có phong cách 3 3 không có thần thái 4 4 không có gì mặn mà 5 5 không thấy đẹp 6 6 không có gì nổi bật

7 7 không đẹp lại còn mặc hở hang

8 8 không biết đẹp chỗ nào

10 không thật, không tự nhiên 11 không có thần thái 12 không đẹp 13 không có gì nổi bật 14 chẳng khoẻ khoắn gì cả 15 không đúng độ tuổi

16 không biết đẹp ở chỗ nào

Cấu trúc phủ định không/ không có/ không có gì/ chẳng/ chưa + tính từ.

Ví dụ: không có cảm tình, không có thần thái, không có gì mặn mà, chẳng khoẻ khắn gì cả….

Việc kết hợp nhƣ trên, giúp hành vi chê đƣợc giảm nhẹ, xoa dịu hơn.

Từ những phân tích trên ta thấy, tính từ miêu tả đƣợc sử dụng khi chê bao gồm: (1) các tính từ mang nét nghĩa tiêu cực và (2) các tính từ tích cực kết hợp với cấu trúc phủ định, giúp cho các ý kiến của độc giả trở nên phong phú và đa dạng và linh hoạt

b. Động từ và cụm động từ:

- Động từ biểu thị trạng thái, cảm nghĩ mang tính tiêu cực:

Các từ đƣợc sử dụng: hết thời, ảo tƣởng, phớt lờ, thất vọng, cạn lời, lừa dối, uổng, thiếu ý thức…

(82)Anh này ảo tƣởng sức mạnh (nguyentiendung – 21/01/2018)

“Ảo tƣởng” trong trƣờng hợp này ý muốn nói về sự thiếu tính thực tế, không lƣợng đƣợc đúng trình độ, khả năng của mình.

(83) mình già rồi, xem mà chóng mặt, cạn lời (Tony Dinh – 23/04/2018)

Trong ví dụ (83) ý kiến chê đƣợc thể hiện qua những cảm xúc chủ quan nhƣ: “Chóng mặt” biểu hiện thái độ ngạc nhiên, thậm chí có thể hiểu là

đang sốc và “cạn lời” tức là không có từ ngữ nào có thể diễn đạt đƣợc nữa.

- Động từ biểu thị hành động mang tính tiêu cực:

Các từ đƣợc sử dụng: bỏ, đánh mất, cấm, ngủ gật, dẹp bỏ, che đậy, tra tấn,

hớt váng, xuống dốc, thiếu suy nghĩ.

(84) Tôi đã ngủ gật khi xem phim Đức Thịnh (Red Hat – 21/02/2018)

Trong ý kiến (89) hành động “ngủ gật” đã thể hiện phim không có sức hút,

không lôi cuốn đƣợc khán giả. Thông qua hành động này, chúng ta có thể hiểu là S đang ngấm ngầm chê về bộ phim này.

(85) Tôi khẩn cần dẹp bỏ chƣơng trình này đi để ông Giang và ông Thành không bị mất khán giả, chƣơng trình nhảm chƣa từng có mà cứ chiếu hoài.

(Nguyen Luan – 01/03/2018)

Trong ý kiến (85) “khẩn cầu dẹp bỏ” để thể hiện đƣợc sức cấp thiết về mặt

thời gian cũng nhƣ mong muốn tột cùng về việc loại bỏ nhanh chóng chƣơng trình truyền hình trên khi mà nó không còn phù hợp với thị hiếu của xã hội.

c. Danh từ

- Những danh từ mang ý nghĩa đánh giá tiêu cực về vẻ bề ngoài, năng lực…

Các từ ngữ nhƣ: thảm hoạ, mặt dày, hoa hậu dao kéo, lúa, hớt váng ăn theo.

(86)Cô này rất xứng đáng với danh hiệu “hoa hậu dao kéo” (hungreo0503 24/04/2018)

Trong ý kiến này, độc giả chê X chỉnh sửa nhiều trên cơ thể, không phải là nét đẹp tự nhiên (tiêu chí đẹp tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nhất của những cuộc thi nhan sắc).

- Tên riêng của những nhân vật trong tác phẩm văn học: ngƣời yêu Chí Phèo (Thị Nở) - một nhân vật đƣợc xây dựng với vẻ ngoài thô kệch, xấu xí.

(nguyen thanh huyen – 09/07/2018)

d.Ngữ so sánh.

Các biểu thức so sánh gồm: ngán nhƣ chè, cảm xúc đơ nhƣ một khúc gỗ, lờ

đờ nhƣ cơm đói, trễ xuống nhƣ môi cá trê, hát nhƣ tát vào mặt, bỗ bã nhƣ ngoài chợ (lời thoại) …

Trong đó những tính chất, đặc điểm của đối tƣợng bị chê đƣợc so sánh với những điểm tiêu cực của danh từ ấy.

(88) Thanh Mai diễn đơ cảm xúc nhƣ một khúc gỗ (thanhoang – 11/05/2018)

Trong ý kiến này, so sánh “cảm xúc” với “khúc gỗ” nhằm chê về khả năng

diễn xuất mờ nhạt, một màu của X.

(89) Nam chính mắt lúc nào cũng lờ đờ nhƣ cơm đói ấy (Lê – 06/06/2018)

Ở ví dụ (89) độc giả đang chê về khả năng diễn xuất, “mắt lờ đờ nhƣ cơm

đói” ý muốn nói thiếu sắc thái, cảm xúc và đôi mắt không thể hiện đƣợc

cảm xúc ở những phân cảnh khác nhau (đánh giá kém về năng lực).

e. Từ biểu cảm.

Từ biểu cảm của hành vi chê khác với từ biểu cảm ở hành vi khen. Đó là sự xuất hiện đa dạng của các từ biểu cảm thể hiện cảm xúc đánh giá ở

mức độ cao nhƣ: chồi ôi, trời, ẹc, trời ạ, haizzza, trong đó thán từ “trời”/

“trời ơi” đƣợc sử dụng nhiều nhất và đây là thán từ phổ biến nhất

(90) Trời! Nhan sắc gái Việt xuống dốc, hay do mình già rồi ta? (Lâm Duy – 15/07/2018)

(91) Chồiiii ôi, bà ấy hát mà bà ấy điệuuuuu làm tôi nổi hết da gà da vịt lên luôn á.

(Pisces – 10/04/2018)

Những từ biểu cảm trên đều giàu tính khẩu ngữ và đƣợc phổ biến rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày. Nhờ có các từ biểu cảm trên mà ví dụ (98) trở nên sinh động, dí dỏm và cảm xúc chủ quan đƣợc bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết.

f. Hiện tượng chêm xen từ ngữ nước ngoài

Trong các ý kiến chúng tôi khảo sát có xuất hiện hiện tƣợng này. Cụ thể

các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện nhƣ: Show, V-line, Hotboy, Catwalk, Gym,

Hot girl, Spam, Copy, Diva, Photoshop.

(92) Em nào cũng thừa mỡ, chẳng khoẻ khoắn gì cả, catwalk thì lôi thôi nhƣ đi chợ vậy.

(vitieubao 27/6/2018) (93) photoshop nhiều quá, không đẹp

(Thanh Nguyễn – 18/7/2018)

Các từ tiếng Anh xuất hiện chủ yếu gắn với nội dung nhƣ sau: đánh

giá về hình thức (hotboy, hot girl, photoshop, make up, v – line), danh xƣng

(diva), hoạt động (catwalk).

3.1.2. Trên phƣơng diện phát ngôn.

Trong sự tƣơng đồng về định hƣớng nghiên cứu với chƣơng 2, ở chƣơng này chúng tôi cũng đặt vấn đề tìm hiểu việc biểu thị ý nghĩa khen trong các phản hồi của độc giả trên phƣơng diện mục đích phát ngôn với 4 kiểu câu chính bao gồm: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Dƣới đây là bảng số liệu cụ thể

Bảng 3.1: Khảo sát câu theo mục đích phát ngôn

Câu theo mục đích phát ngôn

Tổng Câu trần thuật Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Số lượng 126 9 02 13 150 Tỷ lệ 84.0 6.0 1.3 8.7 100%

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ câu theo mục đích phát ngôn.

Dựa vào bảng khảo sát cũng nhƣ biểu đồ, chúng tôi xin đƣa ra nhận xét nhƣ sau:

* Cũng tƣơng tự nhƣ hành vi khen, câu trần thuật xuất hiện nhiều nhất.

Độc giả chê tập trung chê về các mảng nhƣ: năng lực, khả năng, ngoại

hình, nhan sắc…Tuy nhiên điểm khác khác biệt trong ý kiến mang ý nghĩa chê, câu trần thuật phủ định đƣợc độc giả lựa chọn và sử dụng là phần lớn.

Cụ thể đƣợc thể hiện qua các từ ngữ phủ định nhƣ: không/ không có/

chẳng….

(94) Thấy Lệ Quyên hát nhạc Trịnhkhông hay có lẽ không hợp. (Hung – 15/01/2018)

Từ phủ định “không” kết hợp với các tính từ “hay”, “hợp”. Hàm ý chỉ năng lực, khả năng ca hát của Lệ Quyên kém. Bên cạnh đó, trợ từ tình thái

“có lẽ” trong trƣờng hợp này giúp cho phản hồi trở nên khách quan hơn và giúp giảm nhẹ mức độ chê cuả độc giả.

(95) 10 năm trở lại đây, tôi chỉ thấy một số ít ca khúc và ca sỹ hay còn lại chỉ nghe một lần rồi thôi, lời hát nhảm nhí không chịu nổi….

Trợ từ tình thái “chỉ” trong trƣờng hợp này có tác dụng nhấn mạnh biểu thị phạm vi đƣợc hạn định (cụ thể là chỉ có một số ca khúc hay và chỉ nghe đúng một lần duy nhất) …Từ đó, có thể thấy đƣợc rõ hành vi chê của độc giả một cách rõ nét.

(96)Tôi chỉ là ngƣời nghe nhạc, không có chuyên môn về âm nhạc cũng không có ý định nói xấu hay chê gì nhƣng quả thực giọng hát ca sỹ Lệ Quyên vừa yếu lại vừa mỏng những đoạn thấp rất không ổn.

(Võ Bình – 15/01/2018)

Trợ từ tình thái “quả thực” có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh thêm cho lời chê “vừa yếu lại vừa mỏng những đoạn thấp rất không ổn”.

* Sau câu trần thuật thì câu cảm thán xuất hiện nhiều thứ hai, bằng việc sử

dụng các tính từ mang cảm xúc tiêu cực nhƣ: nhạt quá, xấu quá, xấu kinh,

khinh khủng thật, lúa quá, quá lỗ, dở tệ… (97) Quá lố!

(Nguyễn Xuân Bách – 24/04/2018)

Thể hiện cảm xúc không hài lòng về một hành động vƣợt quá ngƣỡng cho phép.

(98) Xấu kinh đi đƣợc

(Dƣơng Huyền Anh – 04/04/2018)

Ý kiến trên, mang đậm chất khẩu ngữ, trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất

nhiều cách nói nhƣ vậy, nhƣ: “béo kinh đi đƣợc”, “bẩn kinh đi đƣợc”,

“lắm lời kinh đi đƣợc”…Thƣờng trong những ý kiến này, ngữ điệu sẽ đƣợc kéo dài ở cuối câu và khi nghe chúng ta thƣờng cảm nhận đƣợc sự mỉa mai, không hài lòng với đối tƣợng tiếp nhận.

Câu cảm thán giúp phát huy cao độ đƣợc cảm xúc cá nhân của độc giả tại

thời điểm nói về mặt sắc thái. Do vậy, ý kiến này dễ dàng làm “tổn

thƣơng” ngƣời tiếp nhận nhất. Nguyên nhân là do câu cảm thán thƣờng thiên về cảm xúc và cảm xúc lại do rất nhiều yếu tố khác tác động và chi

nhân của bản thân…. Chính những lý do trên, rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu tính khách quan trong đánh giá khen hay chê một ai đó.

* Tiếp đến là câu nghi vấn. Kết quả khảo sát chúng tôi thu đƣợc cũng tƣơng tự nhƣ ở các phản hồi khen. Câu hỏi chính danh không xuất hiện và chỉ xuất hiện câu hỏi tu từ.

(99) Hoa hậu Việt Nam đây ƣ, một số thì đi trông yếu đuối và trông nhƣ đi chợ vậy?

(Nguyen Van Dung Nguyễn – 27/06/2018)

Hình thức là câu hỏi nhƣng mục đích chính là đang đƣa ra bình luận, đánh giá của bản thân mình, thể hiện thái độ không đồng tình.

* Điểm đặc biệt trong bảng khảo sát ý nghĩa chê đó là sự xuất hiện của câu cầu khiến. Tuy chỉ có 02 phản hồi nhƣng đã thể hiện đƣợc “quyền lực” của

độc giả khi tham gia quá trình tƣơng tác trên.

(100) Làm ơn, đừng có đi copy nữa, tôi không phải ngƣời Hàn. (từ anh quốc – 12/07/2018)

Trong ý kiến này, độc giả sử dụng từ “làm ơn”- một cách nói lịch sự nhằm mong muốn X không nên sao chép của ngƣời khác nữa.

(101) Cấm Trƣờng Giang lên sóng ngay và luôn (nguyentiendung – 19/01/2018)

- Động từ “cấm” thể hiện sự gay gắt khẩn thiết của độc giả dành cho X. Mong muốn chấm dứt việc X xuất hiện trên truyền hình.

3.1.3. Trên phƣơng diện hành động ngôn từ

“Biểu thức ngữ vi chê là những công thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm thực hiện một hành động ở lời chê” [28]. Căn cứ vào việc biểu thị nội dung, thì hành vi chê giống với hành vi khen đều đƣợc chia ra làm: biểu

thức ngữ vi chê trực tiếp (trong đó bao gồm: biểu thức ngữ vi chê tƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa khen – chê trong mục ý kiến bạn đọc của báo vnexpress net (Trang 66 - 91)